Nghề Nghiệp

Teaching Assistant là gì? Tìm hiểu về công việc trợ giảng Tiếng Anh

Teaching Assistant hay trợ giảng tiếng Anh là một công việc rất phổ biến hiện nay, phù hợp với sinh viên hoặc các bạn trẻ mới tốt nghiệp đại học có ngoại ngữ tốt. Công việc này mang lại mức thu nhập cao, ổn định đồng thời cũng giúp người lao động cải thiện nhiều kỹ năng khác nhau. 

Teaching Assistant là gì

Teaching Assistant là thuật ngữ chỉ ngành nghề trợ giảng Đây là người đóng vai trò trợ lý, người hỗ trợ, trợ giảng cho giáo viên chính đứng lớp, hoặc phiên dịch cho học viên( nếu giảng viên là người nước ngoài). Đảm nhận công việc Teaching Assistant thường là các bạn sinh viên hoặc các bạn trẻ vừa tốt nghiệp ra trường. 

Teaching Assistant là công việc nhiều bạn trẻ theo đuổi

Tuy nhiên trợ giảng bắt buộc phải có kỹ năng, chuyên môn tốt, xử lý tình huống nhanh nhạy, kiến thức vững vàng để có thể truyền tải kiến thức ngoại ngữ dễ hiểu nhất học sinh. Dù không phải là giảng viên đứng lớp dạy trực tiếp nhưng trợ giảng cũng có những áp lực nhất định trong công việc. 

Nếu có vấn đề hoặc sự cố xảy ra trong lớp học, thì trợ giảng chính là người bị phàn nàn, khiển trách nhiều nhất. Vì vậy trợ giảng cần trau dồi kiến thức chuyên môn thường xuyên và biết cách truyền tải kiến thức cho học viên sao cho dễ hiểu nhất. Với thông tin, chắc chắn nhiều người đã hiểu hơn về Teaching Assistant 

Những công việc chính của trợ giảng

Khối lượng công việc của Teaching Assistant khá lớn, đòi hỏi nhân viên phải chăm chỉ và nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ :

  • Hỗ trợ giáo viên, giảng viên tổ chức các hoạt động lớp học.
  • Thông báo lịch học cho học viên, sinh viên.
  • Nhắc nhở học viên tập trung chú ý trong lớp học, giúp giảng viên khuấy động không khí lớp học.
  • Quản lý hồ sơ học viên, trao đổi thông tin chi tiết với học viên hoặc phụ huynh học viên về các bài giảng.
  • Hỗ trợ chấm bài cho học viên.
  • Hỗ trợ chuẩn bị tài liệu, bài giảng, công cụ dụng cụ dành cho lớp học.
  • Cập nhật kết quả học tập của học viên cho phụ huynh.
  • Trao đổi thông tin với đội ngũ tư vấn về trình độ học viên để mời học viên tham gia các khóa học khác khi khóa học cũ sắp kết thúc (đối với các trung tâm ngoại ngữ).

Trợ giảng cần hỗ trợ học viên rất nhiều

Điều kiện trở thành Teaching Assistant là gì

Không phải bất cứ cũng có thể trở thành Teaching Assistant. Nếu muốn đảm nhiệm công việc nghề Teaching Assistant, bạn cần hội tụ đủ những điều kiện sau :

  • Có kiến thức kỹ năng chuyên môn tốt, đối với trợ giảng ngôn ngữ cần nghe, nói, đọc, viết ngoại ngữ tốt, có thể phiên dịch nhanh cho giảng viên.
  • Giao tiếp tốt, có thể phối hợp tương tác hiệu quả với giảng viên.
  • Nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, tự tin khi đứng trước đám đông, năng động, tự tin, yêu thích lĩnh vực giáo dục, có kỹ năng thuyết trình. 
  • Có kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ, có thể giải quyết mọi vấn đề độc lập cũng như có khả năng làm việc nhóm hiệu quả.
  • Ngành Teaching Assistant yêu cầu người lao động có kinh nghiệm giảng dạy, ưu tiên nhân sự có nghiệp vụ sư phạm.
  • Ưu tiên nhân sự có các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS, TOEIC, TOEFL.
  • Đối với công việc trợ giảng tiếng anh cho lớp trẻ em, thì trợ giảng cần kiên trì, cẩn thận cũng như hòa đồng, thân thiện, gây ấn tượng tốt cho trẻ. 
  • Có kỹ năng quản lý thời gian, điều động lớp học.
  • Có khả năng quan sát cũng như đánh giá tổng quát tốt.

Nhân viên Teaching Assistant trợ giảng sẽ được đào tạo cơ bản trong một thời gian ngắn trước khi bắt đầu chính thức vào công việc. 

Trợ giảng có thể phải phiên dịch cho học viên

Lợi ích của công việc Teaching Assistant 

Công việc trợ giảng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi có thể đem lại vô vàn lợi ích như :

Mức thu nhập cao, ổn định

Tùy theo kinh nghiệm cũng như năng lực cá nhân mức thu nhập của một trợ giảng cũng sẽ có sự khác biệt khá lớn. Đối với những trợ giảng tại các trung tâm ngoại ngữ làm việc part time có thể nhận 30.000-50.000 đồng/giờ tùy theo khối lượng công việc. Trợ giảng làm full-time sẽ nhận được mức thu nhập từ 6-10 triệu đồng/tháng. 

Trợ giảng có mức thu nhập khá tốt

Thu nhập của trợ giảng cao hơn so với một số công việc chân tay khác như phục vụ bàn, tiếp thị… Mức lương trợ giảng được xem là khá hấp dẫn trên thị trường lao động đặc biệt đối với các bạn sinh viên, người mới ra trường.

Công việc có nhiều trải nghiệm thú vị

Đến với công việc trợ giảng, bạn có cơ hội trau dồi kỹ năng giao tiếp, trở nên sôi nổi hoạt bát hơn. Teaching Assistant sẽ là cầu nối giữa học viên và giáo viên, giúp hai bên tương tác với nhau hiệu quả hơn. Trợ giảng cũng sẽ phải là người tham vấn cho giảng viên về nội dung bài giảng sắp tới, thông tin về điểm mạnh điểm yếu của học viên để tổ chức lớp học hiệu quả hơn. 

Nếu là trợ giảng tiếng Anh bạn có cơ hội trau dồi ngoại ngữ. Tính chất công việc của nghề Teaching Assistant cũng giúp bạn rèn luyện tính cẩn thận thận, sắp xếp công việc hợp lý, ứng biến tốt khi có sự cố xảy ra. Công việc ngành Teaching Assistant tuy nhẹ nhàng, ít vất vả hơn so với các công việc chân tay nhưng sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn. Bù lại bạn sẽ có cơ hội khám phá những trải nghiệm mới mẻ, những khả năng tiềm ẩn trong mình. 

Học cách đối mặt với áp lực

Nhiều người vẫn chưa có cái nhìn thật sự thấu đáo về nghề Teaching Assistant. Họ cho rằng đây là công việc đơn giản, không phải sử dụng tay chân mà mức lương và cơ hội lại cực kỳ lớn. Tuy nhiên đây thật chỉ sự chỉ là bề nổi của sự việc. 

Thứ mà người làm Teaching Assistant phải đánh đổi đó là áp lực và những trách nhiệm. Đây là một trong những tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng khi ứng tuyển vào vị trí này. Mặc dù không trực tiếp đứng lớp nhưng trợ giảng đôi khi cũng tham gia vào việc giảng dạy cho học sinh, sinh viên, chấm điểm và tham gia vào các dự án học tập khác. 

Trợ giảng là vị trí cũng gặp nhiều áp lực 

Có thể nói họ là những người chịu trách nhiệm trực tiếp cho kết quả học tập của học viên và thậm chí là cả những vấn đề khác xảy ra trong lớp học. Những áp lực mà người trợ giảng đang gánh vác cũng không hề thua kém giảng viên, giáo viên. Nhưng từ đây họ có thể học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm cho tương lai sau này. 

Mở rộng cơ hội việc làm 

Khi đã có nền tảng giáo dục, thì việc xây dựng lộ trình từ vị trí trợ giảng lên làm giáo viên chính thức không hề phức tạp như tưởng tượng. Trong suốt quá trình làm việc trợ giảng sẽ có rất nhiều cơ hội để học hỏi, cải thiện kỹ năng mềm. Thêm nữa, họ còn được trực tiếp quan sát người giảng viên đứng lớp để học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy.

Nếu kiên trì làm việc ở trường hoặc ở trung tâm người trợ giảng còn được cất nhắc lên vị trí giáo viên chính thức. Chính vì vậy, hãy luôn thể hiện mặt tốt nhất của mình trong công việc vì cơ hội việc làm có thể xuất hiện một cách vô cùng bất ngờ. 

Kỹ năng cần thiết của Teaching Assistant

Để hoàn thành tốt công việc thì kỹ năng của Teaching Assistant cũng phải được tôi luyện qua thời gian. Một số nhóm kỹ năng cơ bản cần phải có bao gồm: 

Kiến thức giảng dạy 

Đây chắc chắn là kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng yêu cầu ở những ứng viên vị trí Teaching Assistant. Để trở thành trợ giảng chính thức ở bất kỳ đơn vị giáo dục này, ứng viên cần phải có kiến thức chuyên môn về môn học mà mình dạy. Hơn nữa trình độ phải từ bậc khá trở lên để có thể nắm chắc các kiến thức cơ bản. 

Ví dụ như để trở thành trợ giảng tiếng Anh, trình độ ngoại ngữ phải đạt được tới mức có thể giao tiếp với người nước ngoài một cách thành thạo. Hiểu rõ ngữ pháp để truyền tải cho học viên. Nếu không có kinh nghiệm, ít nhất phải có chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên. 

Người trợ giảng phải có kiến thức chuyên môn 

Kỹ năng giao tiếp 

Ở các trung tâm người làm việc với học sinh, phụ huynh không hẳn là giáo viên chính thức mà trợ giảng mới là bộ mặt chính của lớp học. Họ chính là người hằng ngày liên lạc với phụ huynh, học sinh để giải đáp hầu hết những thắc mắc, yêu cầu về tình hình học tập thường xuyên của học viên.

Không những vậy trợ giảng còn là cầu nối giao tiếp thường xuyên giữa giáo viên chính trong lớp để nắm bắt tình hình cụ thể của từng học sinh trong lớp. Điều này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt, sự kiên nhẫn để quá trình trao đổi diễn ra hiệu quả. 

Kỹ năng này không chỉ phục vụ cho công việc Teaching Assistant mà còn giúp chúng ta trở nên tự tin, chuyên nghiệp hiệp hơn cho những việc khác. Người khéo ăn nói sẽ không bao giờ bị thiệt. 

Kỹ năng quản lý 

Teaching Assistant là người trực tiếp theo giáo viên quản lý lớp học, ổn định lớp trước khi vào tiết. Do đó, họ cần phải có khả năng quan sát lớp thật tốt, kịp thời ứng phó khi có tình huống bất ngờ xảy ra. 

Ngoài ra, trong quá trình diễn ra buổi học sẽ có những lúc không khí bị trùng xuống vì có vài học sinh không chịu tham gia. Đây là lúc Teaching Assistant thể hiện kỹ năng điều động lớp, khuấy động bầu không khi, tạo cảm hứng học tập. Nhờ vậy mà buổi học diễn ra hiệu quả hơn. 

Kỹ năng quan sát đánh giá

Khi đánh giá năng lực của học viên, giáo viên cũng cần đến sự trợ giúp của Teaching Assistant để đưa ra kết quả toàn diện và khách quan nhất. Vậy nên trong mỗi buổi học trợ giảng cần chú ý quan sát đến từng thành viên trong lớp học. Việc quan sát sẽ giúp người trợ giảng nắm được liệu học sinh biết đến đâu, có đang gặp khó khăn gì không để đưa ra giải đáp kịp thời. 

Ở một số đơn vị giáo dục, trợ giảng cũng được thử sức ở việc chấm bài. Công việc này có thể đánh giá được phần nào năng lực học tập của từng học viên, khả năng học nhanh hay châm. Từ đó trao đổi lại với học viên, phụ huynh và đưa ra biện pháp điều tiết bài giảng sao cho một cách hợp lý nhất. 

Trợ giảng giỏi có thể được cất nhắc lên vị trí giảng dạy chính 

Những kinh nghiệm hay dành cho Teaching Assistant

Để trở thành Teaching Assistant chuyên nghiệp hoặc những ai mới lần đầu thử sức ở công việc này cũng nên biết một số kinh nghiệm cơ bản:

  • Phong thái chuyên nghiệp, ăn mặc chỉnh tề và chú ý cách ăn nói ứng xử với học viên 
  • Chủ động củng cố lại bài học để giúp học viên hiểu kỹ hơn, đặc biệt là đối với những ai học chậm
  • Giữ kỷ luật tuyệt đối để tất cả học viên trong lớp phải nghiêm túc
  • Không ngừng trau dồi kiến thức môn học để không bị tụt hậu
  • Nghiêm túc với công việc 

Kết luận

Teaching Assistant là công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn bên cạnh kiến thức nghiệp vụ. Để ứng tuyển vào vị trí này thì ứng viên phải tìm hiểu kỹ công việc, không ngừng trau dồi kỹ năng của bản thân.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *