Nghề Nghiệp

Ngành điện công nghiệp ? Kỹ năng & Công việc, Mức lương.

Điện công nghiệp tuy không phải là ngành nghề “hot” nhất hiện nay nhưng nhu cầu về nhân lực cho ngành này chưa bao giờ là đủ. Cuộc sống ngày càng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó điện công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy bạn biết gì về ngành điện công nghiệp? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết tất tần tật những thông tin mới nhất về ngành này.

Ngành điện công nghiệp là gì?

Ngành điện công nghiệp là gì?

Điện công nghiệp là ngành nghề đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Từ sản xuất, kinh doanh cho đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày đều cần đến điện công nghiệp. 

Ngành điện công nghiệp giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo nguồn điện vận hành ổn định, hệ thống truyền tải điện an toàn, hợp lý và hiệu quả. Tất cả những điều này nhằm phục vụ tất cả các hoạt động trong đời sống, bao gồm sản xuất công, nông nghiệp, thương mại dịch vụ và dân sinh.

Điện công nghiệp và điện tử công nghiệp có gì khác nhau?

So sánh giữa điện công nghiệp và điện tử công nghiệp

Điện công nghiệp và điện tử công nghiệp nghe tên có vẻ giống nhưng thực tế là hai ngành khác nhau. Nhiều người khi chọn ngành nghề thì vẫn không biết điện công nghiệp và điện tử công nghiệp khác nhau như thế nào. Chúng khác nhau về một số điểm cơ bản sau:

Ngành điện công nghiệp

Trong quá trình học thì sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện. Từ đó, sinh viên sẽ hiểu rõ các kiến thức chuyên ngành để thực hiện thiết kế các hệ thống điện công nghiệp, truyền tải điện, phân phối điện và đưa điện đến đơn vị sử dụng. Những kiến thức trong quá trình học sẽ được áp dụng để xây dựng hệ thống điện trong các nhà máy, doanh nghiệp sao cho đảm bảo an toàn, chất lượng, chi phí hợp lý.

Ngành điện tử công nghiệp

Điện tử công nghiệp là chuyên ngành nhỏ của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, là kết hợp giữa điện tử máy tính và điện tử dân dụng. Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học các kiến thức cơ bản về thiết bị điện, thiết bị điều khiển công nghiệp, cấu trúc máy tính, cài đặt và quản trị mạng.

Ngành điện công nghiệp làm gì sau khi ra trường?

Ngành điện công nghiệp làm gì?

Ngành điện công nghiệp không phải là một ngành mới mẻ nhưng nhu cầu về nhân sự vẫn luôn tăng cao. Do đó, dù là tự học, học nghề hay học đại học chính quy thì sau khi hoàn thành khóa học, tốt nghiệp thì đều có khả năng tìm được việc làm cao. 

Nếu là người có ý chí, chịu khó học hỏi và không ngừng tích lũy kinh nghiệm thì việc được thăng chức lên cấp độ quản lý doanh nghiệp trong thời gian ngắn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, sinh viên sau khi học xong cũng có thể mở cơ sở kinh doanh riêng nếu đủ khả năng và điều kiện kinh tế.

Nếu vẫn còn đang băn khoăn về các cơ hội công việc, học ngành điện công nghiệp thì làm gì, bạn có thể tham khảo một số công việc dưới đây:

  • Tự mở cửa hàng kinh doanh hoặc làm kỹ thuật viên cho các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị, vật tư của ngành điện hoặc điện công nghiệp.
  • Tự mở doanh nghiệp kinh doanh hoặc làm kỹ thuật viên cho các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực điện. Công việc có thể linh hoạt, làm việc tại các công trình, dân dụng, tòa nhà khi có yêu cầu.
  • Tự mở cửa hàng sửa chữa các loại thiết bị điện, máy điện, nhận lắp đặt các loại hệ thống điện…
  • Làm việc tại các nhà máy chuyên sản xuất điện như nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện…
  • Bảo trì, sửa chữa, vận hành, quản lý hệ thống điện cho các công trình, dân dụng, tòa nhà.
  • Vận hành, bảo trì điện công nghiệp trong các khu dân cư, khu công nghiệp và đảm bảo hệ thống chống sét.
  • Tính toán, sửa chữa, vận hành và kiểm tra các thiết bị điện, hệ thống điện.

Cần chuẩn bị gì nếu muốn làm trong ngành điện công nghiệp?

Yêu cầu về nhân sự trong ngành điện công nghiệp

Để tìm được việc làm nhanh chóng sau khi ra trường thì ngay khi còn đi học, các sinh viên ngành điện công nghiệp cần trang bị đầy đủ các kiến thức từ nền tảng đến chuyên ngành và kỹ năng cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Kiến thức nền tảng bao gồm những nguyên lý, nguyên tắc của hệ thống điện. Từ đó mà sinh viên có thể hiểu rõ các kiến thức chuyên ngành, nắm chắc chúng để thực hiện các công việc phân phối, truyền tải và thiết kế điện công nghiệp.

Bên cạnh đó, việc thực hành điện công nghiệp cũng quan trọng không kém. Sinh viên khi ra trường cần phải thực hiện thành thạo các kỹ năng thiết kế và sử dụng các dụng cụ. Ví dụ như đấu nối, lắp đặt các hệ thống điện, sử dụng thiết bị truyền tải điện. Tất cả những điều này đều sẽ phục vụ cho công việc khi đi làm, bao gồm vận hành, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa hệ thống thiết bị điện cho doanh nghiệp, nhà máy, khu dân cư hoặc những thiết bị điện công nghiệp khác.

Ngoài ra, sinh viên học ngành điện công nghiệp còn cần chú ý đến những yêu cầu về sức khỏe và các kỹ năng mềm. Kỹ sư cũng như công nhân điện phải có sức khỏe tốt thì mới có thể đáp ứng được các yêu cầu ngành điện công nghiệp. Khả năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm rất quan trọng khi ngành điện công nghiệp thường xuyên phải kết nối với đồng nghiệp trong suốt quá trình làm việc.

Tương lai của ngành điện công nghiệp ra sao?

Tương lai của ngành điện công nghiệp

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục dạy nghề thì điện công nghiệp hiện là ngành nghề có số lượng trường đăng ký đào tạo nhiều nhất với gần 7.000 chỉ tiêu. Bên cạnh đó, nhân lực cho ngành điện công nghiệp hiện nằm trong top những nghề đang thiếu hụt nhân lực lao động lớn nhất tại Việt Nam.

Lý giải cho sự khan hiếm này là hướng đi phát triển công nghiệp là mũi nhọn, rất được coi trọng trong phát triển kinh tế của quốc gia hiện nay. Tại Việt Nam, chiến lược phát triển công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp đạt 6,5 – 7% trong giai đoạn đến năm 2020 và đạt 7,5 – 8% trong giai đoạn 2021 – 2030. Để đạt được những chỉ tiêu đã đề ra này thì bắt buộc phải có sự gia tăng về quy mô ở các nhà máy hay khu công nghiệp trên toàn quốc. Sự gia tăng này sẽ kéo theo sự phát triển của các hệ thống điện công nghiệp. Đó chính là nguyên nhân khiến tương lai ngành điện công nghiệp không những cần mà là rất cần nhiều lao động có kỹ năng để có thể đáp ứng được quy mô cũng như tốc độ gia tăng trong tương lai.

Mức lương của ngành điện công nghiệp như thế nào?

Mức lương của ngành điện công nghiệp

Mức thu nhập của ngành điện công nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm bằng cấp, khả năng và kinh nghiệm làm việc. Mức chênh lệch giữa các yếu tố này tương đối rõ rệt, cụ thể như sau:

Đối với sinh viên ngành điện công nghiệp mới ra trường, chưa có kinh nghiệm trong làm việc thì mức lương thường sẽ dao động trong khoảng từ 3 – 5 triệu đồng/ tháng. Nhưng sau 1 năm làm việc thì mức lương sẽ tăng lên đến 7 – 10 triệu đồng/ tháng. Về lâu dài, nếu người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề cứng thì mức lương 15 – 20 triệu đồng/ tháng là bình thường.

Ngoài ra, những kỹ sư chuyên ngành điện công nghiệp có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm có thể nhận được mức lương rất cao lên đến hàng nghìn đô khi thành thạo ngoại ngữ. Những người này còn có cơ hội thăng tiến lớn và thường làm việc trong các môi trường chuyên nghiệp ở nước ngoài.

Trường nào đào tạo ngành điện công nghiệp?

Các trường đào tạo ngành điện công nghiệp

Ngành điện công nghiệp học trường nào uy tín, chất lượng là vấn đề được rất nhiều người thắc mắc mỗi khi đến mùa tuyển sinh. Top trường đào tạo ngành điện công nghiệp dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn:

Đại học điện lực

Đây là ngôi trường thuộc top đầu trong lĩnh vực đào tạo các ngành điện, điện tử, điện công nghiệp, điện lạnh. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy khoa học, thiết bị thực hành hiện đại thì đây là ngôi trường mà bạn nên cân nhắc lựa chọn.

Đại học Bách khoa Hà Nội

Nếu bạn có hứng thú với ngành điện công nghiệp và muốn theo học tại một ngôi trường danh giá, Đại học Bách khoa Hà Nội là sự lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc. Khoa điện của trường này là viện đầu tiên được thành lập nên có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, đa số đều được đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài. Hơn nữa, cơ sở vật chất của trường được đầu tư mạnh nên các phòng thí nghiệm, nghiên cứu là những địa điểm thực hành tuyệt vời trong thời gian học.

Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)

Đại học Bách khoa trực thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh là một trong những ngôi trường nổi tiếng hàng đầu về đào tạo ngành điện công nghiệp. Đây là nơi đã mang đến nguồn nhân lực chất lượng cao, có nhiều đóng góp cho quá trình phát triển đất nước. Chương trình giảng dạy của trường được cập nhật liên tục theo xu hướng mới, cải tiến giáo dục, ứng dụng thực tiễn trong quá trình dạy và học, giúp sinh viên khi ra trường có khả năng đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Đây là ngôi trường nằm trong top các ngôi trường đào tạo ngành điện công nghiệp hot nhất hiện nay. Chương trình học của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá đạt tiêu chuẩn AUN-QA. Nhờ sở hữu đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết với nghề cùng trang thiết bị, cơ sở thực hành đầu tư khang trang nên luôn tạo được sự hứng thú với sinh viên trong quá trình học.

Kết luận

Tổng quan về ngành điện công nghiệp trên đây đã cung cấp một số thông tin cơ bản về ngành này. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn. Công nghệ phát triển, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, ngành điện công nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội. Do đó, con đường tương lai đối với ngành điện công nghiệp cực kỳ rộng mở với cơ hội việc làm, mức lương và cơ hội thăng tiến cao. 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *