Tiền Điện Tử

EOS coin là gì? Tìm hiểu toàn tập về EOS coin

Trong thế giới Altcoin lâu nay vẫn chứng kiến sự so găng đầy quyết liệt của Ethereum EOS. Ethereum với token đại diện ETH hiện đứng đầu về độ phổ biến, khối lượng giao dịch trong các loại Altcoin. Vậy còn EOS thì sao? Muốn trả lời câu hỏi này, trước tiên bạn phải nắm rõ khái niệm EOS coin là gì

Tổng quan về EOS 

Nếu muốn hiểu rõ bản chất EOS coin là gì, trước tiên bạn cần tìm hiểu về nền tảng Blockchain EOS.

EOS là gì? 

Giống như Ethereum, EOS đóng vai trò như nền tảng Blockchain tạo điều kiện cho mạng lưới ứng dụng phi tập trung phát triển. Bên cạnh đó, EOS còn hỗ trợ cả dạng hợp đồng thông minh (smart contract). 

EOS đóng vai trò như nền tảng Blockchain tạo điều kiện cho mạng lưới ứng dụng phi tập trung phát triển

Mục tiêu chính của dự án EOS là tạo dựng một hệ thống Blockchain cho phép xử lý số lượng giao dịch lên đến cả ngàn chỉ trong vòng 1s mà không mất bất kỳ khoản phí nào. 

Mặt khác, EOS còn muốn phấn đấu phát triển thành hệ điều hành phân cấp, hình thành môi trường thuận lợi cho mạng lưới ứng dụng phi tập trung phát triển.

Thành phần quan trọng trong mạng lưới EOS 

EOS hình dung theo cách đơn giản thì nó giống như một máy tính cỡ lớn. Trong hệ thống máy này cần phải có đầy đủ 3 thành phần quan trọng. Bao gồm RAM, CPU, Network hoạt động và liên kết với nhau qua các node.

Thành phần RAM

RAM làm nhiệm vụ như ổ đĩa lưu lại toàn bộ dữ liệu tài khoản trên Blockchain bao gồm username, hợp đồng, số lượng EOS coin người dùng nắm giữ.

RAM làm nhiệm vụ như ổ đĩa lưu lại toàn bộ dữ liệu tài khoản trên Blockchain

Nếu trader càng sở hữu nhiều EOS coin thì dung lượng RAM lại phải càng lớn. RAM tính toán theo đơn vị byte, giá byte ảnh hưởng bởi thị trường giao dịch. Tương tự như giá của các loại coin, khi nhu cầu từ người dùng tăng hoặc giảm thì giá của RAM cũng ảnh hưởng theo.

Nếu cần tạo tài khoản EOS để sử dụng lưu dữ liệu vào các ví lưu trữ, trader chắc chắn cần phải mua RAM. Trong trường hợp này, RAM sẽ dùng để kích hành tài khoản.

RAM đóng vai trò như một đơn vị cơ bản trong hệ thống của EOS. Khi muốn tham gia vào hệ thống này, bắt buộc trader phải sở hữu một vài RAM. Khi lưu trữ EOS coin trên hệ thống ví sàn, trader không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu nếu sử dụng các loại ví trực tuyến như ImToken 2.0 hoặc SimplEOS, bạn cần mua thêm RAM để khởi động tài khoản.

Thành phần CPU Bandwidth

CPU giữ nhiệm vụ xử lý lệnh giao dịch. Trong trường hợp cần thực hiện một giao dịch, một lượng CPU sẽ ẩn đi trong một thời gian ngắn. Sau đó sẽ trở lại về mức 0 (thời gian hoàn trả lại tùy thuộc số lượng giao dịch của trader). Giao dịch càng nhiều thì lượng CPU sử dụng càng nhiều.

Băng thông – Network Bandwidth

Trong quá trình thực hiện giao dịch không thể thiếu thành phần băng thông Network Bandwidth. Đơn vị byte tính toán dựa vào thời gian sử dụng trong 3 ngày trước đó. Tương tự như CPU, nếu thực hiện thành công một giao dịch thì một lượng Network Bandwidth tương ứng sẽ tạm thời mất đi. Sau đó lại quay về mức 0.

Lượng băng thông cao hay thấp quyết định bởi lưu lượng EOS coin mà trader đã ký quỹ. Tương ứng mỗi lần hoàn quỹ là thời gian 3 ngày.

Chức năng cơ bản của nền tảng Blockchain EOS 

Một Blockchain nào đó có cơ hội phát triển mạnh hay không, phụ thuộc rất lớn vào những chức năng ứng dụng trong đó. EOS hiện là đối thủ lớn nhất của Ethereum với nhiều tính năng bổ sung vượt trội.

EOS ứng dụng DPOS cho phép xử lý số lượng giao dịch lên đến cả trăm ngàn chỉ trong vòng 1s

Chức năng mở rộng 

Mọi nền tảng Blockchain luôn phải đối mặt với vấn đề tăng cường khả năng mở rộng trong thời kỳ đầu. Ở Bitcoin hay Ethereum chỉ có khả năng xử lý tối đa 20 giao dịch trong 1s, con số này vẫn rất nhỏ so với một số nền tảng giao dịch truyền thống.

Đội ngũ phát triển dự án EOS mới đây cho biết họ sẽ ứng dụng DPOS cho phép xử lý số lượng giao dịch lên đến cả trăm ngàn chỉ trong vòng 1s.

Chức năng quản trị mạng 

Tất cả giao dịch nhỏ lên trên hệ thống Blockchain của EOS đều phải quy kiểm duyệt gần tương tự như duyệt chữ ký. Quá trình này không cho mang tính xác thực mà còn ràng buộc người dùng với hệ thống.

Mọi giao thức đều có thể sửa đổi nhưng phải tuân theo quy trình đã đạt ra. Trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công, đội ngũ producer sẽ đẩy nhanh việc sửa lỗi, ngăn chặn lại cuộc tấn công đó.

Chức năng xử lý song song 

Nền tảng Blockchain EOS có khả năng xử lý song song nhiều hợp đồng thông minh. Đó là nhờ vào chức năng mở rộng phạm vi theo chiều ngang, tương tác theo nhiều chiều.

  • Mở rộng phạm vi theo chiều ngang: Việc này thực hiện thông qua hệ thống máy tính kết hợp với nguồn tài nguyên. Quá trình này không giống với mở rộng theo chiều dọc bằng việc gia tăng uy lực xử lý.
  • Giao tiếp theo hướng không đồng bộ: Tất cả các bên liên quan vẫn có thể giao tiếp mà không cần phải xuất hiện cùng lúc.
  • Chức năng tương tác: Mọi thông tin đều dễ dàng trao đổi thông qua hệ thống máy tính.

Duy trì lạm phát tự nhiên 5% / năm 

Blockchain phải tự tạo ra mức lạm phát tự nhiên trung bình 5% / năm

Team dự án EOS muốn hệ thống Blockchain EOS không bị phụ thuộc vào một vài cá nhân, tổ chức hay một nền tảng nào khác. Muốn vậy, Blockchain phải tự tạo ra mức lạm phát tự nhiên trung bình 5% / năm.

Giao dịch không bị tính phí 

Phần lớn nền tảng Blockchain khác vẫn thu phí với người thực hiện giao dịch. Tuy nhiên với EOS, người giao dịch lại không cần trả phí khi khi luân chuyển token trong cùng hệ thống. 

Bộ công cụ phát triển ưu việt 

EOS hiện sở hữu bộ công cụ phát triển vô cùng ưu việt tích hợp sẵn nhiều chức năng cho phép lập trình viên dễ dàng tạo ra các app mới. Những app này sẽ hỗ trợ giải vấn đề thường gặp của người dùng.

Hệ thống xác thực tiên tiến 

Nền tảng Blockchain của EOS đang sở hữu hệ thống xác thực tiên tiến được bổ sung nhiều chức năng hiện đại. Một vài xác thực cơ bản phải kể đến như xác thực dữ liệu, tài khoản của người dùng,.. Khi muốn khôi phục hoạt động truy cập, người dùng phải tiến hành xác minh danh tính trên hệ thống.

Cuộc so găng ngang ngửa giữa EOS và Ethereum 

Điểm yếu của cả Ethereum và Bitcoin ở thời điểm hiện tại chính là khả năng xử lý giao dịch trong 1s vẫn còn thấp. Nhưng với EOS, chỉ trong vòng 1s hệ thống có khả năng phê duyệt cả trăm ngàn giao dịch.

Cuộc so găng ngang ngửa giữa EOS và Ethereum

Điểm khác lớn nhất ở EOS so với Ethereum là hệ thống hoạt động theo mô hình đồng thuận Delegated Proof of Stake. Tính tập trung của cơ chế này có phần chuyên biệt chặt chẽ hơn. Theo đó hệ thống không bị phụ thuộc bởi đội ngũ thợ đào mà thay vào đó là 21 nhà sản xuất. 

Tất nhiên mạng lưới kèm theo đó phải quy mô và có khả năng mở rộng cực lớn. Everipedia là một trong số những dApps khá nổi tiếng hoạt động trên nền tảng của EOS.

Trong khi đó, Ethereum lại duy trì hoạt động theo cơ chế Proof of Work với thế mạnh trên cả các dạng hợp đồng thông minh và mạng lưới dApps. Nền tảng Blockchain Ethereum hướng người dùng đến các ứng dụng nhưng lại có chỉ khoảng 10% tích hợp sẵn Ethereum. Còn 90% còn lại lại thuộc về ICOs.

Chi phí duy trì mạng hàng năm với EOS là 5% cho việc mở rộng mạng lưới. Thế nhưng với Ethereum, chi phí lại lên đến 11% cho điện năng. Ethereum không ít lần đưa ra bản cập nhật để cải thiện tốc độ giao dịch nhưng vẫn chưa thành công cho lắm.

Một điểm mạnh không thể bỏ qua ở nền tảng EOS là khả năng đóng băng giao dịch nhằm ngăn chặn các đợt tấn công của hacker. Nhờ đó, toàn bộ hệ thống luôn được vận hành an toàn.

EOS coin là gì? 

EOS coin hiểu đơn giản là loại token đại diện hoạt động trên EOS Blockchain. Thời kỳ đầu, token này được xây dựng trên nền tảng Blockchain Ethereum theo đúng tiêu chuẩn ERC20. Phiên bản thử nghiệm của EOS coin phát hành vào ngày 1/6/2018. Cho đến thời điểm hiện tại, EOS coin không còn là token theo tiêu chuẩn ERC20 nữa mà đã phát triển thành loại sở hữu hệ thống Blockchain riêng biệt.

EOS coin là gì?

Tổng nguồn cung của EOS coin là 1.026.852.644 EOS trong đó nguồn cung hiện tại đạt trên 90.5%. 

EOS coin sẽ cần sử dụng trong một số trường hợp như voting triệu DPOS, dùng trong giao dịch, thưởng cho đội ngũ nhà sản xuất.

Cách để mua bán và lưu trữ token EOS 

Khi đã hiểu rõ EOS coin là gì, việc tiếp khi muốn đầu tư vào loại token này là bạn cần nắm rõ cách thức mua bán và lưu trữ.

Cách thức mua bán 

EOS coin đã được niêm yết trên hầu những sàn giao dịch tiền điện tử lớn hiện nay. Chẳng hạn sàn Binance, Bittrex hay Bifinex. Nếu muốn mua bán trao đổi token trên những sàn này, bạn chỉ việc đăng ký tài khoản, tiến hành xác minh danh tính.

EOS coin đã được niêm yết trên hầu những sàn giao dịch tiền điện tử lớn hiện nay

Tất nhiên nếu muốn mua EOS coin, bạn cần phải nạp một lượng tiền nhất định vào tài khoản. Sau đó mới có thể giao dịch với loại token này. Lưu ý nếu chưa có kinh nghiệm, trader chỉ nên đầu tư số vốn nhỏ, không nên mua quá nhiều EOS coin cùng lúc.

Cách thức lưu trữ 

Đối với trader thường xuyên thực hiện hoạt động giao dịch thì cách lưu trữ thuận tiện nhất là quản lý EOS coin trên sàn hoặc ví trực tuyến độc lập. Thế nhưng nếu lựa chọn hình thức lưu trữ trực tuyến, bạn chỉ nên cất giữ EOS coin với một lượng vừa phải thôi nhé. Vì không có một sàn giao dịch nào đảm bảo chắc chắn không bị hacker nhòm ngó.

SimplEOS là loại ví quản lý trên máy tính gồm các phiên bản tương thích với hệ điều hành

Dưới đây, Dũng sẽ liệt kê một số ví lưu trữ EOS được giới trader chuyên nghiệp tin tưởng lựa chọn.

  • Ví SimplEOS: Là loại ví quản lý trên máy tính gồm các phiên bản tương thích với hệ điều hành Windows, Linux và Mac OS.
  • Ví Exodus: Dạng ví hỗ trợ quản lý EOS trên máy tính, tương thích với hầu hết các hệ điều hành.
  • Ví ImToken 2.0: Cho phép trader quản lý, luân chuyển EOS coin ngay trên chính chiếc smartphone. Ngoài EOS, người dùng còn có thể sử dụng loại ví này để lưu trữ các loại tiền điện tử khác như Bitcoin, Ethereum, XRP, ChainLink,..

Ngoài cất giữ trên ví sàn hoặc ví trực tuyến độc lập, trader chuyên nghiệp khi cần cất giữ EOS coin trong ví lạnh offline. Với một môi trường không kết nối internet, hacker sẽ khó có cơ hội tiếp cận. Nguy cơ bị mất coin gần như không thể. Tuy vậy nhược điểm khi lưu trữ tiền điện tử trong ví lạnh lại là không thuận tiện khi cần mang ra giao dịch, chi phí đầu tư ví ban đầu cao.

Yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá của EOS coin 

Giống như nhiều loại Altcoin khác, sự biến động giá của EOS coin luôn bị chi phối rất lớn của giá Bitcoin. Trong suốt năng 2020, giá Bitcoin đã liên thành thiết lập các kỷ lục mới khuấy đảo thị trường tiền điện tử toàn cầu khiến cho EOS coin và một số token khác cũng biến động theo.

Yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá của EOS coin 

Ngoài ra các chính sách về tiền tệ, ảnh hưởng từ một số vụ tấn công sàn giao dịch cũng phần nào khiến giá EOS tăng giảm thất thường. Tuy nhiên biến động giá càng mạnh lại càng là cơ hội tiềm năng để trader có thêm nhiều lợi nhuận.

Cập nhật tỷ giá EOS coin mới nhất 

Theo như cập nhật mới nhất của Dũng thì đến thời điểm đầu tháng 2 năm 2021, giá mỗi EOS là vào khoảng 3.21 USD. Mức giá này tương đương 74.052 VND. Vốn hóa thị trường đạt trên 3 tỷ USD, mức độ giao động trong 7 ngày đạt 17.45%.

Giá EOS coin cập nhật ngày 6/2/2021

So với mức đỉnh 12.18 USD vào thời điểm tháng 5/2018, mức giá hiện tại của EOS thấp gần 4 lần. 

Giải đáp thắc mắc thường về EOS coin 

EOS coin đã được phân bổ ra sao? 

Nguồn cung của EOS coin là hơn 1 tỷ EOS

Trả lời: Nguồn cung của EOS coin là hơn 1 tỷ EOS nhưng lượng phát hành ra thị trường đã đạt hơn 90%. Ngay trong lần phát hành lần đầu có khoảng 920 triệu EOS được tung ra thị trường toàn cầu.

EOS định hướng phát triển theo lộ trình như thế nào?

Trả lời: Dự án EOS được định hướng xây dựng hoàn thiện theo 5 lộ trình cơ bản. Cụ thể:

  • Giai đoạn thứ nhất: Phát hành phiên bản EOS 1.0 vào quý 2 năm 2017.
  • Giai đoạn thứ hai: Tiếp tục cho ra mắt phiên bản cập nhật vào quý 3 năm 2017.
  • Giai đoạn thứ ba: Từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, hệ điều thống trải qua quá trình kiểm tra an ninh.
  • Giai đoạn thứ tư: Giữa năm 2018, các phiên bản cũ được tối ưu hóa cùng lúc phát hành phiên bản mới.
  • Giao dịch thứ năm: Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống trong tương lai.

Đội ngũ phát triển của dự án EOS gồm những ai

Giám đốc kỹ thuật của EOS là Dan Larimer

Trả lời: Đứng sau dự án EOS là công ty Block.one và Brendon Blumer giữ cương vị giám đốc điều hành, ông từng tham gia xây dựng nền tảng Blockchain từ năm 2014. 

Giám đốc kỹ thuật của EOS là Dan Larimer, đứng sau nhiều dự án lớn. Người này từng giữ chức vụ giám đốc điều hành Steemit, Cryptonomex. Bên cạnh đó EOS đã và đang thu hút rất nhiều nhân tài tham gia phát triển dự án.

Làm thế nào để staking EOS coin? 

Trả lời: Staking EOS cần dựa vào nhiều mặt. Chẳng hạn như model, phần thưởng,.. Trong đó về yếu tố model thì cơ chế máy phải đủ 2 thành phần gồm đội ngũ người xác thực giao dịch và đội ngũ người bầu chọn.

Còn về mặt phần thưởng, EOS tự tạo lạm phát tự nhiên ở mức 5% / năm. Bao gồm 4% trong quỹ và 1% chia cho đội ngũ xác thực giao dịch. Trong mô hình này thì chính người xác thực giao dịch phải trực tiếp staking EOS.

EOS có đang bị lạm dụng vào mục đích xấu? 

Trả lời: Nhờ vào tính năng tương tác giao tiếp giúp người dùng thực hiện giao dịch ở dạng ẩn danh. Điểm này dễ bị giới buôn lậu, buôn hàng cấm lợi dụng.

Ngoài ra, khi hệ thống ẩn số dư tài khoản người dùng cũng sẽ làm điểm để dân trốn thuế tận dụng. Chính những nguy cơ trên mà các lập pháp vẫn còn e ngại với EOS nói riêng và các loại tiền điện tử nói chung.

Tổng kết 

EOS hiện là một trong đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Ethereum với khả năng xử lý hàng trăm ngàn giao dịch chỉ trong vòng 1 giây. Bên cạnh đó việc hoàn toàn miễn phí giao dịch cũng là điểm hấp dẫn khách hàng. EOS coin là token đại diện cho nền tảng Blockchain EOS với tổng nguồn cung trên 1 tỷ. Trong số này đã có trên 90% EOS được phát hành ra thị trường. 

Như vậy, câu hỏi EOS coin là gì đã được làm rõ trong bài viết ngày hôm nay của Dũng. Với phần chia sẻ này mong rằng bạn sẽ có thêm thông tin phục vụ cho công tác đánh giá, đầu tư vào EOS! 

Nếu bạn chưa có tài khoản Binance thì đăng ký tại đây nhé:
>> https://www.lekimdung.com/go/binance

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *