Nghề Nghiệp

Nghề Headhunter: Tìm hiểu nghề Headhunter

Nghề Headhunter chắc hẳn vẫn còn xa lạ đối với nhiều người tuy nhiên với các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng thì nghề này đang rất được quan tâm. Cụ thể đây là nghề “mai mối” giữa nhân lực với nhà tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu việc làm cho cả hai. Vậy Headhunter có những đặc thù gì, cần những tố chất gì để trở thành Headhunter giỏi?

Nghề Headhunter là gì?

Nghề Headhunter là gì?

Nghề Headhunter là gì? Headhunter còn được gọi là “nghề săn đầu người” hoặc nghề “mai mối” nhân lực cho các nhà tuyển dụng của doanh nghiệp. Hay nói cách khác Headhunter chính là chuyên viên tuyển dụng cấp cao làm trong ngành dịch vụ tư vấn, tuyển dụng nhân sự dựa vào nhu cầu của các công ty. 

Headhunter chính là chuyên viên tuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệp

Headhunter đóng vai trò là cầu nối giữa nhân tài và các doanh nghiệp. Nghề Headhunter xuất hiện giúp các ứng viên đang tìm việc làm và doanh nghiệp đang kiếm nhân tài có thể tìm được “một nửa hoàn hảo” nhanh nhất.

Trong bối cảnh nhu cầu tuyển dụng càng cao, thị trường Việt Nam càng thu hút sự đầu tư của các tập đoàn quốc tế lớn thì nhu cầu về nhân sự cao cấp đang ngày càng cao hơn. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các vị trí chủ chốt có kinh nghiệm. Và nghề Headhunter đã trở thành dịch vụ “cứu cánh” đáp ứng nhân lực cho nhiều công ty.

Công việc của nghề Headhunter là gì? 

Headhunter là người giới thiệu các ứng viên tiềm năng có kinh nghiệm đến với các nhà tuyển dụng. Vậy cụ thể công việc của nghề Headhunter là gì?

Mỗi Headhunter thuộc các công ty khác nhau hay hoạt động độc lập đều sẽ có cách làm việc riêng. Tuy nhiên, công việc của nghề Headhunter có đặc điểm chung như sau:  

Công việc của nghề Headhunter là gì? 

  • Khi nhận được thông tin tìm kiếm nhân lực từ cách doanh nghiệp thì Headhunter sẽ tìm kiếm thông tin để hiểu về vị trí việc làm đáp ứng được nhu cầu đăng tuyển của doanh nghiệp.  
  • Headhunter sẽ tìm hiểu đặc thù của doanh nghiệp như: mảng kinh doanh chính, vị trí tuyển dụng sẽ làm những công việc gì,… để tìm kiếm ứng viên phù hợp. 
  • Những ứng viên tiềm năng sẽ được lựa chọn và Headhunter sẽ trao đổi trước qua điện thoại để phỏng vấn sơ bộ từ đó đánh giá năng lực ứng viên. 
  • Sau khi Headhunter đánh giá năng lực ứng viên sơ bộ sẽ gửi hồ sơ chi tiết và bản đánh giá cho doanh nghiệp.
  • Ứng viên đạt yêu cầu công việc cơ bản của doanh nghiệp sẽ được liên hệ đặt lịch phỏng vấn trực tiếp. 
  • Ứng viên đỗ phỏng vấn và hài lòng với mức lương, chế độ đãi ngộ cũng như công việc của doanh nghiệp sẽ được liên hệ lại hẹn lịch đi làm. 
  • Thư mời thử việc sẽ được doanh nghiệp gửi cho cả ứng viên và Headhunter.

Headhunter đóng vai trò là cầu nối giữa nhân tài và các doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa Headhunter và HR

Các doanh nghiệp vừa và lớn đều sẽ có một bộ phận chuyên trách về tuyển dụng nhân sự là HR (viết tắt của Human Resource – nguồn nhân lực). Cả hai đều có chung mục đích là tìm kiếm các ứng viên nhân tài đáp ứng nhu cầu công việc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là hai nghề có đặc thù hoàn toàn khác nhau, cụ thể sự khác biệt giữa Headhunter và HR như sau:

Khác biệt giữa Headhunter và HR là gì?

HR là những người chịu trách nhiệm về nhân sự cho tổ chức, doanh nghiệp, họ sẽ phụ trách 2 mảng chính là quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực. Công việc của vị trí HR, bạn cần xác định rõ yêu cầu công việc của HR là tìm kiếm ứng viên, lên chiến lược nhân sự, quản lý hành chính cũng như quản lý các chính sách lao động của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, HR chỉ tuyển dụng ứng viên cho doanh nghiệp mà họ đang công tác. Đặc biệt ngoài việc tìm kiếm nhân tài thì HR còn phải duy trì, bồi dưỡng nguồn nhân lực thông qua các chính sách và công tác quản lý của doanh nghiệp.

HR chỉ tuyển dụng ứng viên cho doanh nghiệp mà họ đang công tác

Tuy nhiên, nghề Headhunter thì lại khác, Headhunter làm việc cho công ty “săn đầu người”. Công việc chính của Headhunter là tuyển dụng nhân sự các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm nhân tài.

Khi ứng viên đã trúng tuyển thì Headhunter vẫn tiếp tục theo dõi ứng viên xem doanh nghiệp có hài lòng với nhân sự này không và ứng viên có thấy công việc phù hợp không. Trường hợp 1 trong 2 bên chưa hài lòng thì Headhunter cần tìm ra nguyên nhân để đưa ra giải pháp phù hợp cho cả ứng viên lẫn khách hàng.

Headhunter tuyển dụng ứng viên cho các doanh nghiệp đang tìm nhân sự

Mức lương khủng của Headhunter

Nghề Headhunter có thể nói khá gian nan và đầy thử thách bởi để tìm được ứng viên đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp sẽ phải mất từ 5 – 6 tuần. Bên cạnh đó, khi làm việc của Headhunter thì sẽ phải thu nhập các thông tin của doanh nghiệp cũng như thông tin cá nhân, hồ sơ của ứng viên. Vì vậy, các Headhunter cần phải tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, giữ bí mật thông tin cho khách hàng và ứng viên.

Mức lương nghề Headhunter khá cao

Nghề Headhunter khá thử thách vậy lương Headhunter? Mức lương nghề Headhunter khá cao và lương sẽ phụ thuộc số năm kinh nghiệm. Cụ thể:

  • Với Headhunter chưa có kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm dưới 1 năm thì lương nghề Headhunter khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Với các Headhunter có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm thì lương dao động từ 10 – 17 triệu đồng/ tháng.
  • Headhunter có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên thì lương rất cao từ 1.000 đôla/tháng trở lên. 

Bên cạnh mức lương cứng trên, các chuyên gia “săn đầu người được” còn được hưởng hoa hồng dựa vào doanh số. Mức này tính bằng 10 – 20% tổng chi phí khách hàng phải chi trả cho công ty tìm kiếm việc làm. Hoa hồng dành cho Headhunter khá cao rơi vào khoảng 2 – 5 tháng lương cứng.

Tầm quan trọng của Headhunter với doanh nghiệp

Nghề Headhunter có vai trò rất quan trọng, đây là nguồn tìm kiếm nhân tài giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian cho việc tuyển dụng. Vậy tại sao các doanh nghiệp vẫn phải tìm đến công ty Headhunter trong khi đã có bộ phận HR? 

Headhunter – giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên tài năng

Bộ phận nhân sự HR kiêm khá nhiều công việc hành chính nhân sự cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, đôi khi vẫn hạn chế trong việc tìm được ứng viên cấp cao hoặc những ứng viên đáp ứng được yêu cầu công việc. 

Thông thường các ứng viên phù hợp với vị trí cấp cao thường khá kín tiếng rất ít khi “rải” hồ sơ ứng tuyển trên các website việc làm hay trang web của doanh nghiệp. Về mặt quen biết thì nghề Headhunters có mạng lưới quan hệ rộng hơn so với HR nội bộ. 

Với các mối quan hệ đó các Headhunter sẽ biết được phương pháp tiếp cận các ứng viên tiềm năng một cách chuyên nghiệp nhất và có sức thuyết phục nhất. Chính vì vậy, nghề Headhunter chính là giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp tìm được ứng viên tài năng một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.

Những kỹ năng để trở thành một Headhunter giỏi

Với mức lương cực khủng và đóng vai trò khá quan trọng trong việc tìm kiếm nhân tài cho các doanh nghiệp thì nghề Headhunter cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu. Nghề Headhunter hội tụ đầy đủ các kỹ năng của một HR, một chuyên viên tư vấn, một lập trình viên xử lý công nghệ:

Làm thế nào để thành công trong nghề Headhunter?

Nghề Headhunter – Cần hội tụ kỹ năng của một chuyên viên tư vấn

Khi nhắc đến kỹ năng để trở thành một Headhunter giỏi thì họ cần phải hội tụ đầy đủ những tố chất của một chuyên viên tư vấn. Một Headhunter chuyên nghiệp cần có ít nhất 3 kỹ năng thiện xạ như giao tiếp tốt, kiến thức về kinh tế ngành và am hiểu về con đường sự nghiệp của mỗi ứng viên.

Để trở thành một Headhunter giỏi cần phải có tố chất của chuyên viên tư vấn

Khi có khả năng giao tiếp tốt thì Headhunter sẽ có thể trình bày suy nghĩ cũng như truyền tải những đặc thù về công việc một cách rõ ràng và một cách thuyết phục đến người nghe. Khi nói chuyện mạch lạc, rõ ràng thì các ứng viên mới có thể tin tưởng vào giá trị hữu ích của Headhunter.

Tuy nhiên để có thể thuyết phục được ứng viên thì Headhunter cần phải trang bị các kiến thức về kinh tế ngành, đặc thù công việc của từng ngành cũng như mô hình doanh nghiệp. Khi có hiểu biết sâu về ngành nghề thì Headhunter mới có thể kết hợp với nhu cầu công việc của các ứng viên hướng đến.

Nghề Headhunter cần hiểu rõ kiến thức ngành để tìm ứng viên tiềm năng

Những kỹ năng này đóng vai trò quyết định sự thành công của nghề Headhunter. Dựa vào kỹ năng của một chuyên viên tư vấn thì Headhunter mới có thể cung cấp những thông tin về doanh nghiệp, tình hình tuyển dụng chung trên thị trường đối với vị trí cần tuyển từ đó đưa ra giải pháp phù hợp cho ứng viên cũng như doanh nghiệp.

Vì vậy, để trở thành một Headhunter giỏi thì họ cần thường xuyên cập nhật các thông tin kinh tế, xu hướng phát triển của từng ngành, mức thu nhập từng nghề,… Từ đó đưa ra được những lời khuyên hữu ích cho các ứng viên cũng như doanh nghiệp. 

Nghề Headhunter phải có kỹ năng của chuyên gia công nghệ, xử lý dữ liệu

Bên cạnh những kỹ năng của một chuyên viên tư vấn tài ba thì nghề Headhunter còn phải hội tụ những kinh nghiệm của chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, xử lý dữ liệu. Bởi trong thời đại công nghệ 4.0 nếu không nhanh chóng chạy đua cung ứng nhân tài thì bạn sẽ trở thành người đến sau các hãng tuyển dụng khác.

Nghề Headhunter cần biết phân tích, xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng

Do đó, một Headhunter cần phải biết phân tích, xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng. Một Headhunter xuất sắc chỉ cần mất 1 phút để xử lý 2 CV điều này có nghĩa là một ngày họ sẽ họ phải xử lý đến ít nhất vài trăm CV. 

Vì vậy, Headhunter cần áp dụng công nghệ để nâng cao tính chính xác cũng như rút ngắn thời gian khi “săn nhân tài”. Khi biết tận dụng thuật toán cũng như trí tuệ nhân tạo sẽ giúp Headhunter tìm kiếm và phân tích ứng viên phù hợp cho vị trí ứng tuyển của doanh nghiệp nhanh chóng.

Ứng dụng công nghệ giúp Headhunter tìm kiếm được ứng viên nhanh chóng

Việc ứng dụng công nghệ và mạng xã hội sẽ giúp Headhunter kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng dễ dàng và hiệu quả hơn. Các thuật toán được sử dụng để tìm kiếm CV, phân tích và xử lý dữ liệu được áp dụng trong nghề Headhunter như trí tuệ nhân tạo, Chatbot,…

Đây là những nền tảng không thể thiếu hỗ trợ người làm Headhunter “săn nhân tài” thành công. Ngoài ra, để trở thành một Headhunter cũng phải chịu được áp lực cao thì một ngày phải xử lý hàng trăm cái CV và đối mặt với những ứng viên đột ngột từ chối offer letter. 

Kết luận

Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu được rõ nét nghề Headhunter là gì? Đặc thù công việc của Headhunter cũng như mức lương nghề Headhunter và những kỹ năng để trở thành một chuyên viên “săn đầu người” giỏi. Từ đó có thể tìm kiếm được mục tiêu và trở thành một Headhunter xuất sắc!

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *