Bất Động Sản

Số đỏ là gì ? Sổ hồng là gì ? Cách phân biệt : Tổng hợp thông tin

Sổ hồng, sổ đỏ thường được mọi người đề cập đến trong cuộc sống thường ngày lẫn trong lĩnh vực bất động sản. Vậy  thực tế bạn đã hiểu rõ được sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì chưa? Liệu hai sổ này có điểm gì khác nhau và giá trị pháp lý như thế nào? Việc tìm hiểu kỹ càng những thông tin về 2 loại sổ này sẽ đảm bảo tính pháp lý trong quá trình mua bán, chuyển nhượng đất đai.

Xem thêm:

Tìm hiểu Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì?

Khi bắt gặp một vấn đề nào đó việc nhận diện được khái niệm, thông tin cụ thể mới khái quát hết mọi vấn đề liên quan. Và đối với sổ hồng, sổ đỏ cũng thế. Chi tiết khái niệm sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì đã được giải đáp cụ thể như sau:

Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì cần phải hiểu rõ nếu không việc giao dịch bất động sản sẽ khó khăn

Khái niệm sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ hay còn được biết đến tên gọi tiếng Anh là Land Registration. Hoặc cũng có thể gọi là Land Ownership Certification. Hay chính xác là giấy chứng nhận QSDĐ. Sổ được ban hành cho chủ nhân sở hữu đất và tài sản gắn với đất bởi Bộ tài nguyên và môi trường.

Theo như quy định đề ra Sổ đỏ được dùng để chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ nhân sở hữu. Trong đó bao gồm các loại đất như:

  • Đất ở
  • Đất nông nghiệp
  • Đất rừng
  • Đất giao thông
  • Đất phi nông nghiệp
  • Đất làm vườn
  • Đất nuôi trồng thủy hải sản

Cơ quan đảm nhận vai trò cấp sổ đỏ cho hộ gia đình chính là UBND các cấp trực thuộc thành phố.

Khái niệm sổ hồng là gì?

Sổ hồng là gì? Loại sổ này hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là House Ownership Certificate. Bản chất đây là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Loại giấy này được chứng nhận và xác thực do Bộ xây dựng ban hành.

Sổ hồng là sổ có bìa màu hồng được Bộ xây dựng ban hành

Trong sổ hồng ghi rõ các thông tin liên quan đến vấn đề sở hữu nhà ở, đất đai. Ví dụ như Sở hữu nhà ở thế nào? Sử dụng đất ở thuộc quyền riêng hay chung? Sổ được cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà là chung đất như nhà chung cư. Nếu các hộ gia đình khi sử dụng sổ hồng thổ cư vi phạm quy định về luật đất đai sẽ phải bị chịu phạt. Thậm chí có thể bị tịch thu quyền sở hữu.

Cách thức phân biệt sổ đỏ với sổ hồng

Về cơ bản có khá nhiều cách để bạn có thể nhận diện, phân biệt được giữa sổ đỏ và sổ hồng. Bởi vì thông qua tên gọi, khái niệm sổ đỏ: Sổ hồng: cũng có thể thể nhận diện được phần nào. Tuy nhiên để bạn có cho mình cái nhìn chi tiết hơn dưới đây là phân tích cụ thể. Bạn hãy tìm hiểu cẩn thận để bỏ túi cho mình thông tin thiết yếu.  

Điểm khác nhau giữa sổ đỏ với  sổ hồng

Để xét được sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ bạn có thể dựa vào nhiều yếu tố liên quan. Trong đó cơ bản sẽ có 3 yếu tố chính sau đây giúp quá trình nhận diện trở nên dễ dàng và đơn giản hơn nhiều. Cụ thể:

Sổ đỏ và sổ hồng bản chất từ vẻ ngoài đã có sự khác biệt rất dễ dàng nhận ra

Thông qua màu sắc cuốn sổ

Một cách nhận diện sự khác nhau giữa sổ đỏ, Sổ hồng là gì: đơn giản, chính xác nhất là dựa vào màu sắc. Đây cũng chính là nguồn gốc cho cái tên sổ hồng, sổ đỏ ra đời. Bởi lẽ hai cuốn sổ này có màu sắc khác nhau. Ngay từ tên gọi cũng cho ta nhận định cụ thể. Theo đó:

  • Sổ đỏ được thiết kế với dạng bìa cứng mang màu sắc đỏ tươi
  • Sổ hồng cũng được thiết kế dạng bìa cứng tuy nhiên màu sắc lại là màu hồng nhạt.

Thông qua hình thức

Về hình thức thì mẫu sổ đỏ được cấp cho người sử dụng đất. Mục đích chính là bảo hộ quyền cũng như lợi ích được quy định là hợp pháp cho người sử dụng đất. Mà người bảo hộ chính là Cơ quan pháp luật Nhà nước.

Còn riêng đối với sổ hồng lại khác. Loại sổ này được Cơ quan thẩm quyền cho chủ sở hữu nhà ở. Đồng thời là chủ sử dụng đất ở. Giấy chứng nhận QSH nhà ở sẽ được cấp cho Chủ sở hữu nhà. Tuy nhiên không phải là chủ sử dụng đất ở.

Mỗi loại sổ mang một hình thức khác nhau theo quy định đề ra

Thông qua tính chất của sổ

Nếu dựa vào tính chất của 2 loại sổ này cũng cho thấy sự khác biệt nhỏ. Trong đó đa phần sổ đỏ sẽ được cấp cho hộ gia đình trực tiếp quản lý và bảo quản. Một khi tiến hành giao dịch sang tên hoặc chuyển nhượng có liên quan tới bất động sản thì cần có sự đồng ý của đối tượng liên quan. Đó là các thành viên đủ 18 tuổi trở lên, có tên trong sổ hộ khẩu mà gia đình. Việc đồng ý thể hiện bằng chữ ký.

Mặt khác với sổ hồng thì có phần đơn giản hơn nhiều. Một khi có ý định giao dịch, chuyển nhượng thì chỉ cần có chữ ký người đứng tên trên giấy chứng nhận là được. 

Thông qua Cơ quan thẩm quyền cấp

Một khi dựa vào Đơn vị thẩm quyền có trách nhiệm cấp cũng dễ dàng cho bạn kết quả khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ. Bởi vì sổ Đỏ bản chất được cấp bởi Bộ tài nguyên và môi trường. Còn riêng sổ hồng lại do Bộ xây dựng thực hiện ban hành.

Thông qua thời hạn sử dụng

Ngoài ra thời hạn sử dụng cũng là một yếu tố khác giúp bạn nhận diện được sự khác biệt của sổ đỏ, sổ hồng. Bởi vì bản chất hai loại sổ này có thời hạn sử dụng khác nhau. Trong đó:

  • Sổ đỏ được chứng nhận với thời hạn sở hữu vĩnh viễn
  • Sổ hồng được chứng nhận với thời hạn sở hữu nhất định. Hoặc là không sở hữu vĩnh viễn.

Sổ đỏ có thời hạn dùng vĩnh viễn còn sổ hồng quy định về thời gian

Điểm giống nhau giữa sổ đỏ & sổ hồng

Mặc dù có nhiều điểm khác nhau như thế nhưng thực chất 2 loại sổ này cũng có điểm giống nhau. Chính điều này đã tạo nên sự nhầm lẫn của mọi người khi được cấp sổ đỏ, sổ hồng. Cụ thể điểm giống nhau của 2 loại sổ này là:

  • Đều có chung mục đích là chứng minh tài sản bất động sản của người sở hữu. Cả hai cuốn sổ đều quy định rõ ràng về loại hình đất, tài sản và nhà ở. Do đó dựa trên cơ sở pháp lý vậy thì hai loại sổ này đều có chung mục đích là chứng minh quyền sở hữu của Chủ nhân tài sản gắn liền.
  • Chưa dừng lại ở đó bản chất của 2 loại sổ này đều được cấp bởi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó mỗi loại đều thể hiện rõ ràng, đầy đủ các thông tin liên quan như sau:

o   Thông tin về quyền chủ sở hữu tài sản gắn liền

o   Diện tích sản phẩm bất động sản sở hữu

o   Tất cả các loại hình bất động sản liên quan gồm có

o   Địa chỉ chính xác của bất động sản

o   Thông tin về Chủ sở hữu sản phẩm bất động sản đó

o   …

Liệu Sổ đỏ, sổ hồng thì sổ nào giá trị hơn?

Có thể ghi nhận rằng hiện nay “tấc đất – tấc vàng”. Vậy nên tình trạng khẳng định chủ quyền sở hữu đất đai lại càng quan trọng hơn. Đó là lý do vì sao những thắc mắc liên quan đến vấn đề giá trị sử dụng của hai loại sổ này cũng được tìm hiểu nhiều.

Sổ hồng và sổ đỏ có giá trị ngang nhau

Về cơ bản ngày 19/10/2009 Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã được ban hành. Nghị định đưa ra nhằm thống nhất ban quyết định về cấp giấy chứng nhận. Theo Nghị định hai loại giấy tờ được nói ở đây (tức sổ đỏ và sổ hồng) sẽ được thống nhất phát hành thành một mẫu. Đồng thời được áp dụng trong phạm vi cả nước cho mọi loại hình đất, nhà lẫn tài sản gắn liền đất. Tuy nhiên thực tế hiện nay 3 loại giấy tờ này vẫn đang lưu hành trên thị trường nhà đất.

Vậy nên dựa vào Nghị định thống nhất như trên ta có thể đưa ra được nhận định về giá trị 2 loại sổ nói trên. Theo đó cơ bản sổ đỏ hay sổ hồng đều là giấy chứng nhận QSDĐ mà Cơ quan thẩm quyền ban hành. Vì thế hai loại giấy này có giá trị pháp lý như nhau. Không có sổ nào là quan trọng hơn, giá trị hơn sổ nào.

Bản chất để xác định giá trị của sổ đỏ hoặc sổ hồng thì giới bất động sản sẽ dựa vào thông tin sổ để quyết định. Cụ thể là thông tin về diện tích, sản phẩm, về tài sản liên quan,….

Điều kiện để cấp sổ hồng là gì?

Về điều kiện để được cấp sổ hồng cơ bản đã được quy định rõ ràng tại Luật đất đai 2013. Chi tiết căn cứ theo Khoản 1 Điều 99. Trong đó nhà nước quy định sẽ cấp giấy chứng nhận QSD cho các trường hợp sau:

  • Người đang sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD quy định tại Điều 100, 101, 102.
  • Người được Nhà nước giao/thuê đất áp dụng từ 01/07/2014.
  • Người được phép chuyển đổi, thừa kế, tặng cho QSDĐ.
  • Người được sử dụng BĐS dựa vào kết quả hòa giải thành khi có tranh chấp xảy ra.
  • Người đã trúng thầu ở phiên bản đấu giá QSDĐ
  • Người dùng đất thuộc các KCN, CCN, khu chế xuất,…
  • Người mua nhà ở cùng các tài sản gắn liền
  • Người được Nhà nước thực hiện hóa giá, thanh lý nhà gắn liền đất,….
  • Người sử dụng đất đã tách thửa, hợp thửa. Hoặc những thành viên gia đình, vợ chồng thực hiện tách thửa, hợp nhất.
  • Người sử dụng đất thực hiện đề nghị cấp đổi/cấp lại GCN bị mất
  • ….

Chi tiết điều kiện mà bạn có thể tìm hiểu

Hồ sơ xin cấp sổ đỏ (sổ hồng)

Cơ bản sổ đỏ và sổ hồng là thế. Vậy liệu hồ sơ xin cấp sổ đỏ, Sổ hồng là gì? Chi tiết hồ sơ sẽ được chuẩn bị theo 2 hình thức khác nhau. Cụ thể là:

Hồ sơ xin cấp sổ đỏ (sổ hồng) khi có giấy tờ QSDĐ

Nếu có giấy tờ QSDĐ thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ thiết yếu như sau:

  • Đơn đăng ký xin cấp sổ đỏ. Cụ thể mẫu đơn chuẩn bị theo mẫu 04a/ĐK
  • Chuẩn bị một trong những loại giấy tờ liên quan về QSDĐ được quy định ở Luật đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Chi tiết tại Điều 100 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể là nộp bản sao, xuất trình bản chính khi đối chiếu.
  • Giấy tờ liên quan về tài sản gắn liền cùng đất. Bao gồm như:
    • Giấy chứng nhận QSH nhà ở. Hoặc giấy chứng nhận công trình không phải nhà ở.
    • Chứng nhận QSH rừng sản xuất là rừng trồng
    • Chứng nhận QSH cây lâu năm. Nếu có tài sản, yêu cầu chứng nhận
  • Chứng từ công nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính. Ví dụ như biên lai, tiền sử dụng đất,….Hoặc là các giấy tờ liên quan tới miễn, giảm nghĩa vụ tài chính.
  • Các giấy tờ khác:

o   Sổ hộ khẩu

o   Chứng minh nhân dân/căn cước

o   …

Hồ sơ xin cấp chỉ cần chuẩn bị 1 bộ là đủ

Hồ sơ xin cấp sổ đỏ (sổ hồng) khi không sở hữu các giấy tờ chứng minh

Trong trường hợp không có giấy tờ chứng nhận thì bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ cần thiết là:

  • Mẫu đơn đăng ký xin cấp sổ đỏ. Áp dụng theo mẫu 04a/ĐK
  • Xác nhận UBND xã về sử dụng đất lâu dài, ổn định
  • Xác định UBND xã về không tranh chấp, phù hợp quy hoạch
  • Chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
  • Các giấy tờ liên quan. Bao gồm như sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân,….

Lời kết

Trên đây là giải đáp cơ bản về Sổ đỏ, Sổ hồng cũng như cách phân biệt chi tiết và các thông tin tổng hợp liên quan. Ắt hẳn bạn đã bỏ túi được cho mình thông tin hữu ích rồi nhỉ. Nếu bạn còn có thắc mắc nào khác cần giải đáp đừng quên comment để được làm sáng tỏ. 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *