Tiền Điện Tử

Cardano (ADA) là gì? Tìm hiểu toàn tập về đồng ADA

Nhắc đến tiền điện tử, phần đông trong chúng ta thường chỉ nghĩ đến đồng BitcoinETH. Tuy vậy, thị trường giao dịch tiền điện tử hiện nay đã xuất hiện vô số loại token mới. Trong số này phải kể Cardano (ADA). Vậy bạn có biết chính xác Cardano (ADA) là gì? Nó có cách thức vận hành ra sao? 

Cardano (ADA) là gì?

Cardano (ADA) là gì? 

Bạn muốn hiểu rõ về Cardano (ADA) ? Vậy phần tổng quan kiến thức sau đây chắc hẳn sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho thắc mắc trên.

Cardano là gì?

Cardano hiểu đơn giản là hệ thống nền tảng Blockchain sở hữu nhiều đặc điểm ưu việt tạo môi trường giao dịch thuận lợi. Theo đó, thế hệ Blockchain này có thể mở rộng và thực hiện bảo mật dựa vào nhiều lớp.

Cardano là hệ thống nền tảng Blockchain sở hữu nhiều đặc điểm ưu việt tạo môi trường giao dịch

Tương tự như Ethereum, Cardano cũng cung cấp một số dạng hợp đồng thông minh. Không chỉ đơn thuần như một loại tiền mã hóa, mà Cardano còn đóng vai trò như nền tảng công nghệ cho phép một ứng dụng tài chính hoạt động trên chính nền tảng này. Những ứng dụng chạy trên Cardano có thể đến từ cá nhân, tổ chức hoặc bất kỳ chính phủ nào.

Bên cạnh đó/ Cardano còn hỗ trợ cả ứng dụng hoạt động theo dạng phi tập trung, dịch vụ độc lập không chịu sự quản lý của bất kỳ bên nào. 

Lịch sử hình thành và phát triển của Cardano 

Dự án Cardano lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng vào năm 2015 dưới sự đỡ đầu của công ty IOHK tại Hồng Kông. Trong giám đốc điều hành Charles Hoskinson từng là người đồng sáng lập của Ethereum và cả BitShares.

Dự án Cardano lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng vào năm 2015 dưới sự đỡ đầu của công ty IOHK

Cardano xây dựng dựa trên ý tưởng hình thành một nền tảng Blockchain có tính ưu việt hơn, có khả năng khắc phục yếu điểm của các Blockchain đi trước như Bitcoin và Ethereum. Giao dịch thực hiện trên đó đảm bảo cả yếu tố về tốc độ và chi phí, tất cả đều ưu việt hơn so với những Blockchain trước đây.

Cũng theo lời của Hoskinson, nền tảng Cardano chính là giai đoạn hình thành thứ 3 của mạng lưới Blockchain toàn cầu. Vì thế nó có tính hoàn thiện hơn so với Bitcoin và Ethereum là 2 giai đoạn sơ khai của Blockchain. 

Sau đợt kêu gọi vốn đầu tư diễn ra lần đầu vào năm 2016, dự án Cardano đã thu được 62 triệu USD. Đến tháng 10/2017, token ADA đại diện cho Blockchain Cardano chính thức niêm yết trên sàn Bittrex.

Giai đoạn phát triển của Cardano

Cardano cần trải qua 5 giai đoạn phát triển cơ bản từ Byron Voltaire

Theo như đội ngũ xây dựng dự án thì Cardano cần trải qua 5 giai đoạn phát triển cơ bản từ Byron Voltaire.

  • Giai đoạn Byron: Thời kỳ đầu tiên trong giai đoạn phát triển của Cardano. Ở thời kỳ này, việc lan tỏa cộng đồng và phát hành token ADA đã được đẩy mạnh. Đồng thời, mạng lưới duy trì bởi note chỉ đỉnh.
  • Giai đoạn Shelly: Hệ thống lúc này đã hoàn thiện theo hướng phi tập trung hơn, staking lúc này đã hình thành.
  • Giao dịch Goguen: Hợp đồng thông minh và sidechain tích hợp thêm vào mạng lưới. Từ đó tạo điều kiện cho nhà phát triển xây dựng Dapps trên chính hệ thống của Cardano.
  • Giai đoạn Basho: Thời điểm khả năng mở rộng, tương tác với mạng lưới Blockchain bắt đầu hoàn thiện.
  • Giai đoạn Voltaire: Đây là giai đoạn hoàn tất của mạng lưới. Khi đó, người tham hệ thống đã có thể voting, tác động để mạng lưới phát triển hoàn thiện hơn.

ADA Coin

Bạn cần phân biệt rõ giữa Cardano và ADA. Cụ thể thì Cardano là tên của mạng lưới Blockchain hỗ trợ người dùng gửi, nhận tiền. Còn ADA lại chính là loại tiền tệ đại diện cho Blockchain Cardano. 

Vào cuối năm 2017, loại token này đã chính thức phát hành ra thị trường. Đơn vị nhỏ nhất của ADA là Lovelace (1 Lovelace = 1/105 ADA). Mặc dù chưa thể so sánh với BTC hay ETH nhưng ADA cũng thuộc nhóm tiền điện tử có khối lượng giao dịch khá lớn trên thị trường.

Cơ chế hoạt động của Cardano

Muốn biết Cardano hoạt động theo cơ chế như thế nào, trader cần nắm rõ thuật toán sử dụng và từng lớp cấu trúc của mạng lưới này.

Thuật toán sử dụng 

Cardano phát triển dựa trên thuật toán Ouroboros – Proof of Stake. Theo đó, nhóm người thực hiện giao dịch sẽ chính là người xác thực. Bên xác nhận đóng băng một lượng ADA coin còn gọi là stake.

Cardano phát triển dựa trên thuật toán Ouroboros – Proof of Stake

Người xác thực tiến hành xác minh giao dịch càng nhiều thì phần thưởng họ nhận thêm lại càng lớn. Giá tiền thưởng sẽ tỷ lệ với tỷ lệ phần trăm cổ phần.

Thuật toán Ouroboros nhìn chung thân thiện hơn so thuật ngữ PoW mà nền tảng Bitcoin đang sử dụng. Bởi nó không yêu cầu thiết bị vận hành phải tiêu tốn nhiều điện năng, phí giao dịch cũng thấp hơn. Ngoài ra Ouroboros cũng cho phép mọi người tham gia mạng lưới đều có tìm kiếm phần thưởng.

Cấu trúc 2 lớp 

Cardano hình thành trên thuật toán Ouroboros, bao gồm 2 lớp cấu trúc (lớp CSL và CLL).

Lớp CSL

CSL đóng vai trò như lớp nền tảng đầu tiên của Cardano, cấu tạo gần tương tự đồng BTC. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở thuật toán Ouroboros thay vì Proof of Work.

Lớp CLL

Lớp CLL sẽ làm nhiệm vụ duyệt ứng dụng hoạt động trong hệ thống, chẳng hạn như hợp đồng thông minh. CLL có khả năng thích ứng nhanh với nhu cầu của phía bên cung cấp và nhu cầu từ phía người dùng.

Thông thường Blockchain nói chung chỉ gồm 1 lớp nhưng với Cardano, cấu trúc 2 lớp góp phần làm cho ADA coin trở nên đặc biệt hơn.

Khác biệt của ADA so với những loại tiền điện tử khác 

ADA là đồng tiền đại diện cho hệ thống Cardano. So với các loại tiền điện tử khác, đồng ADA sở hữu khá nhiều điểm khác biệt.

Ngôn ngữ lập trình Haskell 

Ngôn ngữ lập trình Haskell thường được sử dụng khi cần truyền tải những thuật toán có tính phức tạp cao. Cardano có thể phát triển nhanh chính là bởi Haskell đã hỗ trợ tận dụng những dòng mã ngắn, gia tăng phạm vi mở rộng.

Được quản lý bởi chính chủ sở hữu ADA 

Sự phát triển của một hệ thống Blockchain phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ thành viên tham gia. Tuy nhiên phần lớn cryptocurrencies lại chỉ phó mặc quá trình phát triển cho một vài cá nhân. Như vậy, người dùng ở chặng cuối cùng hầu như không có quyền tham gia vào quá trình trên.

Với Cardano, chủ sở hữu ADA lại hoàn toàn có quyền tham gia quản lý

Thế nhưng với Cardano, chủ sở hữu ADA lại hoàn toàn có quyền tham gia quản lý. Có nghĩa nếu sở hữu token ADA bạn sẽ được phép tham gia vào công việc quản trị mạng. Có thể đưa ra đề xuất nâng cấp hệ thống thông qua bỏ phiếu. Khi đề xuất đó nhận được nhiều phiếu, hệ thống sẽ tự động cập nhật theo đúng đề xuất đó.

Hỗ trợ ví Daedalus

Ví Daedalus là nơi lý tưởng để trader lưu trữ đồng ADA. Mỗi chiếc ví đều có mã khóa riêng đảm bảo tuyệt mật, không cho hacker cơ hội tiếp cận.

Làm thế nào để sở hữu đồng ADA?

Cardano sử dụng thuật toán Ouroboros nên muốn sở hữu đồng ADA bạn không thể đào như đào Bitcoin. Thay vào đó, bạn cần tham gia vào staking ADA nếu muốn nhận phần thưởng bằng chính đồng ADA.

Muốn sở hữu ADA bạn cần tham gia vào staking ADA nếu muốn nhận phần thưởng bằng chính đồng ADA

Staking ADA hiểu đơn giản là việc mua bán đồng ADA trên chính nền tảng Blockchain của Cardano. Khi sở hữu một lượng coin nào đó, trader sẽ góp chúng vào hệ thống và cùng tham gia vào việc xác thực. Phần thưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào tỷ lệ coin bạn đã góp.

Cardano liệu có cạnh tranh được với Ethereum?

Mọi nền tảng trong dApps luôn phải cạnh tranh trực diện với Ethereum. Vì trình làng sau nên Cardano có thời gian để hoàn thiện hơn. Hiện nay, Cardano vẫn đang nổi lên như một thế lực lăm le đe dọa vị trí của Ethereum.

Mọi nền tảng trong dApps luôn phải cạnh tranh trực diện với Ethereum

Tuy nhiên để có thể thế chỗ của Ethereum thì Cardano vẫn phải hoàn thiện khá nhiều. Cho đến thời điểm hiện tại, ETH vẫn đứng vững ở vị trí thứ hai trong các loại tiền điện tử có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường chỉ xếp sau đồng BTC. Mặc dù sức hút không còn mạnh như trước nhưng vẫn chưa xuất hiện loại token nào đủ mạnh đủ sức thế chỗ ETH.

Các đối thủ mà Cardano phải đối mặt

Muốn gia tăng độ phổ biến trên thị trường tiền điện tử và tài chính nói chung, Cardano phải đối mặt với không ít đối thủ.

Cardano đang phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ là những công ty tài chính vốn sở hữu tiềm lực hùng hậu

Đối thủ trong chính mạng lưới Blockchain

Tỷ lệ chấp trong mạng lưới vẫn ở mức thấp tuy nhiên rõ ràng Cardano cung cấp đến người dùng nhiều giá trị nổi bật hơn nhiều nền tảng khác. Việc Cardano thường xuyên bị định giá thấp sẽ không làm giảm giá trị thực tế của các loại hình sản phẩm có trong hệ sinh thái này.

Tuy vậy, Cardano vẫn phải chấp nhận việc phải cạnh tranh với ngày càng nhiều công ty mới tham gia vào mảnh đất Blockchain. Bên cạnh đó là một số công ty đã tạo được chỗ đứng trong mạng lưới Blockchain.

Đối thủ trong ngành tài chính

Trong thị trường tài chính, Cardano đang phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ là những công ty tài chính vốn sở hữu tiềm lực hùng hậu. Phần lớn các tổ chức trong thị trường tài chính truyền thống vẫn không mấy mặn mà với công nghệ Blockchain.

Muốn mở rộng thị phần trong thị trường tài chính đòi hỏi Cardano phải hoàn thiện hơn và đẩy nhanh mức độ phổ biến. Dù rất khó nhưng cơ hội cho Cardano là vẫn còn. Khi thị trường bước vào giai đoạn giảm tốc có thể là thời cơ để Cardano tìm kiếm chỗ đứng rộng mở hơn.

Thế nhưng với sự biến chuyển không ngừng trong môi trường Blockchain, thời gian cho Cardano bứt tốc là không nhiều.

Tiềm năng phát triển rộng mở của Cardano

Ngay từ khi xây dựng, đội ngũ các nhà phát triển của Cardano đã định hướng nền tảng này theo mô hình của một hệ thống tài chính. Theo tính toán của OECD, trong một nền kinh tế phát triển thì dịch vụ tài chính cần chiếm khoảng 20% tổng GDP.

Thời gian tạo khối của ADA chỉ là 20 giây nhanh hơn hẳn so với thời gian 10 phút của Bitcoin

Cardano chưa thực sự tạo được chỗ đứng vững chắc trong mạng lưới phát triển dApps để khiến nhiều người không dám đặt nhiều niềm tin vào nền tảng này. Nhưng cho dù thế nào thì cơ hội phát triển cho Cardano vẫn còn tương đối rộng mở.

Sự thành công của Cardano phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển chung của mạng lưới dApps. Mặc dù vẫn còn rất non trẻ nhưng thị trường dApps vẫn đang là nơi khởi chạy của nhiều dự án lớn. Tiêu biểu phải kể Ethereum, Altcoin đứng đầu thị trường. Tiếp đó là một vài đối thủ khá đáng gờm như EOS hay Stellar.

Thời gian tạo khối của ADA chỉ là 20 giây nhanh hơn hẳn so với thời gian 10 phút của Bitcoin. Tổng lượng cung token ADA là 45 tỷ lệ vẫn còn tương đối dồi dào cho nhà đầu tư có nhu cầu. Biến động giá của loại token này không quá lớn như BTC vì vậy nhà đầu tư ít phải đối mặt với rủi ro lớn.

Yếu tố cản trở sự phát triển của đồng ADA

Trong quá trình chứng kiến hành trình xây dựng ADA, nhiều chuyên gia đã nhận thấy rằng nền tảng này vẫn còn bị cản trở bởi 2 yếu tố.

Dự án vẫn đang trong giai đoạn phát triển 

Để chính thức hoàn thiện, Cardano vẫn còn cần khá nhiều thời gian. Mặc dù đã phát hành mainnet SL và mã ADA nhưng để tiến đến giai đoạn Blockchain thứ ba thì nền tảng này sẽ cần hoàn thiện hơn. Vậy nhưng, ngay cả thời điểm phát hành máy chủ ảo và CL còn chưa được thông báo chính thức. Cho đến thời đó, không một dApps nào có khả năng phát triển độc lập mà không cần đến ICO.

Dự án Cardano vẫn đang trong giai đoạn phát triển 

Phía Ethereum hiện đã hỗ trợ trên 800 dApps, NEO cũng đã nhanh chân hỗ trợ vô số những ứng dụng khác. Tuy rằng Cardano cũng đã và đang cải thiện để bắt kịp nhiều nền tảng khác nhưng để có thể thu hẹp khoảng cách đòi hỏi đội ngũ phát triển phải thực sự nỗ lực.

Đặt giả thuyết Cardano hoạt full trong 1 năm nhưng cũng với khoảng thời gian đó, thế giới Blockchain cũng đã đạt tới bước tiến mà nhiều nền tảng khác khó bắt kịp. Mặc dù ra đời gần như cùng thời điểm với Ethereum nhưng Cardano đã bị đối thủ bỏ rất xa. Tốc độ hoàn thiện chậm chính là một trong những lý do khiến Cardano không theo kịp đối thủ.

Hệ thống quản lý phức tạp 

Hiện nay, Cardano vẫn bị phụ thuộc vào một hệ thống quản lý cồng kềnh phức tạp. Mọi tính năng trong hệ thống luôn được tính toán sắp xếp theo hướng chặt chẽ nhằm hạn chế tình trạng hệ thống bị thao túng. Tuy nhiên chính sự quản lý quá chặt chẽ đôi khi lại gây khó khăn cho người dùng.

Có nên đầu tư vào đồng ADA?

Cardano dường như như đã chậm chân hơn so với 2 đối thủ Ethereum và NEO. Tuy vậy tương lai vẫn chưa nói trước điều gì. Có nên đầu tư vào đồng ADA còn tùy thuộc vào đánh giá nhận định của mỗi trader. Đầu vào bất kỳ loại tiền điện tử nào vẫn luôn tiềm ẩn rủi nhất định.

Vậy nên để bắt đầu với ADA, trader cần tiến hành test thị trường với một số vốn nhỏ thôi. Khi đã có đủ kinh nghiệm, trader mới nên nâng số vốn. Đồng thời đừng quen lựa chọn một sàn giao dịch uy tín và chú ý đến khâu lưu trữ ADA.

Cách mua bán và lưu trữ đồng ADA

Đầu tư tốt thôi chưa đủ mà trader còn phải nắm rõ cách lưu trữ và mua bán đồng ADA sao cho thật hợp lý.

Hướng dẫn cách mua bán 

Phần lớn những sàn giao dịch tiền điện tử như sàn Huobi, Binance,.. Đều cho phép mua bán đồng ADA. Muốn mua bán ADA trên những sàn này, bạn chỉ cần đăng ký tài khoản và nạp tiền đã có mua loại token một lượng tùy ý.

Hướng dẫn cách lưu trữ 

Giống như nhiều loại tiền điện tử khác, đồng ADA thường lưu trữ trên hệ thống ví trực tuyến hoặc ví cứng offline. Tuy nhiên trong bài viết này, Dũng sẽ chỉ giới thiệu đến bạn cách cất giữ ADA trên các loại ví trực tuyến.

Ví Daedalus

Ví Daedalus thiết kế dành riêng để lưu trữ đồng ADA. Loại ví này hoạt động trên giao thức của Cardano. Trong quá trình sử dụng ví Daedalus, trader có toàn quyền kiểm soát chìa khóa, mỗi khóa sẽ được bảo vệ bởi dạng mật mã cực kỳ tiên tiến.

Ví Infinito

Loại ví này hỗ trợ thiết bị chạy hệ điều hành Android và iOS. Ví Infinito được đánh giá cao về độ bảo mật, dễ sử dụng. Lưu ý trong quá trình sử dụng, bạn cần tuyệt đối giữ kín mật khẩu. 

Ví Atomic Cardano

Atomic Cardano cho phép lưu trữ trên 300 loại coin / token. Loại ví này hỗ trợ trader cất giữ đồng ADA an toàn, dễ dàng luôn chuyển khi cần mang ra giao dịch.

Cập nhật tỷ giá đồng ADA

Giá đồng ADA luôn biến động theo từng ngày từng giờ. Việc cập nhật chính xác tỷ giá theo thời gian thực rất quan trọng đối với nhà đầu tư. Mặc dù mức độ biến động của ADA không mạnh như đồng Bitcoin nhưng cũng hiếm khi một mức giá cố định trong thời gian dài.

Cập nhật tỷ giá đồng ADA tại thời điểm tháng 1/2021

Cho đến thời điểm Dũng viết bài này, giá của ADA rơi vào khoảng 0.42 USD. Và nạp mỗi ADA sẽ tương đương 0.0000112 BTC. Vốn hóa thị trường đã đạt hơn 13 tỷ USD. Giá của loại token này tại thời điểm đầu tháng 2/2021 thậm chí còn cao hơn cả XRP (Altcoin chỉ đứng sau Ethereum).

Tổng kết 

Đến đây, hẳn khái niệm Cardano (ADA) cũng đã phần nào được làm rõ. Dù xuất hiện gần như cùng thời điểm với Ethereum nhưng Cardano đã bị đối thủ bỏ tương đối xa. Tuy nhiên với sự hoàn thiện không ngừng, tin rằng nền tảng này sẽ ngày càng phổ biến hơn thu hẹp khoảng cách với các đối thủ trong hệ sinh thái dApps.

Nếu bạn chưa có tài khoản Binance thì đăng ký tại đây nhé:
>> https://www.lekimdung.com/go/binance

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *