Phân Tích Kỹ Thuật

Mô hình tam giác (Triangle) là gì ? Cách giao dịch mô hình tam giác 

Mô hình tam giác (Triangle) chắc hẳn là công cụ PTKT được nhiều trader biết đến. Phần lớn các công cụ phân tích hiện hành chỉ giúp nhà giao dịch nhận biết tín hiệu đảo chiều của thị trường hoặc cho biết xu hướng sẽ tiếp diễn. Điều này khiến trader rất khó đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác vì khó xác định giá sẽ diễn biến theo chiều hướng nào. Với mô hình tam giác Triangle, nhà đầu tư có thể hạn chế được sai lầm trong phán đoán xu hướng.

Xem thêm

Mô hình tam giác (Triangle) là gì? 

Mô hình tam giác (Triangle) là một mô hình hỗ trợ PTKT cho biết sự tạm ngưng của xu hướng đang diễn ra trong hiện tại. Khi đó, giá có khuynh hướng hội tụ lại để chuẩn bị cho quá trình phá vỡ mạnh mẽ từ một phía trong mô hình tam giác.

Mô hình tam giác (Triangle) là mô hình hỗ trợ phân tích kỹ cho biết sự tạm ngưng của xu hướng đang diễn ra trong hiện tại

Tại vùng phạm vi của tam giác, hai bên mua và bán đều không thể hiện rõ sự cạnh tranh quyết liệt để giành lợi thế. Và càng về phía cuối của mô hình tam giác, biên độ giá lại có xu hướng thu lại hẹp hơn. Bởi lúc đó, một trong hai bên bắt đầu dồn lực và thành công trong việc hạ gục đối phương.

Như vậy, trader rất khó xác nhận giá có thể được phá theo hướng cụ thể như thế nào. Trader chỉ chắc chắn giá sắp có sự bứt phá mạnh mẽ theo mô hình tam giác.

Một mô hình Triangle được tạo thành từ 2 xu hướng chủ đạo. Trong đó, phải có một trong 2 đường cơ bản cần có độ dốc xuống hoặc dốc lên. Và đường còn lại di chuyển theo hướng đối nghịch hoặc đi thẳng lên.

Đường chuyển dịch của xu hướng phía trên luôn chạm các đỉnh. Đường này tương tự như một ngưỡng kháng cự. Còn đường xu hướng phía dưới lại đi qua từng đáy đại diện cho một ngưỡng hỗ trợ.

Mô hình tam giác (Triangle) gồm những dạng nào? 

Mô hình tam giác (Triangle) được phân thành 3 dạng chính. Gồm mô hình tam giác cân, mô hình tam giác tâm và mô hình tam giác giảm.

Mô hình tam giác cân

Mô hình tam giác cân hay Symmetrical Triangle tạo thành từ 2 đường kháng cự hỗ trợ. Thứ nhất là một đường kháng cự hướng xuống dưới, thứ 2 là một đường kháng cự hứng lên trên. Chúng hội tụ lại với nhau tại một điểm nằm phía bên tay phải, từ đó hình thành nên một tam giác cân.

Mô hình tam giác cân hay Symmetrical Triangle tạo thành từ 2 đường kháng cự hỗ trợ

Với mô hình Symmetrical Triangle, hai bên mua và bán đều đang chiếm giữ lợi thế như nhau giữ cho trạng thái thị trường ở ngưỡng cân bằng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu giá dịch chuyên một khoảng tương đương ¾ chiều dài tam giác, giá có khả năng cao bị phá vỡ với mức tăng 54%. Còn nếu giảm, mức giảm sẽ là 46%.

Giữa giá phá vỡ khi tăng và khi giảm có sự chênh lệch nhất định nhưng nếu xét tương quan thì chúng vẫn khá cân bằng. Trong trường hợp chịu tác động từ nguồn tin tức bên ngoài, xu hướng thị trường lại có khả năng nghiêng về một phía.

Mô hình tam giác tăng 

Tam giác tăng hay Ascending Triangle kết hợp từ đường kháng cự đi ngang và đường hỗ trợ có độ dốc hướng lên trên. Chúng sẽ giao nhau tại một điểm nằm ở vị trí phía bên phải tạo ra mô hình tam giác tăng.

Tam giác tăng được kết hợp từ đường kháng cự đi ngang và đường hỗ trợ có độ dốc hướng lên trên

Ở mô hình Ascending Triangle, bên mua đang áp đảo hơn so với bên bán (phần đáy sau lớn hơn so với đáy trước) nhưng phần định vẫn ngang bằng nhau. Khi đó giá có xu hướng dịch chuyển tăng khi mô hình bị phá vỡ. 

Cũng theo công trình nghiên cứu của chuyên gia kinh tế Kirkpatrick C.D & Dahlquist J.R, phần lớn mô hình Ascending Triangle bị phá vỡ thì chiều tăng chiếm đến 77% và chiều giảm chiếm 23%.

Mặc dù vậy tỷ lệ trên chỉ có tính tham khảo và không gì thực sự chắc chắn. Trong trường hợp đường xu hướng trên đóng vai là ngưỡng kháng cự, giá có xu hướng giảm cao hơn tăng. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, giá thường có xu hướng dịch chuyển đến mức 61% so với chiều dài tam giác, đến khoản này giá sẽ bị phá vỡ.

Mô hình tam giác giảm 

Tam giác giảm hay còn gọi là Descending Triangle. Đây là mô hình tam giác tạo thành từ sự kết hợp của đường kháng cự trượt xuống dưới và một đường hỗ trợ đi ngang. 

Mô hình tam giác giảm tạo thành từ sự kết hợp của đường kháng cự trượt xuống dưới và một đường hỗ trợ đi ngang

Với mô hình tam giác giảm, phần giá đã hình thành đỉnh ở vị trí thấp nhưng giá lại vẫn giữ tại ngưỡng hỗ trợ. Dấu hiệu này cho thấy bên bán đang thắng thế. Giá có khả năng giảm mỡ nếu mô hình bị phá vỡ.

Chuyên gia kinh tế ​Kirkpatrick C.D & Dahlquist J.R cho rằng ở mô hình Descending Triangle có tỷ lệ giá phá vỡ giảm cao hơn so với tỷ lệ tăng giá. Cụ thể khả năng giảm giá chiếm 64%, tăng giá chiếm 36%.

Như đã đề cập trong mục khái niệm, mô hình tam giác nói chung đều không phản ánh được tín hiệu đảo chiều hoặc xu hướng tiếp diễn. Vậy nên, khi xu hướng dưới trong mô hình tam giác đóng vai trò như ngưỡng hỗ trợ mạnh, khả năng giá bị phá vỡ sẽ dịch chuyển theo hướng tăng.

Cách giao dịch với các mô hình tam giác 

Ở mỗi mô hình tam giác, cách giao dịch mà trader áp dụng cần phải có sự ứng biến phù hợp.

Giao dịch với mô hình tam giác cân

Chính bởi không thể khẳng định chắc chắn giá khả năng dịch chuyển theo chiều hướng nào nên giải phải tối ưu nhất là đặt lệnh với cả hai hướng của tam giác. Đặc biệt, lệnh chờ được xem như giải pháp lý tưởng khi giao dịch với mô hình tam giác.

Giao dịch với mô hình tam giác cân

Trước tiên, bạn cần xác định đúng mô hình tam giác cân, nếu giá mới giao động ở một giới hạn nhỏ dần, hình thành đỉnh sau nằm thấp hơn đỉnh phía trước. Đồng thời, đáy sau rộng hơn đáy trước thì trader nên phác thảo 2 đường xu hướng ở phía trên và phía dưới.

Sau khi phác thảo xong nếu thấy mô hình hội tụ đầy đủ tính chất của tam giác cân, trader mới bắt đầu thực hiện đặt lệnh. Như vậy, trader sẽ không bị nhầm lẫn giữa một số mô hình tương tự.

Mô hình tam giác cân chỉ được xem là hiệu quả khi tạo thành từ sự kết hợp của một đường kháng cự và một đường hỗ trợ. Tóm lại giá phải đảm bảo yêu cầu giao với đường xu hướng ở phía trên và đồng thời dưới tối thiểu lần sau đó mới quay ngược. Khi đó mô hình tam giác cân có tỷ lệ tạo thành cao hơn.

Cách giao dịch với mô hình tam giác tăng 

Khi mới khởi đầu quá trình dao động ở một phạm vi hẹp, đáy hình thành sau luôn ở vị trí cao hơn đáy trước đó và đỉnh sau có thể bằng hoặc xấp xỉ đáy trước. Nếu hội tụ đầy đủ tất cả những điều kiện trên, mô hình tam giác cân tăng đã được hình thành. Khi đó, trader cần phác thảo 2 đường xu hướng.

Cách giao dịch với mô hình tam giác tăng 

Phương pháp đặt lệnh tương tự như ở mô hình tam giác cân. Trong đó, ưu tiên đặt lệnh chờ và đặt lệnh tại 2 hướng.

Cách giao dịch với mô hình tam giác giảm 

Nói chung chiến lược giao dịch ở mô hình tam giác giảm cũng gần giống với cách thức đã thực hiện ở mô hình tam giác cân. Có nghĩa trader cần đặt lệnh từ cả 2 phía. Sở dĩ phải đặt lệnh như vậy bởi không ai có thể khẳng định giá sẽ tăng hoặc giảm. Ngoại trừ trường hợp tại lúc đặt lệnh có thông tin tạo lợi thế cho bên mua hoặc bên bán.

Cách giao dịch với mô hình tam giác giảm 

Nếu thấy giá có dấu hiệu dịch vụ với phạm vi hẹp dần, đỉnh mới tạo thành thấp hơn đỉnh trước đó đồng thời đáy sau bằng hoặc xấp xỉ đáy trước, những điều kiện này cho thấy mô hình tam giác giảm đã hình thành. Lúc đó, trader nên tạo tiếp 2 đường xu hướng để hoàn thiện mô hình.

Lệnh chờ mua và chờ bán sẽ phù hợp nhất khi giao dịch với mô hình tam giác giảm. Trong trường giá giảm, lệnh chờ bán theo tín hiệu bắt đầu được khớp. Trader đặt cao khối lượng càng lớn thì giá lại càng nhiều.

Với tình thế ngược lại khi giá đi lên, lệnh chờ mua lại khớp nhưng lợi nhuận thu lại lúc này không nhiều. Bởi khối lượng giao dịch đã giảm.

Lưu ý khi giao dịch với mô hình tam giác (Triangle)

Lưu ý khi giao dịch với mô hình tam giác (Triangle)

Trong khi giao dịch với mô hình tam giác (Triangle) cần phải ghi nhớ một vài lưu ý nhất định. Cụ thể như:

  • Quan sát kỹ để xác định đúng dạng mô hình tam giác tránh nhầm lẫn với những mô hình tương tự như cờ đuôi nheo, cái nêm.
  • Một mô hình tam giác chỉ thực sự có hiệu lực nếu hội tụ đầy đủ điều kiện có tối thiểu 2 lần giá giao với đường kháng cự hỗ trợ và sau đó lại quay ngược lại.
  • Trong trường hợp không muốn đặt lệnh chờ, trader cần kết hợp với những chỉ báo kỹ thuật khác. Nhằm phân tích, dự đoán hướng đi của giá chính xác nhất.
  • Độ lớn của khối lượng giao dịch luôn đóng vai trò như một tín hiệu song hành với biến động giá dịch chuyển theo một hướng cụ thể.

Lời kết 

Giao dịch với mô hình tam giác (Triangle) có vẻ như tiềm ẩn rủi ro lớn hơn các mô hình phân tích khác. Vì cần phải đặt 2 lệnh trái ngược tại 2 hướng đi của chiều giá. Thế nhưng nếu thành công, Triangle có thể giúp nhà đầu tư thực hiện lệnh giao dịch thu về lợi nhuận khủng.

Điểm mấu chốt mà trader cần làm là phải phân tích đúng dạng mô hình tam giác thì khi đặt lệnh theo 2 mới đem về thành công. Muốn làm tốt điều này đòi hỏi mỗi trader cần thực hành giao dịch thường xuyên để rút ra kinh nghiệm. 

Dũng mong rằng với đôi chút chia sẻ dựa theo trải nghiệm đã giúp bạn hiểu rõ về bản chất của mô hình tam giác (Triangle). Và cách sử dụng hiệu quả mô hình này! 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *