Phân Tích Kỹ Thuật

Giảm phát là gì? Toàn tập thông tin về giảm phát

Khi phân tích tình hình kinh tế của một quốc gia, người ta thường chỉ chú ý đến tỷ lệ lạm phát. Đương nhiên không phải nơi nào trên thế giới cũng xảy ra tình trạng lạm phát. Tại một số quốc gia hoặc các khu vực đặc biệt, giảm phát lại có phần thắng thế hơn. Vậy chính xác thì giảm phát là gì

Xem thêm

Giảm phát là gì? 

Giảm phát là gì? – Nếu như lạm phát là tình trạng mất giá của đồng tiền và sự tăng giá của hàng loạt hàng hóa thì giảm phát lại hoàn toàn ngược lại. Giảm phát hay Deflation phản ánh sự giảm giá chung của các loại hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế. Đi kèm theo đó là sự mạnh lên hay tăng giá trị của đồng tiền so với các loại ngoại tệ khác.

Giảm phát là gì? 

Hiểu đơn giản với cùng một 1 đồng tiền trước đây bạn chỉ mua được 1 chiếc bánh mì. Thì nay với cùng số tiền đó bạn lại thể mua 2 hoặc nhiều chiếc bánh mì. 

Khi giá cả chung của nền kinh tế giảm xuống kéo theo đó là sự mạnh lên của đồng nội tệ. Với cùng một số tiền nhưng người dân lại chi tiêu được vào nhiều hàng hóa hơn. Chẳng hạn như bình thường thì 23.000đ chỉ đổi lại 1 USD, nhưng khi xuất hiện giảm phát thì chỉ với 20.000đ bạn đã mua được 1 USD.

Công thức tính chỉ số giảm phát 

Chỉ số giảm phát cho biết nhiều điều về sức khỏe của nền kinh tế. Chính vì vậy, hàng năm trong báo cáo tình hình tài chính quốc gia chỉ số này đều gần như không thể thiếu. Vậy làm thế nào để tính toán mức giảm phát của một quốc gia? Dưới đây là công thức bạn có thể tham khảo:

Mức giảm phát GDP = (GDP danh nghĩa : GDP thực tế) × 100

Dựa vào chỉ số giảm phát GDP, bạn còn dễ dàng suy ra được cả tỷ lệ lạm phát. Chẳng hạn để tính mức lạm phát theo từng năm, người ta sẽ sử dụng công thức sau:

Inflation rate = (Chỉ số giảm phát năm sau – chỉ số giảm phát năm trước) : chỉ số giảm phát năm trước

Trong đó, Inflation rate chính là tỷ lệ lạm phát. Mỗi quốc gia phát triển luôn cố gắng duy trì mức lạm phát ở mức dưới 10% (lạm phát tự nhiên). Khi tỷ số lạm phát ở mức thấp, nền kinh tế lúc này đang trong giai đoạn thiểu phát. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về khái niệm này.

Phân biệt giữa giảm phát và thiểu phát 

Thiểu phát chính là lạm phát ở mức cực thấp

Trong khi so sánh phân tích, bạn cần đặc biệt lưu ý giữ giảm phát và thiểu phát. Hai hiện tượng này có vẻ gần như giống nhau nhưng xét kỹ về bản chất thì lại khá khác biệt.

Theo đó, thiểu phát chính là lạm phát ở mức cực thấp. Thiểu phát sẽ xuất hiện trong một số bối cảnh đặc biệt của nền kinh tế. Cụ thể như:

  • Giá hàng hóa giảm liên tục đồng thời tăng trưởng GDP ở con số âm.
  • Hệ thống ngân hàng gặp vướng mắc trong việc cho vay. Họ đặt ra mức lãi suất ở mức thấp. Thiểu phát khiến lãi suất thực tế tăng khiến mọi người ngần ngại khi đi vay vốn. Kết quả khiến tiền trong ngân hàng bị ứ đọng.
  • Mức lạm phát thấp tiền công thực tế của người lao động sẽ tăng lên. Giá bán hàng hóa giảm xuống vô tình làm giảm động lực sản xuất.

Tóm lại, thiểu phát có thể khiến giá cả hàng hóa giảm xuống nhưng đồng tiền nội tệ vẫn bị mất giá. Còn với giảm phát giá hàng hóa, dịch vụ giảm nhưng đồng tiền lại mạnh lên.

Vì sao lại xuất hiện tình trạng giảm phát? 

Bạn đã hiểu phần nào định nghĩa giảm phát là gì nhưng chưa biết lý do nó lại xuất hiện? Thắc mắc này không chỉ riêng bạn đặt ra mà rất nhiều người khác cũng có cùng mối quan tâm như vậy.

Giảm phát hay lạm phát xuất hiện, đều là do sự thay đổi trong cán cân cung cầu của thị trường. Dựa vào các phân tích kinh tế học, giá cả của mọi loại mặt hàng đều định hình bởi chính nhu cầu của người dùng. Như vậy, nếu nhu cầu của khách hàng đối với một loại hàng hóa giảm xuống thì giá của chúng cũng giảm xuống. Giảm phát tại một quốc gia có thể đến từ nhiều nguyên nhân.

Cấu trúc vốn của thị trường thay đổi 

Sự thay đổi ở đây đến từ những doanh nghiệp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong cùng một lĩnh vực cạnh tranh nhau gay gắt. Họ đua nhau hạ giá thành để thu hút khách hàng. Khi đó cấu trúc thị trường đã có sự dịch chuyển, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chính sách giảm giá của họ.

Sự thay đổi cấu trúc thị trường làm cho giảm phát xuất hiện 

Đặc biệt là khi thị trường cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với vốn vay, lãi suất vay ưu đãi,.. Tất cả tạo động lực cho doanh nghiệp có thêm tiềm lực cải thiện hệ thống sản xuất. Lúc này, chi phí sản xuất đã giảm đồng thời năng suất lao động cũng tăng lên đáng kể.

Khi hàng hóa sản xuất ra nhiều hơn, giá thành sản phẩm đương nhiên cũng phải giảm xuống. Nguồn cung khi đó có thể đã lớn hơn nhu cầu thực tế của thị trường, tạo áp lực giảm giá mạnh, hình thành giảm phát.

Năng suất sản xuất đã cải thiện 

Với sự đầu tư cải tiến hệ thống máy móc, quy trình sản xuất khiến cho hàng hóa sản xuất ra nhiều hơn. Tuy vậy chất lượng sản phẩm không hề bị hạ thấp mà vẫn đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.

Sự cải thiện trong quá trình sản xuất làm cho số lượng hàng hóa sản xuất ra nhiều hơn 

Sự ra tăng nhanh số lượng hàng hóa khiến doanh nghiệp cần phải tìm cách để chúng được tiêu thụ. Việc này thực hiện thông qua các chương trình giảm giá, khuyến mãi. Trước chính sách đồng loạt nâng cao năng suất và giảm giá sản phẩm vô tình tạo áp lực lên thị trường gây ra tình trạng giảm phát.

Nguồn cung giảm xuống 

Bên cạnh việc giá thành hàng hóa, dịch vụ giảm thì việc nguồn cung giảm cũng là nguyên nhân gây ra giảm phát. Việc không phát hành thêm tiền ra thị trường giúp cho giá trị đồng tiền đó không bị xuống giá. Thậm chí là tăng nhanh giá trị.

Một số điều tiết từ phía ngân hàng trung ương như bán trái phiếu chính phủ. Hoặc cơ cấu lại thị trường vốn đảm bảo cho nguồn tiền lưu hành trên thị trường luôn ở mức ổn định, không tăng. Kết hợp với việc giảm hàng hóa trên thị trường đã khiến nền kinh tế bước vào thời kỳ giảm phát.

Chính phủ áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng”

Khi nhận thấy nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái, chính phủ các nước thường áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Đó là việc cắt giảm các khoản chi tiêu công xuống mức thấp nhất, giảm gánh nặng cho nền kinh tế.

Chính sách thắt lưng buộc của một số chính phủ làm trầm trọng hóa tình trạng giảm phát 

Việc giảm chi tiêu công lại càng khiến các ngành sản xuất gặp khó hơn trong quá trình kích cầu tiêu dùng. Như vậy, giảm phát thường xuất hiện trong bối cảnh một nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái và cố gắng vực dậy sau khủng hoảng.

Giảm phát – “con quái vật với nền kinh tế”

Trong suốt năm qua khi dịch COVID 19, không ít các quốc gia tung ra các gói kích thích tiền tệ siêu khủng. Việc tung ra những gói kích thích này nhằm mục đích ngăn chặn sự sụp đổ của nền kinh tế toàn bộ. Tuy nhiên khi thị trường quá dôi dư tiền nhưng hàng hóa lại khan hiếm dễ dẫn đến tình trạng lạm phát.

Tình trạng giảm phát kéo dài trong đại dịch COVID 19 gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế thế giới 

Trên lý thuyết thì là vậy nhưng từ cuộc đại suy thoái gần nhất vào năm 2008, lạm phát lại không diễn biến như nhiều chuyên gia dự đoán. Ngược lại trong chính bối cảnh đó, giảm phát lại thắng thế ở các quốc gia phát triển. Giảm phát diễn ra bất chấp hệ thống ngân hàng trung ương lớn liên tục bơm cả chục nghìn tỷ USD để vực dậy nền kinh tế.

Trong bối cảnh đại dịch COVID 19 nhiều hàng hóa vẫn không thể thoát khỏi tình trạng lao dốc về giá. Đơn cử như giá dầu thậm chí có lúc xuống mức 0 USD, hàng loạt công ty từ lớn đến nhỏ đều cắt giảm nhân viên. Tình trạng thất nghiệp diễn ra trong suốt năm qua gây ra nhiều xáo trộn mạnh trong đời sống của từng cá nhân. Hầu hết hàng hóa và dịch vụ đều rớt giá mạnh trước nhu cầu sụt giảm từ phía người tiêu dùng.

Một chuyên gia hàng đầu của quỹ tiền tệ IMF còn ra 2 xu hướng tiết kiệm mới nhưng chi phối rất mạnh mẽ suốt đại dịch vừa qua.

  • Thứ nhất là việc người dân hạn chế tối đa việc mua sắm hàng hóa không cần thiết trong bối cảnh các nước thực hiện giãn cách xã hội.
  • Thứ hai là xu hướng tiết kiệm để đối phó với những thay đổi bất định có thể xảy đến trong tương lai.

Kết hợp cả hai yếu tố đó lại hoàn toàn đủ sức hình thành một kỷ băng hà tiếp trong thời gian dài. Nó khiến cho nền kinh tế toàn cầu đứng trước nguy cơ bước vào thời kỳ đại suy thoái. Giảm phát kéo dài đã và đang hiện hữu với nhiều quốc gia.

Việc các nước áp dụng phong tỏa đã làm gián đoạn nguồn cung. Hệ quả tất yếu sẽ kiềm chế chi tiêu của tầng lớp lao động. Minh chứng dễ nhận thấy nhất là hàng loạt dịch vụ ăn uống, giải trí bị đình trệ. Hàng loạt nhà hàng ăn uống không trụ nổi đã buộc phải đóng hoặc cắt giảm phần lớn nhân viên. Đội ngũ nhân viên bị sa không dễ để tìm được công việc mới. Vậy nên, họ buộc phải tiết giảm chi tiêu và chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết. Tình trạng tương tự cũng diễn ra trong nhiều ngành nghề khác.

Khi việc giảm giá sản phẩm, dịch vụ áp dụng trên diện rộng không chỉ một sớm một chiều mà diễn ra trong thời dài làm cho nền kinh tế bị ngưng trệ. Xu hướng của phần đông người tiêu dùng là tiếp tục chờ giá giảm sâu hơn nữa mới quyết định chi tiêu. Ngoại trừ nhu yếu phẩm thiết yếu thì các loại hàng hóa khác vẫn tiếp tục ế ẩm cho dù giá có giảm.

Với một vài phân tích trên, bạn có thể thấy rằng giảm phát có sức mạnh tàn phá nền kinh tế ghê gớm, không khác gì một con quái vật. Nếu không có biện pháp điều tiết kịp thời, mỗi quốc gia chắc chắn phải đối mặt với cuộc đại suy thoái trên quy mô rộng.

Tác động của giảm phát đến toàn bộ nền kinh tế 

Hầu hết các quốc gia đều cố gắng kiểm soát lạm phát mà vô tình quên đi rằng giảm phát cũng tác động tiêu cực không kém đến nền kinh tế.

Thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng tích cực 

Hành vi tiêu dùng của phần đông mọi người trong thời kỳ giảm phát đều có sự thay đổi. Doanh nghiệp khi sản phẩm ra một lượng hàng hóa lớn bắt buộc họ phải tìm mọi cách để tiêu thụ chúng. Và biện pháp dễ áp dụng nhất chính là giảm giá, tăng cường khuyến mãi kích cầu tiêu dùng.

Người tiêu dùng không còn mặn mà chi tiêu trong thời kỳ giảm phát 

Vậy nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều duy trì được chính sách giảm giá trong thời gian dài. Khi không còn trụ nổi với chính sách này, họ bắt đầu phải giảm quy mô sản xuất, tinh giản đội ngũ nhân viên. Kéo theo đó là hàng loạt hệ lụy khác sẽ phát sinh. Hậu quả nhãn tiền dễ nhận thấy nhất là thất nghiệp gia tăng.

Gia tăng xu hướng tiết kiệm 

Xét trên khía cạnh thị trường tài chính, giá trị của đồng tiền nội tệ luôn có xu hướng tăng khi nền kinh tế đang trong thời kỳ giảm phát. Khi đồng tiền ngày một có giá, người dân bắt đầu nghĩ đến chuyện tích trữ tiền mặt thay vì dùng tiền để chi tiêu vào các loại hàng hóa. Dòng tiền lúc nào đã rơi vào tình trạng ứ đọng “nằm chết”. Chúng không được cho vay và cũng chẳng đầu tư vào đâu cả.

Người dân có xu hướng tích trữ tiền mặt trong thời kỳ giảm phát 

Ngay cả khi doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, họ vẫn rất ngần ngại. Không chỉ bởi lãi suất mà quan trọng hơn, họ chưa biết phải sử dụng nguồn vốn vào đâu trong khi thị trường bị đình trệ.

Phá hủy quy mô nền kinh tế 

Nền kinh tế của một quốc gia bất kỳ nếu chìm sâu trong lạm phát trong thời gian dài thực sự rất đáng lo ngại. Nếu không phối hợp tốt các biện pháp ngăn chặn, toàn bộ nền kinh tế sẽ bị phá hủy. 

Lúc bấy giờ, đồng nội tệ tăng giá làm cho người dân ngày càng có xu hướng tiết kiệm, tích trữ tiền mặt. Doanh nghiệp sản xuất bị giảm sút lợi nhuận nghiêm trọng bởi khách hàng ngần ngại chi hầu bao, sản xuất buộc phải cắt giảm, thu nhập của người lao động giảm sút. Nghiêm trọng hơn là tỷ lệ thất nghiệp không ngừng tăng.

Cách để ngăn chẳng hạn tình trạng giảm phát 

Khi đã nắm rõ bản chất giảm phát là gì, mọi người hẳn đã phần nào thấy được những hệ lụy nghiêm trọng mà tình trạng này gây ra. Vậy làm thế nào để ngăn chặn giảm phát? Quá trình ngăn chặn sự giảm của hàng hoá và tăng giá trị của đồng nội tệ đòi hỏi sự phối hợp của toàn bộ nền kinh tế. Trong quá trình này bắt buộc phải có sự tham gia của chính phủ và hệ thống ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia.

Gia tăng nguồn cung tiền tệ 

Khi giảm phát xảy ra, đồng nội tệ tại mỗi quốc gia luôn có xu hướng mạnh lên. Người dân khi ấy dần chuyển sang thu gom tích trữ tiền mặt. Giải pháp hiệu quả nhất lúc này là bơm thêm tiền vào thị trường. Công việc chính của ngân hàng trung ương lúc này là phát thêm nội tệ để hạ bớt cơn khan hiếm.

Các ngân hàng trung ương cần bơm thêm tiền vào thị trường để ngăn chặn giảm phát 

Song song với đó, ngân hàng trung ương còn cần phải thu mua thêm cả đồng ngoại lệ để tăng giá của chúng so với đồng ngoại tệ. Hai biện pháp phối hợp trên có tác dụng gia tăng tốc độ luân chuyển của dòng tiền. Giảm nhu cầu tích trữ tiền mặt và kích thích nhu cầu chi tiêu của người dân.

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất 

Phía doanh nghiệp sản xuất rất cần có thêm sự hỗ trợ của chính phủ thông qua các chính sách mang tính kịp thời với thực tế. Chẳng hạn như giảm thuế, giãn nợ ngân hàng, tăng cường các gói vay ưu đãi,.. Các lực đẩy quan trọng này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn, duy trì sản xuất và công ăn việc làm cho nhân viên.

Gia tăng chi tiêu công 

Không ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia dù nợ công rất nhiều nhưng họ vẫn mạnh tay chi tiêu công. Nếu lạm dụng thái quá chính “thắt lưng buộc bụng” không phải khi nào cũng phát huy tác dụng. Ngược lại việc này còn làm cho nhiều ngành nghề ngưng trệ. Ví dụ như xây dựng chẳng hạn.

Các chính phủ cần tăng chi tiêu công để hạn chế tình trạng giảm phát lan rộng 

Một số chính phủ hiện nay thường chọn cách đầu tư tái thiết cơ sở hạ tầng, tập trung vào các hạng mục mũi nhọn phục vụ cho kinh tế, văn hóa, giáo dục sau này. Khi đầu tư xây dựng được đẩy mạnh sẽ kích thích nhiều ngành nghề khác phát triển theo. Thị trường bất động sản cũng vì vậy mà hoạt động sôi nổi hơn.

Tiến hành điều chỉnh lãi suất 

Lãi suất cho vay tại hệ thống ngân hàng thương mại và trung ương nên điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình. Theo đó, lãi suất tiền gửi nên tăng để kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng nên điều chỉnh lãi suất cho vay ở mức vừa phải giúp ngân hàng dễ tiếp cận nguồn vốn hơn.

Tổng kết 

Giảm phát là gì? Đây chính là tình trạng giá cả chung các mặt hàng trên thị trường giảm nhưng sức mua không hề tăng. Người dân khi đó có xu hướng tích trữ tiền mặt bởi đồng nội tệ đã mạnh lên. Tác động của giảm phát nhiều khi còn nặng nề không kém gì lạm phát. Trong đại dịch COVID 19 vừa qua không ít quốc gia đã phải trải qua thời kỳ giảm phát với hàng ứ đọng, lương người thất nghiệp tăng cao.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *