Phân Tích Kỹ Thuật

Nến Xuyên (Piercing Pattern) là gì? Chiến lược giao dịch với mô hình nến Xuyên

Trong bài viết trước, Dũng đã giới thiệu đến bạn mô hình Mây Đen Che Phủ. Bài tổng hợp hôm nay, mình sẽ tiếp tục phân tích về mô hình Piercing sở hữu tính chất đối lập với Dark Cloud Cover. Vậy mô hình Piercing Pattern là gì? Chiến lược nào để giao dịch thành công với Piercing?

Xem thêm:

Mô hình Piercing Pattern là gì ? 

Piercing Pattern hay mô hình Đường Chọn thường có mặt tại vị trí thấp nhất của mô hình giảm giá. Theo đó, Piercing hình thành từ một cây nến thành phần với phần thân dài, tiếp theo ngay sau đó cây nến tăng hướng lên phía trên.

Mô hình Piercing Pattern là gì?

Mô hình Piercing có tính chất đối ngược với Mây Đen Che Phủ. Theo như hình minh họa có thể thấy rằng nếu 2 nến thành phần trong Piercing lại, kết quả đã tạo thành mô hình nến Hammer (thực chất đây là một nến đơn lẻ đảo chiều).

Như vậy, sau phần giải thích vừa rồi, khái niệm Piercing Pattern là gì đã được làm rõ. Trong mục tiếp theo, bạn sẽ tiếp tục được tìm hiểu về đặc điểm nhận dạng của mô hình này.

Mô hình Piercing Pattern có đặc điểm gì?

Piercing luôn xuất hiện tại đáy của xu hướng giảm giá. Trong đó cây nến đầu tiên có phần thân dài. Nến thứ hai biểu thị mức giá mở cửa cao hơn cây nến thứ nhất, mức chênh lệch giá giữa 2 nến tạo ra một khoảng trống Gap. 

Piercing luôn xuất hiện tại đáy của xu hướng giảm giá

Trong thị trường Forex thường không xảy ra biến động giá lớn nên khoảng trống Gap cũng ít xuất hiện. Do đó, đặc điểm nhận dạng của mô hình Piercing không hoàn toàn giống trong thị trường tài chính nói chung. Cụ thể:

  • Có mặt tại đáy của một xu hướng giảm
  • Nến thứ nhất là một nến giảm với thân dài
  • Cây nến thứ hai, giá mở cửa không phải lúc nào cũng nằm dưới nến thứ nhất tuy nhiên nhất định phải là nến tăng. Đồng thời, giá chốt phiên phải nằm trên ½ so với cây nến đầu tiên.

Mô hình Piercing cho biết diễn biến tâm lý gì của thị trường ? 

Piercing cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm mạnh, cây nến thân dài hình thành khi thị trường vẫn đang đà phấn khích kéo giá đi xuống. Bên bán dường như yếu thế khi chưa thể kiểm soát xu hướng.

Mô hình Piercing cho biết diễn biến tâm lý gì của thị trường? 

Thế nhưng ngay sau đó, thị trường bất ngờ chứng kiến diễn biến đảo chiều mạnh, giá bắt đầu bị kéo đi xa vượt lên 50% so với cây nến thứ nhất. Bởi thị trường đã từ chối giá, bên mua bất ngờ trở lại chi phối thị trường.

Mô hình Piercing xuất hiện cũng chính là lúc trader chưa tham gia thị trường bắt đầu hoài nghi bên bán có đủ lực để làm chủ tình hình. Ở thế ngược lại, trader đã thực hiện lệnh bán cũng đang trong tình thế lo lắng khi giá bất ngờ tăng, không ít nhà đầu tư phải chịu khoản lỗ lớn.

Lưu ý khi giao dịch với mô hình Piercing  

Nhìn chung, Piercing không cung cấp tín hiệu mạnh mẽ như Bullish Engulfing. Vậy nên, nếu áp dụng Piercing bạn cần đánh giá kỹ 4 yếu tố dưới đây.

  • Khi nến thứ hai tăng dài: Nhiều nhà đầu tư đã bị rơi vào bẫy và đang tìm hướng hủy lệnh, lực mua mạnh lên.
  • Nến thứ hai vẫn không ngừng cao thêm so với nến thứ nhất: Khả năng đảo chiều đã định hình rõ ràng hơn. 
  • Thị trường vẫn trong xu hướng giảm: Mô hình tỏ ra uy lực khi đường giá dịch chuyển vào khu vực của vùng quá bán. Trader nên kiểm chứng bằng một số chỉ báo hỗ trợ như RSI, Stochastic.
  • Giá dịch chuyển quanh vùng kháng cự hỗ trợ: Mô hình càng hiệu quả hơn nếu hoạt động tại vị trí ngưỡng kháng cự.

Cách giao dịch với mô hình Piercing 

Tín hiệu mà Piercing cung cấp không thực mạnh. Vì thế nếu chỉ dựa riêng vào mô hình này có nghĩa trader đang khá mạo hiểm. Nếu là một nhà giao dịch khôn ngoan, bạn nên kết hợp với một số công cụ chỉ báo khác nhằm tìm ra luồng tín hiệu phân kỳ.

Cách giao dịch với mô hình Piercing

Song song với đó, bạn cần đánh giá tổng quan toàn bộ mô hình nến chứ không nên chỉ dựa mỗi vào một vài cụm nến.

Thường thì trader có 2 lựa chọn để đặt lệnh giao dịch với mô hình Piercing.

  • Cách thức nhất, trader nên tiến hành đặt lệnh khi nhận thấy nến thành phần thứ hai trong mô hình đã hoàn thiện.
  • Cách thứ hai, để chắc chắn hơn thì trader nên chờ đèn đỏ khi một cây nến tăng nữa hình thành đồng thời đi ra khỏi vùng giá của cây nến đầu tiên. Với cách thứ hai, mặc dù mức lợi nhuận không hấp dẫn bằng cách thứ nhất nhưng rủi ro lại thấp hơn nhiều.

Một số chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư tài chính đã đưa ra lời khuyên về cách xác định điểm cắt lỗ và chốt lời. Theo đó, Piercing sẽ bị phá vỡ khi chính phần đáy trong mô hình này cũng bị phá vỡ. Vì thế, điểm đặt lệnh cắt lỗ phù hợp nhất là tại chính đáy mới vừa hình thành. Còn điểm chốt lời nên đặt tại vùng ngưỡng hỗ trợ phía trên.

Tổng kết 

Mô hình Piercing được xác định là một mô hình đảo chiều nhưng tín hiệu cung cấp không thực sự mạnh mẽ cho lắm. Do đó khi giao dịch với Piercing, trader cần phân tích kỹ lưỡng và kết hợp thêm với việc sử dụng công cụ chỉ báo. Hy vọng sau phần chia sẻ của Dũng, định nghĩa Piercing Pattern là gì đã phần nào được làm rõ.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *