Phân Tích Kỹ Thuật

Lạm phát là gì? Toàn tập thông tin về lạm phát

Đất nước Venezuela đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử. Đồng tiền Bolivar của nước này mất giá một cách không phanh (1 triệu Bolivar giờ đây chỉ đáng giá 50 xu). Hàng hóa tại đất nước này tăng chóng mặt, dù sở hữu hàng triệu USD nhưng chưa chắc bạn đã mua nổi 1kg thịt lợn tại Venezuela. Tình hình hiện ở Venezuela dưới góc hình kinh tế còn được gọi là lạm phát. Vậy định nghĩa chính xác lạm phát là gì?

Xem thêm

Định nghĩa lạm phát là gì? 

Lạm phát là gì? – Lạm phát (Inflation) là thuật ngữ rất thường dùng trong kinh tế học. Tình trạng lạm phát phản ánh sự tăng giá nhanh của các loại hàng hóa dịch vụ trong một nền kinh tế. Đồng tiền lúc này bị mất giá so với các loại ngoại tệ khác.

Lạm phát là gì? 

Hiểu đơn giản, cùng một lượng tiền tệ trước đây bạn có thể mua được một số lượng hàng hóa nhất định nào đó (1kg thịt bò, 1 lít rượu,..). Thế nhưng khi xuất hiện lạm phát cùng với một lượng tiền tệ đó nhưng bạn lại không mua được lượng hàng hóa trước đây. Bởi giá cả của chúng đã tăng gấp nhiều lần.

Phân biệt giữa lạm phát và biến động giá tương đối 

Lạm phát sẽ hình thành bởi tác động của một vài các điều kiện cụ thể, chúng có tính liên tục. Nói cách khác, lạm phát không tự nhiên mà có. Khởi đầu cho quá trình này chỉ là sự tăng giá nhẹ sau đó giá bắt đầu tăng nhanh và liên tục. 

Biến động giá tương đối thường chỉ diễn ra ở một vài mặt hàng 

Tuy vậy trong một số trường hợp đặc biệt, mức tăng giá đột ngột chưa hẳn đã xếp vào lạm phát mà đó chỉ là sự biến động mang tính tương đối. Tình trạng này xuất hiện khi cán cân cung mất ổn nhưng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Khi cung cầu trở lại quỹ đạo vốn có, giá cả cũng sẽ ổn định trở lại. Sự biến động giá tương đối này chỉ xảy với một vài loại hàng hóa dịch vụ nhất trong nền kinh tế. 

Còn với lạm phát, sự tăng giá hàng hóa dịch vụ sẽ diễn ra liên tục, không có điểm dừng cụ thể. Quá trình tăng giá liên tục này ảnh hưởng chung đến toàn bộ nền kinh tế chứ không riêng với một loại hàng hóa hay dịch vụ nào cả. 

Tóm lại, lạm phát là chuỗi sự kiện tăng giá có tính lâu dài, tác động trực tiếp đến nền kinh tế của một đất hoặc một khu vực nào đó. Tại mỗi quốc gia, chính phủ luôn tiến hành đo lường mức lạm phát hàng năm để điều tiết nền kinh tế phát triển đúng hướng.

Cách tính tỷ lệ lạm phát 

Tỷ lệ lạm phát cho biết tốc độ tăng giá các loại mặt hàng, dịch vụ trong nền kinh tế

Tỷ lệ lạm phát hay Inflation rate cho biết tốc độ tăng giá các loại mặt hàng, dịch vụ trong nền kinh tế. Có nghĩa dựa vào tỷ lệ này, người ta có thể đo lường mức độ lạm sát của một nền kinh tế. Inflation rate giống như thước đo cho sức giảm mua của một đồng tiền nào đó. Trong các báo cáo tài chính, tỷ lệ giảm đóng vai trò như một biến số sử dụng khi cần tính lãi suất thực. Dựa vào đây, người ta cũng có thể điều chỉnh mức lương sao cho phù hợp với tình hình lạm phát.

Để tính toán tỷ lệ lạm phát, các chuyên gia kinh tế thường dùng đến số liệu giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng CPI. 

Tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng CPI

Chỉ số CPI sẽ phản ánh một cách tương đối giá tiêu dùng. Trong đo lường mức độ lạm phát, CPI luôn là một trong những thành phần quan trọng nhất. Để tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng, bạn cần sử dụng công thức dưới đây.

Tỷ lệ lạm phát = (P0 – P1) : P1 × 100%

Trong đó:

  • P0 là giá cả tiêu dùng trung bình ở thời kỳ hiện tại 
  • P1 là giá cả tiêu dùng trung bình ở kỳ trước 

Các báo cáo về tỷ lệ lạm phát của một quốc gia hay khu vực đăng tải trên phương tiện truyền thông báo đài hầu hết đều tính theo chỉ số CPI hàng năm. Hoặc chỉ số CPI hàng tháng cũng có sử dụng để tính toán chỉ số Inflation rate.

Tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giảm phát GDP

Bên cạnh chỉ số CPI, người ta còn sử dụng đến chỉ số giảm phát GDP để tính tỷ lệ lạm phát theo từng thời kỳ. Dưới đây là công thức cụ:

Inflation rate = (Chỉ số giảm phát năm sau – chỉ số giảm phát năm trước) : chỉ số giảm phát năm trước 

Trong đó, chỉ số giảm phát lại được xác định theo phép tính GDP giá cả thực tế / GDP giá gốc cần so sánh. Tiếp theo bài viết về chủ đề lạm phát là gì, chúng tôi sẽ có một bài tổng hợp phân tích sâu hơn về hiện tượng giảm phát.

Phân chia mức độ lạm phát 

Tỷ lệ lạm phát thường phân chia theo 3 mức 

Về cơ bản, lạm phát đã được các chuyên gia kinh tế phân chia thành 3 nhóm chính. Mỗi mức lạm phát lại phản ánh thực trạng nhất định của một nền kinh tế.

  • Lạm phát tự nhiên: Có tỷ lệ dao động từ 0% đến 10%. Khi đó giá cả vẫn tăng nhưng tăng chậm, mức lạm phát tự nhiên hàng năm có thể dự đoán trước.
  • Lạm phát phi mã: Tỷ lệ lạm phát đạt từ 10% đến 1000%. Thị trường tài chính lúc này hoạt động bất ổn, tiền tệ của một quốc gia nào đó mất giá nhanh, lãi suất thực tế ở con số âm.
  • Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát vượt 1000%, nền kinh tế khủng hoảng toàn diện, đồng tiền của một quốc gia nào đó gần như không còn giá trị.

Những quốc gia sở hữu nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển cần duy trì tỷ lệ lạm phát tự nhiên ở khoảng 5%. Chẳng hạn như nền kinh tế đạt kỳ vọng tăng trưởng 10%, đồng tiền khi đó mất giá 5% thì mức tăng trưởng thực của quốc gia đó chính xác là 5%.

Vì sao lại xuất hiện tình trạng lạm phát?

Như đã đề cập ở mục phân tích lạm phát là gì, tình trạng tăng giá hàng hóa và mất giá của đồng tiền không tự nhiên mà xuất hiện. Tất cả đều có nguyên nhân nhất định của nó. Chỉ khi hiểu rõ căn nguyên, các nhà hoạch định chính sách mới có thể đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp. Từ đó duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức ổn định.

Lạm phát do cầu kéo 

Cầu kéo là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng tăng giá hàng hóa trước nhu cầu sử dụng tăng. Có nghĩa nhu cầu đã lớn hơn nguồn cung. Kéo theo đó là giá củ hàng loạt mặt hàng, dịch vụ bắt đầu tăng.

Mặt hàng khẩu trang trong mùa COVID 19 từng tăng giá mạnh 

Chẳng hạn như trong đại dịch COVID 19, nhu cầu về các loại mặt hàng như khẩu trang, hóa chất khử trùng tăng vọt. Khiến cho giá cả của những loại mặt hàng này ở một số quốc gia tăng mạnh. Không dừng lại ở đó, nhiều loại hàng hóa khác như thực phẩm cũng được đà tăng theo.

Sự biến động giá do nhu cầu quá lớn đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lạm phát của một quốc gia. Hiện tượng này có vẻ giống giống biến động giá mang tính tương đối. Tuy nhiên, nếu không có điều chỉnh kịp thời, giá hàng hóa sẽ vẫn tiếp diễn tăng khiến lạm phát kéo dài.

Lạm phát đến từ chi phí đẩy

Chi phí đẩy ở đây có thể phần chi phí mà bên sản xuất hàng hóa cần đầu tư. Chẳng hạn như tiền đầu tư và vận hành máy móc, nguyên vật liệu đầu vào, tiền lương trả cho đội ngũ nhân viên, tiền thuế,..

Chi phí đầu vào tăng khiến cho sản phẩm đầu ra tăng giá 

Khi những chi phí đầu vào tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá hàng hóa cung cấp đến tay khách hàng tăng. Doanh nghiệp chỉ còn cách duy nhất là nâng giá bán sản phẩm để đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận thu về. Điều vô hình chung ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung của thị trường, tác động đến tỷ lệ lạm phát.

Thông thường chi phí đẩy hàng năm đều tăng. Chúng giống như tác nhân tham gia vào quá trình lạm phát tự nhiên hàng năm. 

Lạm phát do thay đổi cấu trúc 

Khi một nhóm ngành sản xuất hoạt động kém hiệu quả nhưng doanh nghiệp vẫn phải duy trì hệ thống máy móc, đội ngũ nhân viên để cạnh tranh với các đối thủ. Có nghĩa tiền đầu tư vẫn tăng nhưng lợi nhuận thu về lại không tăng đột biến.

Để cải thiện lợi nhuận, doanh nghiệp chỉ còn cách tăng giá sản phẩm. Quá trình tăng giá trong một nhóm ngành sẽ dẫn đến việc phát sinh lạm phát. 

Lạm phát trước nhu cầu thay đổi 

Khi cán cân cung cầu cân bằng có nghĩa thị trường đang vận hành ổn định. Tuy nhiên đến khi cán cân này mất cân bằng (nhu cầu tăng). Bên cạnh đó là thức dậy loại hàng hóa có mô hình giá cứng nhắc chỉ có tăng chứ không có giảm.

Nhu cầu gia tăng với các loại hàng hóa vô tình làm phát sinh lạm phát 

Ngay cả khi nhu cầu về mặt hàng đó giảm nhưng giá vẫn không giảm. Nó kéo theo giá của các loại mặt hàng khác cũng tăng theo. Ví dễ thấy nhất là giá điện ở Việt Nam. Giá điện tại nước ta luôn tăng theo từng năm bất kể nhu cầu sử dụng có tăng hay giảm. Giá điện tăng khiến hầu hết các mặt hàng khác cũng tăng.

Lạm phát tăng do xuất khẩu 

Khi hàng hóa xuất khẩu thuận lợi khiến cán cân nghiêng về bên cầu nhiều hơn. Trong khi đó, nguồn cung lại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong quá trình thu mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ xuất khẩu vô hình chung đã khiến nguồn hàng hóa trong nước giảm xuống. Khi đó, tổng nguồn cung đã nhỏ hơn tổng nhu cầu. Hệ quả giá hàng hóa tăng hình thành lạm phát.

Lạm phát do nhập khẩu 

Không chỉ có xuất khẩu mà tình hình nhập khẩu cũng khiến phát sinh lạm phát. Khi giá các mặt hàng nhập khẩu tăng tất yếu giá bán những sản phẩm đó trong nước cũng phải tăng. Quá trình tăng giá này không được kiểm soát ắt sinh ra lạm phát. 

Lạm phát do tiền tệ 

Chính sách điều tiết tiền tệ không hợp lý của các ngân hàng trung ương có thể gây ra lạm phát 

Sự điều chỉnh của hệ thống ngân hàng trung ương luôn ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tiền tệ của mỗi quốc gia. Chẳng hạn như khi các ngân hàng trung ương thực hiện thu mua ngoại lệ nhằm mục đích giữ giá cho đồng nội tệ. Hoặc thu mua trái phiếu theo yêu cầu của chính phủ khiến cho lượng tiền lưu thông tăng lên vô hình chung làm mất giá trị của chính đồng tiền đó.

Đặc biệt là khi ngân hàng trung ương quyết định in thêm tiền vì mục đích nào đó. Khi ấy nguy cơ mất giá của đồng tiền gần như không thể tránh khỏi.

Lạm phát tác động thế nào đến nền kinh tế? 

Lạm phát cũng có 2 mặt của nó, gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Điều tiết tỷ lệ lạm phát ở phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế, nó sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Trái lại không kiểm soát lạm phát đi theo đúng hướng, nền kinh tế dễ đối mặt với hậu quả nặng nề.

Tác động tiêu cực 

Dựa vào định nghĩa lạm phát là gì, bạn đã biết rằng đây là hiện tượng tăng giá liên tục của hàng hóa và sự mất giá nhanh của đồng tiền. Quá trình này sẽ tác động đến lãi suất, thu nhập của phần lớn người lao động, nợ công quốc gia tăng nhanh.

Tác động tiêu cực đến lãi suất 

Quốc gia nào gánh chịu tỷ lệ lạm phát cao, không thể kiểm toán sẽ khiến nền kinh tế tại những quốc gia đó rơi vào bất ổn. Không những vậy nền chính trị và xã hội ở nơi đó cũng không thể ổn định. Hậu quả nhãn tiền dễ nhận thấy nhất chính là về mặt lãi suất. Để tính lãi suất thực, người ta cần dựa vào công thức:

Công thức tính lãi suất thực 

Như vậy trong trường hợp tỷ lệ lạm phát tăng nhanh và cao, muốn duy trì lãi suất ở mức ổn định người ta phải điều chỉnh lãi suất danh nghĩa. Có nghĩa lãi suất danh nghĩa phải tăng theo mức tăng của tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên nếu lãi suất danh nghĩa tăng nền kinh tế sẽ phải đối mặt với hậu quả vô cùng nặng nề. Khi đó, kinh tế dần đi vào giai đoạn suy thoái, thất nghiệp tăng nhanh.

Ảnh hưởng đến thu nhập người lao động 

Thu nhập thực hiện và thu nhập dựa theo danh nghĩa của phần đông người lao động có sự liên hệ chặt chẽ với tỷ lệ lạm phát. Có nghĩa khi lạm phát gia tăng nhưng thu nhập danh nghĩa vẫn giữ nguyên, hệ quả tất yếu là thu nhập thực tế đã tụt giảm. Người lao động lúc này mặc dù vẫn làm việc theo năng suất vốn có nhưng thu nhập lại không hề được cải thiện.

Lạm phát trong thời gian dài khiến thu nhập thực tế của người lao động sụt giảm 

Mặt khác, lạm phát còn khiến giá trị thật của các loại hình tài sản bị hao hụt khi lãi suất bị tác động bởi lạm phát. Thu nhập thực tế khi ấy đã bị giảm trừ theo các khoản lãi và cả nhiều khoản nợ khác. Vậy nên, chính sách thuế tại mỗi quốc gia đều điều tiết dựa trên thu nhập danh nghĩa. Nếu tình trạng lạm phát tăng cao, người đi vay phải gánh thêm cả lãi suất danh nghĩa. Nhằm bù đắp vào phần thâm hụt do lạm phát mặc dù lúc này lãi suất vẫn không hề tăng.

Thu nhập ròng hay thu nhập thực của bên cho vay được tính theo thu nhập danh nghĩa trừ đi mức lạm phát. Điều này vô tình tác động tiêu cực đến cả nền kinh tế và chính trị. Kéo theo đó là tình trạng suy thoái kinh tế, lao động không có việc làm tăng cao. Đời sống của phần đông người dân sẽ đi xuống, niềm tin vào chính quyền điều hành đất nước cũng lung lay theo.

Xã hội bị phân chia

Lạm phát gia tăng làm cho đồng tiền bị mất dần giá trị. Người có lợi lúc này chính bên đi vay theo mô hình trả góp. Lãi suất dễ bị đẩy lên cao trước nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế ngày một tăng.

Khoảng giàu nghèo gia tăng trong bối cảnh lạm phát 

Trước bối cảnh lạm phát, người giàu lại càng thêm giàu. Vì khi đó họ bắt đầu dùng tiền thu mua tích trữ hàng hóa, chờ khi giá lên bán kiếm lời. Từ đó làm cán cân cung cầu lại càng bị chênh lệch, giá cả hàng hóa ngày một leo thang.

Trong khi đó tầng lớp lao động nghèo khó lại càng thêm nghèo. Trước sự mất giá của đồng tiền và giá hàng hóa tăng không ngừng, họ như bị vắt kiệt sức lực nhưng vẫn khó có thể đảm bảo đời sống hàng ngày. Khoảng cách giàu nghèo bị ngày càng bị nới rộng, phân chia giai cấp ngày một sâu sắc. Đến một thời điểm nào đó, xã hội sẽ bùng nổ các cuộc đấu tranh.

Gia tăng nợ công quốc gia 

Chính phủ mỗi quốc gia có thể hưởng lợi một phần từ quá trình lạm phát bằng việc tăng thuế. Tuy vậy, nợ công trong bối cảnh đó sẽ tăng nhanh hơn. Bởi khi đó đồng nội tệ đã bị mất giá đáng kể so với các đồng ngoại lệ. Nếu như trước đây chính phủ vay 1 đồng thì đến thời lạm phát số tiền phải trả đã tăng lên gấp nhiều lần.

Tác động tích cực 

Tuy rằng lạm phát khiến nền kinh tế chịu không ít tác động tiêu cực. Vậy nhưng nếu xét trên khía cạnh nào đó, nếu duy trì mức lạm phát ở mức từ 2% đến 5%, nền kinh tế tại mỗi quốc gia sẽ diễn biến khá ổn định.

Kích thích lưu thông tiền tệ 

Lạm phát ở mức tự nhiên dưới 10% sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Khi đó, người dân có có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, kích thích quá trình lưu thông tiền tệ. Lực cầu gia tăng đồng thời tạo áp lực cho bên sản xuất nâng cao năng suất làm việc tạo ra nhiều hàng hóa hơn. 

Lạm phát ở mức tự nhiên dưới 10% sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia

Mà muốn nâng cao năng suất lao động đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần tìm kiếm thêm nhân lực, đầu tư cho hệ thống máy móc. Các ngành cung ứng nguyên liệu và thiết bị đầu vào có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.

Chống lại nghịch lý tiết kiệm 

Thuật ngữ “nghịch lý tiết kiệm” dùng để mô tả xu hướng trì hoãn việc chi tiêu của các nhóm đối tượng người tiêu dùng. Trước tình trạng lạm phát, người dân thường có tâm lý đầu tư mua hàng nhiều hơn trước khi giá của chúng tăng lên. Việc tiết kiệm khi ấy không còn quá quan trọng bởi đồng tiền dân nắm giữ ngày một mất giá.

Phương án kiểm soát lạm phát 

Muốn nền kinh tế của một quốc gia phát triển theo đúng hướng, mỗi chính phủ cần tìm cách kiểm soát lạm phát. Vậy làm thế nào để có thể kiềm chế lạm phát?

Tiết giảm lượng tiền lưu thông 

Mỗi ngân hàng trung ương nên ngừng phát hành tiền mới ra thị trường để giảm lạm phát 

Bản chất của lạm phát là gì, hẳn đã được nhiều người lắm rõ. Bên cạnh sự tăng giá liên tục của hàng hóa thì đồng tiền còn bị mất giá. Muốn ngăn không cho đồng tiền mất giá sâu đòi hỏi mỗi chính phủ cần phối hợp các biện pháp tiết giảm lượng tiền lưu thông. Chẳng hạn như:

  • Ngừng in thêm tiền để giảm lượng tiền lưu thông trong thị trường.
  • Nâng cao dự trữ bắt buộc, đây cũng là một trong những biện pháp làm giảm lượng tiền lưu thông trên đường.
  • Tăng đồng thời lãi suất chiết khấu và tiền gửi. Khi áp dụng biện pháp này, các ngân hàng thương mại sẽ không còn lạm dụng việc mang hóa đơn giá đến ngân hàng nhà nước để hưởng chính sách chiết khấu. Bên cạnh đó khi nâng lãi suất tiền gửi, các ngân hàng có thể thu hút người dân tham gia gửi tiền nhiều hơn.
  • Ngân hàng thương mại cần mua lại và và ngoại tệ từ hệ thống ngân hàng nhà nước.
  • Cắt giảm chi tiêu công nhằm tiết kiệm ngân sách. 
  • Tiến hành tăng thuế tiêu dùng nhằm kiềm chế nhu cầu chi tiêu cá nhân quá mức.

Vay viện trợ nước ngoài 

Các khoản vay viện trợ nước ngoài thường không hoặc áp dụng mức lãi suất thấp. Những quốc gia đang trong quá trình phát triển sẽ tận dụng nguồn vốn này để tái thiết cơ sở hạ tầng. Khoản lãi không đáng kể cùng với kỳ hạn vay dài sẽ rất có lợi ngay cả khi đồng nội tệ bị trượt giá.

Phối hợp các phương pháp kiềm chế lạm phát 

Để duy trì mức lạm phát ở mức tự nhiên, mỗi chính phủ cần phải phối kết hợp nhiều biện pháp khác.

  • Khuyến khích giao thương cả trong và ngoài nước 
  • Thực hiện giảm thuế 
  • Cải cách hệ thống phân bổ tiền tệ 
  • Gia tăng mở bán các loại chứng từ có giá cho hệ sinh thái ngân hàng thương mại 

Tiền kỹ thuật số và lạm phát 

Hầu hết các chính phủ trên thế giới hiện nay đều phải gồng mình để duy trì mức lạm phát ở mức cho phép. Trong khi đó một số chuyên gia và nhà đầu tư lại đang xem những loại tiền điện tử như Bitcoin là “vũ khí bí mật” để kiểm soát lạm phát.

Bitcoin được xem như đồng tiền giảm phát đối phó lại với lạm phát 

Nguồn cung Bitcoin đã được ấn định ở con số 21 triệu BTC. Trong trường hợp khai thác hết, đội ngũ phát triển dự án cam kết không phát hành thêm Bitcoin ra thị trường. Vậy nên, khi sử dụng Bitcoin vào các giao dịch mọi người không còn phải lo lắng về vấn đề lạm phát.

Tuy rằng việc chấp nhận Bitcoin như một loại tiền chính thức vẫn còn gây ra không ít tranh cãi. Thế nhưng rất nhiều chuyên gia và giới đầu tư đều cho rằng Bitcoin mang đầy đủ đặc tính của một đồng tiền giảm phát, đối phó lại với thực trạng lạm phát. Tại Venezuela, quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới, người dân cũng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng Bitcoin và một vài loại tiền mã hóa khác

Tổng kết 

Lạm phát là gì? Hiểu đơn giản đây là tình trạng mà giá cả các loại hàng hóa trong thị tăng trong thời gian dài. Cùng với đó là sự mất giá của tiền tệ. Lạm phát mang đến cả tác động tích cực và tiêu cực. Một quốc gia phát triển sẽ luôn điều chỉnh tỷ lệ lạm phát ở mức tự nhiên dưới 10%. Khi lạm phát không được kiểm soát dễ dẫn đến tình trạng mất ổn định, kinh tế suy thoái, phân chia giai cấp giàu nghèo ngày một sâu sắc.

Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất:

Lạm phát là g, Giảm phát là gì, Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào, Lạm phát ở Việt Nam, Ví dụ về lạm phát, Bản chất của lạm phát là gì, Hậu quả của lạm phát, Thiểu phát là gì

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *