Nghề Nghiệp

PR là gì? Công việc & Phẩm chất cần có nghề PR

Trong thời đại công nghệ thông tin và thương mại điện tử, PR là một ngành rất hot. Ngành này thu hút được nhiều bạn trẻ năng động theo đuổi. Tuy nhiên, không ít bạn vẫn mơ hồ chưa hiểu đúng tính chất của ngành PR dẫn đến thiếu những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để làm nghề. Vậy thực chất PR là gì? Công việc của một nhân viên PR ra sao? Kỹ năng, phẩm chất cần có của nghề này như thế nào?

Xem thêm

PR là gì?

PR là gì?

PR là cụm từ tiếng Anh viết tắt để chỉ một ngành nghề. Vậy PR là gì trong tiếng Anh? PR là viết tắt của cụm từ Public Relation. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản là Quan hệ công chúng. 

Nghề PR trong từng lĩnh vực sẽ có cách hiểu chi tiết khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, PR là hoạt động truyền thông để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm đến đối tác, khách hàng. 

Mục đích chính của PR là gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tạo sự chú ý và gây dựng niềm tin ở khách hàng. Nếu PR tốt hình ảnh công ty và doanh số bán hàng sẽ được cải thiện đáng kể. Ngược lại, một chiến dịch PR thất bại có thể khiến công ty mất điểm trước các đối tác và khách hàng.

PR có thể được thực hiện thông qua nhiều các phương tiện khác nhau như các mạng xã hội, báo chí, quảng cáo trực tuyến, website… Mỗi phương tiện sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Tùy vào ngành nghề, đối tượng khách hàng, người làm PR sẽ lựa chọn phương tiện để truyền thông phù hợp.

Tầm quan trọng của PR trong hoạt động của các doanh nghiệp

Không phải ngẫu nhiên, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đều chú trọng đến khâu PR. Sự chú trọng này là bởi ngành PR đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. 

Công cụ hỗ trợ tiếp thị bán hàng

Ngành PR chính là tiền đề để giúp hoạt động bán hàng đạt được hiệu quả cao nhất. Bởi PR chính là quá trình giúp thay đổi nhận thức của khách hàng về sản phẩm một cách tự nhiên nhất. 

Nếu như quảng cáo sẽ khiến khán giả hoài nghi về sự tâng bốc quá đà thì PR lại mang đến sự chân thực hơn. PR giúp truyền tải những thông điệp của doanh nghiệp đến với khách hàng một cách tự nhiên và có chiều sâu hơn. Những thông điệp này sẽ đi vào tâm trí của khách hàng và thúc đẩy hành động mua hàng.

Xây dựng và tăng độ nhận diện thương hiệu

Ngành PR quan trọng vì chúng giúp xây dựng và tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động PR trên các kênh truyền thông, các sự kiện, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện theo chiều hướng tốt đẹp. Đồng thời, độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác cũng được gia tăng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có độ phủ sóng rộng hơn và hoạt động kinh doanh sẽ được hưởng nhiều lợi ích. 

Khi các chiến lược PR thành công, không chỉ hoạt động kinh doanh có nhiều khởi sắc mà doanh nghiệp cũng thu hút được nhiều nhân tài hơn. Bởi tâm lý của các ứng viên luôn muốn làm việc trong những doanh nghiệp có danh tiếng và hình ảnh tốt.

Với nhiều lợi ích mang lại nên PR ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm. Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều xây dựng bộ phận PR chuyên nghiệp để làm tốt công tác truyền thông. Do đó, cơ hội nghề nghiệp của ngành PR là rất rộng mở cho các bạn trẻ. 

Mô tả công việc chính nhân viên PR

Mô tả công việc của nhân viên PR

Tùy vào lĩnh vực, mô tả công việc của nhân viên PR sẽ có sự khác nhau. Chẳng hạn, PR trong marketing sẽ khác với PR trong mua hàng. Tuy nhiên, nhân viên PR vẫn có một khung các nhiệm vụ cơ bản. Vậy nhiệm vụ cơ bản của nhân viên PR là gì? Một người làm trong vị trí PR sẽ phải đảm nhận các công việc sau:

  • Xây dựng kế hoạch để thực hiện các chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp
  • Xây dựng ngân sách cho các chiến lược truyền thông
  • Liên hệ làm việc với các kênh truyền thông để cung cấp thông tin chi tiết về các chiến lược PR
  • Quản lý nội dung trên các kênh truyền thông đối nội, đối ngoại
  • Trả lời, phúc đáp, đính chính các thông tin liên quan đến doanh nghiệp
  • Cập nhật các thông tin trên các phương tiện truyền thông gồm fanpage, website, blog…
  • Tổ chức các buổi triển lãm, họp báo, chương trình từ thiện, quyên góp, đấu giá… cho mục đích PR
  • Nghiên cứu tâm lý khách hàng, tình hình thị trường để có chiến lược PR tốt nhất
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông

Có thể nói, PR giống như công việc của một người ngoại giao. Mọi công việc liên quan đến truyền thông, đối nội, đối ngoại của doanh nghiệp sẽ do bộ phận PR thực hiện.

Phẩm chất, kỹ năng cần có khi làm nghề PR 

Phẩm chất, kỹ năng cần có của nhân viên PR

PR là một công việc rất đặc biệt. Người làm công việc này ngoài kiến thức chuyên môn còn cần có những phẩm chất, kỹ năng như:

Kỹ năng giao tiếp tốt

Đối với lĩnh vực PR, giao tiếp tốt chính là chìa khóa của thành công. Bởi công việc PR sẽ phải thực hiện mọi hoạt động đối nội, đối ngoại, làm việc với các cơ quan báo chí, đơn vị truyền thông. Vậy nên giao tiếp là kỹ năng vô cùng quan trọng mà một nhân viên PR cần phải có. 

Một người khéo léo, hoạt ngôn, hướng ngoại sẽ có nhiều cơ hội phát triển với nghề PR hơn là những người hướng nội, ít nói, nhút nhát. Vậy nên nếu bạn xác định theo đuổi nghề PR thì cần phải trau dồi kỹ năng giao tiếp. 

Khả năng sáng tạo, nhạy bén trước các xu hướng

Khả năng sáng tạo và nhạy bén trước các xu hướng trên thị trường

PR là hoạt động để tăng độ nhận diện của công ty, tạo sức hút đối với khách hàng, đối tác. Muốn làm được điều này, nhân viên PR phải là người có óc sáng tạo và nhạy bén trước các xu hướng của thị trường để đưa ra những chiến lược PR hiệu quả nhất. Nếu không có sự sáng tạo và bắt trend tốt, các chiến lược PR sẽ không tạo được sự chú ý dẫn đến độ phủ sóng bị thu hẹp.

Tuy nhiên, người làm ngành PR cũng cần lưu ý sự sáng tạo và bắt trend vẫn cần trong một khuôn khổ nhất định. Bởi nếu mọi thứ bị “làm quá” sẽ dẫn đến “mất chất”, mất giá trị cốt lõi của thương hiệu. Như vậy, chiến lược PR sẽ phản tác dụng. 

Kỹ năng nghiên cứu, phân tích và chọn lọc thông tin

Người làm PR là người thực hiện công việc truyền thông. Để làm tốt công việc này, nhân viên PR phải có kỹ năng nghiên cứu, phân tích và chọn lọc thông tin. Mọi thông tin khi đăng tải trên các phương tiện truyền thông đều phải được chắt lọc kỹ lưỡng để đảm bảo mục đích PR cho thương hiệu. 

Am hiểu về các phương tiện truyền thông

Am hiểu về các phương tiện truyền thông

Công cụ chính của nghề PR chính là các phương tiện truyền thông như các trang mạng xã hội, báo chí, tivi… Chính vì vậy, để làm tốt công việc, nhân viên PR cần am hiểu sâu sắc về các phương tiện truyền thông để có những định hướng nội dung phù hợp.

Kỹ năng làm việc nhóm tốt

Chiến lược PR khi đưa vào thực hiện phải thông qua một quá trình trao đổi, thảo luận giữa tất cả các nhân viên trong nhóm. Vì vậy, người làm PR phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt để đạt hiệu quả cao trong công việc. 

Kỹ năng xử lý khủng hoảng

Kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông tốt

Bộ phận PR sẽ phải chịu trách nhiệm xử lý các khủng hoảng có thể xảy ra. Khủng hoảng này có thể là do các thông tin sai lệch hay do chất lượng sản phẩm, dịch vụ có vấn đề. Vì vậy, nhân viên làm trong nghề PR phải có kỹ năng xử lý khủng hoảng tốt để đưa ra những giải pháp kịp thời trong khi có các sự cố ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.

Kỹ năng tổ chức sự kiện

Một trong những cách PR tốt nhất cho các thương hiệu là tổ chức các sự kiện như từ thiện, đấu giá, tri ân khách hàng… Thông qua những sự kiện này sẽ giúp gia tăng độ nhận diện của thương hiệu. Vì vậy, nhân viên PR sẽ phải có kỹ năng tổ chức sự kiện để đạt được hiệu quả PR cho thương hiệu tốt nhất.

Khả năng viết lách tốt

PR là hoạt động đăng tải các thông tin trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Vì vậy, người làm PR phải có khả năng viết lách tốt để đảm bảo các thông tin thu hút được người đọc.

Sự tự tin

Đối với những người làm nghề PR, sự tự tin là rất quan trọng. Bởi đây là công việc thiên về giao tiếp. Do đó, nếu bạn có phong thái tự tin sẽ dễ tạo được ấn tượng đối với đối tác, khách hàng. Từ đó, việc thuyết phục khách hàng, đối tác cũng trở nên dễ dàng hơn.

Khả năng chịu áp lực tốt

PR là một công việc dễ chịu nhiều áp lực từ trong nội bộ cũng như các yếu tố tác nhân bên ngoài. Vì vậy, để làm nghề này, bạn cần có bản lĩnh và khả năng chịu áp lực tốt.

Các vị trí công việc PR trong doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Đối với công việc PR trong các doanh nghiệp, phổ biến nhất là các vị trí dưới đây:

Chuyên viên truyền thông / PR Executive 

Chuyên viên truyền thông

Đây là vị trí công việc phụ trách xây dựng các chiến lược truyền thông cho các thương hiệu. Để làm điều này, PR Executive sẽ phải xây dựng mối quan hệ với các cơ quan báo chí, người quản lý các trang mạng xã hội có tầm ảnh hưởng… Mức lương PR Executive thường dao động từ 10 -20 triệu đồng tùy vào quy mô của từng doanh nghiệp.

Trưởng phòng truyền thông / PR Manager

Đây là người chịu trách nhiệm cho việc duyệt các chiến lược truyền thông cho thương hiệu và quản lý nhóm PR. Bên cạnh đó, PR Manager sẽ phải phụ trách hoạch định chi phí PR và nghiên cứu định hướng các chiến dịch. Mức lương của trưởng phòng truyền thông dao động từ 20- 40 triệu đồng.

Giám đốc truyền thông/ PR Director

Giám đốc truyền thông

Đây là vị trí cao nhất mà những người làm ngành PR đều muốn hướng đến. PR Director là người chịu trách nhiệm cao nhất về chiến lược truyền thông của thương hiệu. Mức lương của giám đốc truyền thông dao động từ 40 -100 triệu.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ chi tiết để giải đáp băn khoăn  PR là gì và những điều cần biết đối với công việc này. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn trẻ hiểu rõ về nghề PR để có những định hướng phù hợp.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *