Nghề Nghiệp

Ngành Hán Nôm & Sự trỗi dậy văn hóa cổ phong tại Việt Nam

Với sự phát triển của xã hội thì ngành Hán Nôm không còn thu hút sự học hỏi, tìm tòi từ giới trẻ . Đã từ lâu Hán Nôm không còn là văn tự chính thức của quốc gia nhưng những giá trị mà Hán Nôm mang lại vô cùng to lớn. Hiểu được ý nghĩa Hán Nôm sẽ giúp hiểu rõ hơn về chữ nghĩa của tiếng Việt cũng như văn hóa, truyền thống của người Việt xa xưa. Ngành Hán Nôm có vai trò rất quan trọng không chỉ về văn hóa mà còn đóng góp vào việc tư vấn chính sách! 

Xem thêm

Ngành Hán Nôm là gì?

Chữ Hán Nôm là những ký tự được hình thành dựa trên vào ký tự về chữ Hán cổ đại. Chữ Hán Nôm ra đời với mục đích vừa có thể sử dụng để viết thành chữ Hán tự và có thể dùng như chữ Nôm (nay gọi là chữ Việt).

Chữ Hán Nôm

Chữ Hán Nôm dựa trên những quy tắc, quy luật ghép vần của Trung Quốc và cách ghép chữ của Hán tự. Chữ Nôm do người Việt sáng tạo để cải biến chữ Hán. Ngày xưa các tài liệu, sổ sách, cáo, hịch đều được diễn đạt bằng chữ Nôm và đây cũng là văn tự quốc gia thời bấy giờ.

Hiện nay có rất nhiều trường có dạy ngành Hán Nôm. Vậy ngành Hán Nôm là gì? Đây là một ngành khoa học để các thế hệ sau có thể hiểu rõ hơn về lịch sử và truyền thống văn hóa của dân tộc. Ngành học là sợi dây kết nối giữa truyền thống với hiện đại giúp cung cấp tri thức về lịch sử, văn hóa, ngữ văn và kiến thức cơ bản về Hán Nôm. 

Ngành Hán Nôm sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu và tìm hiểu các kiến thức cơ bản như: Chữ Nôm, Hán văn cơ sở, văn bản Nôm, văn tự học Hán Nôm, các tri thức về Nho giáo, Phật giáo… Bên cạnh đó các quy tắc về Hán văn như nguyên tắc cấu tạo hệ thống văn tự của người Hán, cú pháp..

Sự thịnh hành của chữ Hán Nôm qua các thời kỳ

Chữ Hán Nôm là văn tự chính của nước ta thời bắc thuộc và được sử dụng nhiều trong các triều đại của vua chúa. Ý nghĩa của tiếng Việt sẽ được thể hiện qua các ký tự của chữ Hán.

Chữ Hán Nôm là văn tự chính của nước ta thời bắc thuộc

Vào những năm của thế kỷ thứ 17 chữ Hán Nôm được lưu truyền phổ biến qua những tác phẩm thơ Hàn luật bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật. Các tác phẩm nổi bật đó như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Ngọa long cương (Đào Duy Từ), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông), Bạch Vân am thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Tứ thời khúc vịnh (Hoàng Sĩ Khải), Ngự đề hòa danh bách vịnh (chúa Trịnh Căn),… 

Sang đến những năm của thế kỷ 18 – 19, chữ Hán Nôm xuất hiện rất nhiều trong các bài thơ để nói lên những tiếng lòng thương cảm, xót xa. Những tác giả tạo nên những bài thơ “bất hủ” bằng chữ Hán Nôm như: Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Văn tự Hán Nôm cũng xuất hiện dưới dạng bài thi ca hát nói vào những năm cuối thế kỷ 18-19.

Vào cuối thế kỉ thứ 19 – 20 thì chữ Hán Nôm không còn được dùng phổ biến, thay vào đó là sự xuất hiện và thay thế bởi chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm văn thơ, báo chí, văn bản hành chính đều không còn dùng chữ Nôm mà đều thay bằng chữ Việt hiện tại đang dùng.

Chữ Hán Nôm được sử dụng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20

Hiện nay, chúng ta có thể gặp chữ Hán Nôm tại các đình, chùa, miếu, xin chữ qua các ông đồ,… Tuy nhiên, việc nghiên cứu Hán Nôm đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa cổ phong và lịch sử của dân tộc. 

Tầm quan trọng của ngành Hán Nôm

Tuy chữ Hán Nôm đã không còn được sử dụng như văn tự Quốc gia nhưng ngành Hán Nôm vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Vậy tầm quan trọng của ngành Hán Nôm là gì? 

Hiểu nghĩa chữ Hán Nôm để hiểu sâu về tiếng Việt

Tiếng Việt ra đời dựa vào chữ Hán Nôm vì vậy để hiểu rõ ý nghĩa của tiếng Việt thì chúng ta cần hiểu được gốc gác và tra cứu ra sao. Ví dụ trong Hán Nôm “minh tâm” nghĩa là “sáng lòng”, “u minh” là “mờ mịt”… 

Hiểu được chữ Hán Nôm để hiểu sâu ý nghĩa tiếng Việt

Tuy nhiên, nếu không biết tra cứu thì những học sinh mới tiếp cận chữ Hán có thể hiểu sai nghĩa một số từ. Ví dụ trong từ “minh tâm” thì “minh” nghĩa là “sáng” nhưng “đồng minh” không phải là “cùng sáng” mà là chỉ những người cùng phe phái, cùng hướng đi. Do đó, để hiểu tiếng Việt cần hiểu sâu về ý nghĩa văn tự Hán Nôm. 

Ngành Hán Nôm giúp hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa Việt Nam

Từ trước thế kỷ XX khi chữ Quốc ngữ chưa ra đời thì đa phần tất cả toàn bộ di sản văn hóa Việt Nam đều được lưu lại bằng chữ Hán và chữ Nôm. Do đó, để nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và truyền thống của dân tộc bắt buộc phải hiểu được ý nghĩa của Hán Nôm. 

Chữ Hán Nôm – Huyền thoại về văn hóa, lịch sử dân tộc Việt

Một ví dụ điển hình cho thấy sự quan trọng của ngành Hán Nôm trong nghiên cứu văn hóa cổ đó chính là các công trình của Lê Quý Đôn hay Truyện Kiều. Bởi khi dịch ra chữ Việt thì những tác phẩm này vẫn chưa sát nghĩa, khi đọc và hiểu được bằng chữ Hán Nôm thì mới hiểu thấu đáo cái hay của nó. 

Những sự kiện lịch sử cũng được lưu giữ bằng tài liệu chữ Hán Nôm. Hiện nay, tại một số di tích văn hóa như đình chùa, miếu mạo, vách núi,… chúng ta có thể thấy được những nét chữ Hán Nôm do cha ông để lại. 

Hay nói cách khác, qua chữ Hán Nôm chúng ta có thể hiểu và gìn giữ được văn Đông Á. Tất cả những bài học kinh nghiệm, truyền thống và lịch sử đều được cha ông đúc kết, ghi lại trong những cuốn di sản được biểu đạt bằng chữ Hán Nôm. 

Vai trò của ngành Hán Nôm thời hiện đại

Trong hội thảo “Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại” do Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức đã đề cập đến vai trò của Hán Nôm. Ngành Hán Nôm chính là sự trỗi dậy của văn hóa cổ phong tại Việt Nam, là sự tiếp nối của truyền thống và hiện đại cũng như đóng góp vào việc tư vấn chính sách mới.

Hán Nôm – “Sợi dây” kết nối từ truyền thống đến hiện đại

Hán Nôm là nguồn tư liệu chữ viết sớm nhất và được sử dụng qua nhiều thế kỷ. Đây cũng là chữ viết có chiều dài lịch sử lâu đời với các tài liệu giá trị về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, văn học, nghệ thuật, triết học, tín ngưỡng tôn giáo, ngôn ngữ và cả khoa học – kỹ thuật… 

Hán Nôm – “Sợi dây” kết nối từ truyền thống đến hiện đại

Khi đọc lại những tác phẩm, tư liệu bằng chữ Hán Nôm thì chúng ta mới cảm nhận được bề dày của văn hiến Việt Nam. Từ quá khứ chúng ta sẽ rút ra được những bài học sâu sắc cho hôm nay, dựa vào đó để chọn lọc những yếu tố tích cực và phù hợp với việc phát triển xã hội hiện đại. Đặc biệt, nhờ vào tư liệu viết bằng chữ Hán Nôm mà chúng ta có cơ sở để nghiên cứu, khẳng định và đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – một vấn đề nóng hổi của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.

Chúng ta vẫn có thể đánh thức để Hán Nôm trỗi dậy 

Hiện nay chữ Hán Nôm là văn tự khá xa lạ với giới trẻ, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể “đánh thức” để tiếp nối của văn hóa Hán Nôm. Sự trỗi dậy của văn hóa cổ phong có thể được “hồi sinh” qua môn Ngữ Văn trong trường phổ thông, ngành Hán Nôm tại các trường Đại Học,… Ngoài ra, chúng ta có thể tiếp nối từ truyền thống đến hiện tại cho Hán Nôm qua những nét thư pháp, dấu tích của Hán Nôm in đậm trên các di tích, qua các tác phẩm biểu diễn nghệ thuật hay trong các tín ngưỡng, lễ nghi,… 

Tư vấn chính sách văn hóa dựa vào Hán Nôm

Ngành Hán Nôm có vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho các chính sách văn hóa quốc gia hoặc cho từng địa phương. Dựa vào những tư liệu Hán Nôm chúng ta có thể nhìn nhận ra những bất cập từ đó chỉnh đốn những quan điểm lệch lạc thời kỳ trước đây. 

Tư liệu Hán Nôm giúp điều chỉnh và quản lý văn hóa tốt hơn

Việc nghiên cứu và am hiểu Hán Nôm sẽ giúp chúng ta có thể điều chỉnh và quản lý văn hóa tốt hơn bằng cách thay đổi những tư duy phong kiến, phát triển nét văn hóa là thuần phong mỹ tục. Các di sản bằng chữ Hán Nôm cũng được công nhận và tôn vinh và những hoạt động văn hóa trong các lễ hội truyền thống cũng được quản lý văn hóa tốt hơn. 

Bên cạnh đó, khi hiểu được ý nghĩa Hán Nôm thì chúng ta sẽ hiểu được những văn tự khắc, ghi trên các di tích. Từ đó có kế hoạch trùng tu, tôn tạo di tích và giám định cổ vật, bảo tồn hay trưng bày và triển lãm văn vật có văn tự Hán Nôm.

Theo học ngành Hán Nôm ở đâu?

Từ tầm quan trọng và vai trò của Hán Nôm thì hiện nay đã có một số trường Đại Học đào tạo để có thể tiếp nối và duy trì tinh hoa của văn tự Hán Nôm trong thời đương đại. Tuy nhiên đây là một ngành học khá khó và cũng chưa nhận được sự quan tâm của nhiều bạn theo học.

Học ngành Hán Nôm tại trường nào?

Ngoài ra để giảng dạy thì giảng viên đòi hỏi phải có cái nhìn sâu sắc, am hiểu về chữ Hán Nôm và có dày dặn kinh nghiệm cũng như có trình độ mới có thể đào tạo sinh viên. Hiện nay, các bạn sinh viên có thể theo học ngành Hán Nôm với đội ngũ giảng viên giỏi tại các trường như:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ( Đại học Quốc gia Hà Nội)
  • Đại học Khoa học Huế
  • Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn ( Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh).

Khi theo học ngành Hán Nôm tại các trường chuyên nghiệp thì sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng để tiếp cận và xử lý văn bản Hán Nôm. Sinh viên sẽ đọc hiểu được ý nghĩa các tư liệu, tác phẩm, và minh giải, khai thác văn bản Hán Nôm từ đó sử dụng vào việc nghiên cứu y dược, lịch sử, văn học và địa lý…

Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Hán Nôm

Tuy hiện tại văn tự Hán Nôm không còn là chữ Quốc ngữ tuy nhiên các sinh viên sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Hán Nôm sẽ có cơ hội việc làm vô cùng tiềm năng với vị trí tốt. Từ những kiến thức đã được học tập, trau dồi trên ghế giảng đường các bạn có thể tự tìm tòi, nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ hoặc tham gia vào những công việc liên quan đến chữ Hán Nôm. 

Tốt nghiệp ngành Hán Nôm sẽ làm gì?

Vậy cụ thể khi tốt nghiệp ngành Hán Nôm sẽ làm gì? Bạn có thể tham khảo những công việc sau: 

Những bạn sinh viên xuất sắc sau khi tốt nghiệp có thể tham gia giảng dạy tại những trường đào tạo ngành Hán Nôm. Đặc biệt, những bộ môn chuyên ngành khác như Việt Nam học, Đông Phương học, triết học, lịch sử… cũng liên quan mật thiết với chữ Hán Nôm. Bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển tại những vị trí giảng viên của trường có đào tạo các ngành trên. 

Biên dịch các tác phẩm văn học, lịch sử, y dược, địa lý bằng chữ Hán Nôm chưa được khám phá sang chữ Quốc ngữ. Dịch thuật Hán Nôm là công việc đang rất thịnh hành hiện nay. Mức lương dịch thuật sẽ phụ thuộc vào số lượng tài liệu cũng như độ khó của văn tự mà bạn thực hiện. 

Tốt nghiệp ngành Hán Nôm có thể làm dịch thuật

Bên cạnh đó, những bạn đam mê với Hán Nôm có thể trở thành những nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ học để thẩm định hay tìm kiếm những nguồn sử liệu. Mức lương trung bình của những nhà khảo cổ cũng vô cùng hấp dẫn là từ 15-20 triệu đồng và tăng theo độ hiểu biết, kiến thức và trình độ có được. 

Kết luận

Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể hiểu ngành Hán Nôm: Từ đó biết được vai trò và tầm quan trọng của Hán Nôm trong sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, trong việc lưu giữ và phát triển văn hóa. Bài viết cũng giúp bạn đọc biết trường nào đào tạo ngành Hán Nôm và cơ hội việc làm cho ngành này ra sao!

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *