Nghề Nghiệp

Kiến trúc sư là gì? Tại sao nó lại là nghề vừa dễ vừa khó?

Kiến trúc sư đang là một ngành nghề được nhiều người lựa chọn ở xã hội hiện nay. Trong suy nghĩ của nhiều người thì đây là nghề hái ra tiền lại vô cùng nhàn rỗi. Thế nhưng, thực tế liệu có phải như vậy? Tại sao nó lại là nghề vừa dễ vừa khó?

Xem thêm: >> Site Engineer là gì? Kỹ năng & Công việc của Kỹ Sư Công Trình

Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là gì?

Trong thời đại ngày nay, cụm từ kiến trúc sư đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, số người hiểu đúng, hiểu rõ về nghề này không nhiều. Do đó, ngành kiến trúc sư đang là thắc mắc của không ít người, nhất là các bạn trẻ khi đang có dự định lựa chọn công việc này.

Thực chất, kiến trúc sư là người làm công việc thiết kế không gian, thiết kế mặt bằng xây dựng. Họ là những người tạo nên hình thức, cấu trúc của công trình xây dựng. Hoặc họ có thể là người thiết kế quy hoạch của các vùng, các khu dân cư, khu đô thị & cảnh quan đô thị.

Vai trò của kiến trúc sư là hiện thực hóa nhu cầu về không gian sống, không gian làm việc, vui chơi,… của con người thông qua các bản vẽ thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế nội thất,… Họ sẽ chịu trách nhiệm lên ý tưởng, thiết kế kiến trúc công trình, nội thất, cảnh quan,… dựa trên những biện pháp về công năng, tính thẩm mỹ và các yêu cầu kỹ thuật.

Công việc hàng ngày của các kiến trúc sư là gì?

Công việc của các kiến trúc sư là gì?

Ngành kiến trúc sư làm những gì? Công việc chính đó là thiết kế. Tuy nhiên, để ra được bản thiết kế đó, ứng dụng chúng được vào thực tế không chỉ đơn giản ngồi vẽ ra là xong. Nó đòi hỏi các kiến trúc sư cần:

  • Gặp gỡ khách hàng, nắm bắt được chính xác mong muốn, yêu cầu của dự án.
  • Lên phương án, trình bày và đề xuất phương án phù hợp với tiêu chí khách hàng đưa ra.
  • Thực hiện thiết kế bản vẽ cho dự án, công trình xây dựng, tạo ra hình ảnh thông qua phần mềm CAD.
  • Sau khi thiết kế đã được duyệt, kiến trúc sư sẽ phải làm việc với các chuyên gia xây dựng, kỹ sư xây dựng, nhà thầu,… để đưa ra lịch trình thi công phù hợp, đảm bảo đúng tiến độ.
  • Giám sát dự án cho tới khi chúng được hoàn thành để đảm bảo đúng thiết kế, đúng chất lượng.

Những yêu cầu, kiến thức cần có khi muốn trở thành kiến trúc sư

Những yêu cầu, kiến thức cần có khi muốn trở thành kiến trúc sư

Kiến trúc sư là ngành nghề đòi hỏi rất nhiều yếu tố ở người theo đuổi, không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn là sự am hiểu ở các lĩnh vực khác. Cụ thể, yêu cầu của nghề kiến trúc sư gồm:

  • Cử nhân chuyên ngành kiến trúc.
  • Kiến thức về công nghệ xây dựng, quy chuẩn xây dựng.
  • Kiến thức về pháp luật liên quan tới cơ sở hạ tầng, quy chuẩn xây dựng, luật xây dựng.
  • Kiến thức về mỹ thuật, gu thẩm mỹ tốt.
  • Kỹ năng làm việc với các thiết kế 3D.
  • Kỹ năng tư duy trừu tượng để phác họa tốt nhất các ý tưởng trong đầu ra giấy tạo thành bản vẽ.
  • Khả năng sáng tạo để tạo ra cái đẹp, sự độc đáo, nét riêng cho bản thiết kế của mình.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng lời nói và văn bản.
  • Chịu được áp lực công việc, có trách nhiệm trong công việc.
  • Kỹ năng giám sát, quản lý, làm việc nhóm.

Tại sao kiến trúc sư là nghề vừa dễ vừa khó?

Kiến trúc sư đang là một nghề rất hot hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có tỷ lệ người bỏ nghề sớm cao. Tại sao lại vậy?

Cái “dễ” của ngành kiến trúc sư

Theo đuổi ngành kiến trúc sư, bạn sẽ thấy, chúng có những cái “dễ” sau:

Dễ tìm việc làm

Cơ hội việc làm rộng mở

Xã hội ngày một phát triển, kiến thức, hiểu biết của con người ngày một nâng cao. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu về các dự án, công trình kiến trúc gia tăng. Đây chính là cơ hội việc làm rất lớn cho các kiến trúc sư.

Ngay các cử nhân kiến trúc ra trường đã có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau. Điển hình như kiến trúc sư quy hoạch, kiến trúc sư thiết kế nội thất, kiến trúc sư công trình, tư vấn kiến trúc,… Không chỉ có cơ hội làm việc tại các Tổng công ty xây dựng của Nhà nước mà bạn có thể xin vào làm việc trong các công ty làm dịch vụ tư vấn thiết kế thi công lớn, nhỏ trên cả nước. Thậm chí, nếu là sinh viên xuất sắc, bạn còn có cơ hội trở thành giảng viên đại học trường kiến trúc.

Môi trường hoạt động tiện nghi

Công việc chính của kiến trúc sư là thiết kế. Do đó, môi trường làm việc chủ yếu là tại các xưởng thiết kế, văn phòng tư vấn thiết kế khá tiện nghi. Đôi khi, kiến trúc sư sẽ phải đi thực địa, giám sát công trình, … Tuy chúng vất vả hơn một chút nhưng lại tạo cảm giác thích thú, tránh sự nhàm chán khi ở mãi trong văn phòng.

Dễ kiếm được số tiền khủng

Lương của kiến trúc sư thuộc top ngành nghề có thu nhập ở mức cao

Kiến trúc sư lương tháng bao nhiêu? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, lương ngành kiến trúc luôn thuộc top các ngành nghề có thu nhập ở mức cao. Đây cũng chính là một điều thu hút được rất nhiều người dấn thân vào lĩnh vực này. 

Tuy nhiên, kiến trúc sư lương tháng bao nhiêu còn phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của ứng viên, quy mô doanh nghiệp, nơi làm việc,… Cụ thể, thu nhập của các kiến trúc sư mới vào nghề dao động từ 7 – 8 triệu đồng/tháng. Nhưng với các kiến trúc sư giỏi, mức thu nhập sẽ tốt hơn từ 15 – 25 triệu đồng/tháng. Nếu biết thêm tiếng Anh, lương sẽ lại cao hơn, từ 2.000 – 2.500 USD/ tháng. 

Khi đã tích đủ kinh nghiệm, có máu kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể mở công ty, tự làm chủ. Lúc ấy, số tiền kiếm được từ ngành kiến trúc sư này sẽ còn cao hơn rất nhiều.

Cái “khó” của nghề kiến trúc sư

Mới nhìn qua, ai cũng nghĩ kiến trúc sư là nghề ngồi mát ăn bát vàng. Tuy nhiên, chỉ khi dấn thân vào nghề mới thấy rõ nỗi khổ của kiến trúc sư. Cụ thể, đó là gì?

Áp lực sáng tạo

Áp lực sáng tạo trong nghề kiến trúc sư

Kiến trúc sư là nghề đòi hỏi sự sáng tạo, đổi mới rất cao. Bởi chỉ có sáng tạo mới tạo ra được sự độc đáo, ấn tượng trong mẫu thiết kế. Chắc chắn chẳng có khách hàng nào thích công trình của mình sao y, bắt chước công trình người khác. Vì vậy, áp lực sáng tạo là rất lớn, nếu bạn không sáng tạo thì bạn sẽ bị đào thải.

Áp lực thời gian

Để có một tác phẩm kiến trúc được đánh giá cao, bạn có khi phải bỏ ra cả tháng, thậm chí cả năm chứ không phải một vài ngày, vài tuần như một số lĩnh vực khác. Áp lực về thời gian được thấy rõ nhất khi sát đến thời hạn deadline. Để hoàn thành đúng tiến độ, rất nhiều người đã phải ôm cả công việc về nhà. Nhất là khi chỉ vì thay đổi một vài chi tiết trong thiết kế mà phải thay đổi toàn bộ cả quy trình.

Áp lực thời gian kiến nhiều người stress, từ bỏ nghề

Sự cạnh tranh cao

Mỗi năm, số lượng cử nhân tốt nghiệp ngành kiến trúc sư rất lớn. Hơn nữa, trong thời đại mở cửa giao thương như hiện nay có không ít kiến trúc sư giỏi từ nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Như vậy, bạn sẽ phải đối mặt với kiến trúc sư lâu năm lẫn lực lưỡng mới gia nhập thị trường lao động và cả chuyên gia nước ngoài. Chỉ cần chút sơ suất, một sai sót nhỏ cũng có thể kiến bạn dừng chân trong lĩnh vực này.

Có thể thấy, không có nghề gì là ngồi mát ăn bát vàng. Mỗi nghề đều có cái dễ, cái khó riêng, ngành kiến trúc sư cũng vậy. Do đó, bạn cần phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định theo đuổi ngành nghề này, nhất là các bạn nữ. Con gái có nên học kiến trúc hay không tùy thuộc vào việc bạn có sẵn sàng đối mặt với các áp lực cũng như khó khăn của nghề được không.

Kết luận

Như vậy, trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề kiến trúc sư. Cũng như thấy được cái dễ, nỗi khổ trong nghề để đưa ra lựa chọn đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của mình, mang lại niềm vui cũng như gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *