Phân Tích Kỹ Thuật

WMA – Đường trung bình trượt có trọng số & Cách sử dụng đường WMA

Mỗi dạng đường MA được sử dụng trong PTKT đều chưa thực sự hoàn hảo. Trong đó đường SMA dù có độ phổ biến nhất nhưng độ nhạy lại rất kém trước biến động giá. Còn đường EMA mặc dù phản ánh nhanh nhưng lại mức độ sai số vẫn khá lớn. Đường WMA đã khắc nhược điểm của 2 dạng đường MA nói trên. Vậy WMA – đường trung bình trượt có trọng số là gì? Làm thế nào để sử dụng loại đường này hiệu quả nhất? 

Xem thêm:

WMA – Đường trung bình trượt có trọng số là gì? 

WMA hay còn gọi là đường trung bình trượt hoặc đường trung bình động có trọng số. Đây thuộc dạng chỉ báo kỹ thuật được nhà đầu tư sử dụng xác định tín hiệu gần đây và không bị tác động nhiều bởi dữ liệu trong quá khứ. 

WMA – Đường trung bình trượt là gì? 

Để xác định đường WMA người ta sẽ nhân giá của từng mô hình nến thành phần với trọng số. Nhà đầu tư thường sử dụng công cụ chỉ báo này để xác định tín hiệu giao dịch. Chính bởi cách tính có phần độc đáo như vậy nên đường trung bình động có trọng số, có khả năng theo dõi diễn biến giá chính xác hơn so với đường SMA (đường trung bình động đơn giản).

Giả dụ, khi xu hướng giá di chuyển cao hơn đường WMA thì có thể xem đây là tín hiệu thoát giá khỏi vùng giao dịch. Ngược lại nếu dịch chuyển gần hoặc xuống dưới so với đường WMA báo hiệu thời điểm thuận lợi để bắt đầu giao dịch.

Qua phần giải thích tóm lược vừa rồi có lẽ bạn đã phần nào nắm rõ WMA – đường trung bình trượt là gì. Trong phần tiếp theo, bạn sẽ tiếp tục được hướng dẫn cách tính toán và sử dụng đường WMA.

Cách thức hoạt động của đường WMA 

Sử dụng đường WMA giúp nhà đầu tư xác định tương đối xu hướng dịch chuyển giá. Từ đó đưa quyết định đặt lệnh phù hợp với tình hình. Công cụ này cho phép chỉ ra vùng giá hỗ trợ kháng cự. Khi WMA tăng có nghĩa đã xuất hiện xu hướng hỗ trợ hành động giá. 

Cách thức hoạt động của đường WMA 

Trong khi đó nếu đường WMA giảm lại cho biết đã có xu hướng phản kháng lại hành động giá. Dựa vào tính chất này, nhà đầu tư có thể đưa ra quy tắc nếu WMA tăng thì sẽ đặt lệnh mua. Còn nếu WMA gần với giá thì nên đặt lệnh bán.

Đường trung bình trượt WMA không nên được sử dụng khi tìm điểm giao dịch ở đáy hay đỉnh. Độ trễ ngắn hơn so với đường SMA giúp cho WMA có phản ứng nhanh nhạy với diễn biến thị trường.

Hướng dẫn cách tính đường trung bình trượt WMA 

Trong quá trình tính toán giá trị đường WMA, những điểm dữ liệu mới nhất luôn được gắn với trọng số lớn hơn. Còn điểm dữ liệu xa hơn lại gắn với trọng số nhỏ hơn. Tổng trọng luôn luôn phải bằng 1 hoặc 100%

Hướng dẫn cách tính đường trung bình trượt WMA 

Muốn tính toán chính xác giá trị của đường WMA, bạn cần lần lượt thực hiện theo 4 bước.

Bước 1: Xác định các con số muốn tính giá trị trung bình 

Trước tiên bạn cần liệt kê danh sách những con số cần thiết để xác định đường trung bình trượt WMA. Trong ví dụ phân tích này, Dũng sẽ sử dụng giá chốt phiên của cổ phiếu ABC tính từ ngày 1/1 đến ngày 5/1. 

Theo đó, mức giá chốt phiên lần lượt là 90 USD, 88 USD, 89 USD, 90 USD, 91 USD. Mức giá gần nhất chính là giá chốt phiên của ngày 1/1, giá xa nhất là giá chốt phiên của ngày 5/1.

Bước 2: Xác định trọng số cho từng mức giá 

Ở bước này, bạn cần tiếp tục tìm ra giá trị trọng số tương ứng với từng mức giá. Ở ví như dưới đây, Dũng sẽ gắn giá cao nhất là 15 cho mức giá gần nhất. Như vậy, trọng số đầu tiên mà Dũng tìm ra là 1/15. Những giá trị trọng số tiếp theo sẽ nghịch đảo của 1/15 nhưng với tử số cộng thêm 1 đơn vị. Cụ thể bạn hãy theo dõi bảng tổng hợp dưới đây.

Thời điểm  Giá chốt phiên  Giá trọng số 
1/1 90 USD  1/15
1/2 88 USD  15/2
1/3 89 USD  15/3
1/4 90 USD  15/4
1/5 91 USD  15/5

Bảng xác định trọng số tương ứng với từng mức giá chốt phiên 

Bước 3: Tính giá trị tương ứng với từng trọng số 

Khi đã tìm ra trọng số tương ứng với từng giá chốt phiên, bạn cần tiếp tục nhận trọng số với giá chốt tương ứng. Kết quả sẽ cho ra giá bình quân.

Thời điểm  Giá chốt phiên  Giá trọng số  Giá bình quân 
1/1 90 USD  1/15 6.07 USD 
1/2 88 USD  15/2 12 USD 
1/3 89 USD  15/3 17.8 USD 
1/4 90 USD  15/4 23.47 USD 
1/5 91 USD  15/5 30 USD 

Bảng giá trị bình quân theo giá chốt phiên tương ứng với trọng số 

Ngoài ra để tính toán giá trị của đường trung bình trượt WMA, bạn còn có thể áp dụng công thức:

Công thức tính đường WMA 

Lưu ý, trong công thức trên thì n chính là khoảng thời gian.

Bước 4: Cộng tổng giá trị 

Bước cuối cùng khá đơn giản khi bạn đã xác định được giá bình quân thì chỉ cần cộng tổng chúng lại. Chẳng hạn với giá bình quân cổ phiếu ABC như ở ví dụ trên, bạn hãy cộng tổng tất cả giá đã tính toán ở bước 3.

Giá trị WMA = 6.07 USD + 12 USD + 17.8 USD + 23.47 USD + 30 USD = 89.34 USD 

Như vậy, đường WMA trong chu kỳ từ ngày 1/1 đến 5/1 sẽ đạt giá trị 89.34USD.

Làm thế nào để sử dụng đường WMA trong giai đoạn đạt hiệu quả nhất?

Đường trung bình trượt WMA có quy tắc sử dụng gần tương đương với dạng đường SMA và EMA. Theo đó, khi đường WMA hội tụ với đường giá theo hướng đi lên là tín hiệu cho biết nhà đầu tư nên mua vào.

Nếu đường WMA hội tụ với đường giá theo hướng đi xuống thì có thể hiệu đây là tín hiệu cho biết nhà đầu tư nên bán ra.

Trong trường hợp giá vẫn tăng đồng thời đường giá giao với đường WMA ngắn, cùng lúc đường WMA ngắn giao với đường WMA dài cho biết xu hướng tăng vẫn đang thắng thế. Nhà đầu tư nên mua vào khi giá quay về vùng hỗ trợ.

Đường WMA đã khắc phục nhược điểm phản ứng chậm của đường SMA. Bởi trọng số ở bước giá cuối cùng luôn rất cao. Các mô hình nến biến động mạnh đột biến kéo theo đường WMA có xu hướng biến đổi nhanh hơn so với đường SMA.

Mặc dù đường WMA đã khắc khá nhiều yếu điểm của đường SMA và EMA nhưng trong phân tích kỹ thuật thì không có công cụ chỉ báo nào hoàn hảo 100%. Vì nếu phản ứng quá nhanh sẽ rất dễ rơi vào bẫy phá giá ảo. Vậy nên để tăng độ chính xác trong khi phân tích, bạn vẫn nên phối hợp đường WMA với các công cụ chỉ báo khác.

Tổng kết 

Đường WMA đã phần nào khắc phục một số nhược điểm của đường SMA và EMA. Tuy nhiên không vì vậy mà nhà đầu tư tin tưởng hoàn toàn vào tín hiệu mà công cụ chỉ báo này cung cấp. Thay vào đó, bạn hãy kết hợp nhuần nhuyễn với một số công cụ khác như đường trendline chẳng hạn. Vậy đến đây có lẽ bạn cũng đã hiểu được WMA – đường trung bình trượt là gì. Rất cảm ơn vì đã theo dõi hết phần chia sẻ của Dũng.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *