Nghề Nghiệp

Nghề luật sư là gì? Kỹ năng & Công việc của Luật Sư

Hiện nay, có rất nhiều ngành nghề để các bạn lựa chọn sao cho phù hợp với sở trường của mình. Trong đó, không thể không kể đến nghề luật sư một trong những nghề được đánh giá là có thu nhập cao, khả năng xin việc dễ dàng. Vì thế, rất được nhiều bạn trẻ lựa chọn cho mình. Vậy nghề luật sư là gì? Những điều bạn cần làm để trở thành một luật sư giỏi cũng như những điều cần biết về nghề này sẽ có trong bài viết sau.

Nghề luật sư là gì?

 Nghề luật sư là gì?

Nghề luật sư là người tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật khi khách hàng có nhu cầu tư vấn. Ngoài ra, nghề luật sư còn đại diện cho khách hàng, thân chủ của mình thực hiện các quyền hợp pháp trong các vụ án hình sự, dân sự. 

Theo từ điển của Cambridge Dictionary giải thích khái niệm về nghề luật sư là một người làm công việc đưa ra lời khuyên cho khách hàng về pháp luật. Và luật sư  cũng là người chuẩn bị các nội dung và lời nói cho khách hàng trước tòa án.

Mô tả công việc của luật sư

Công việc của một luật sư là nghiên cứu hồ sơ

Công việc hàng ngày của luật sư như thế nào? Dưới đây là bản mô tả công việc của luật sư bạn có thể tham khảo.

Chuẩn bị và soạn thảo các văn bản pháp lý

Nhiệm vụ đầu tiên của một luật sư là chuẩn bị, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hồ sơ vụ án do mình đảm nhiệm. Các văn bản này đều phải soạn thảo và chuẩn bị một cách chính xác và không có sai sót. Bởi các tài liệu liên quan đến pháp lý và quyền lợi của khách hàng.  

Tiến hành tư vấn, giải quyết các tranh chấp

Công việc tiếp theo của một luật sư là thực hiện việc tư vấn và giải quyết các tranh chấp cho khách hàng của mình. Người luật sư sẽ đưa ra những cái lợi, cái hại của vấn đề mà khách hàng gặp phải. 

Tiếp theo luật sư đưa ra các gợi ý, giải pháp nhằm đem lại những điều có lợi cho khách hàng. Từ đó, khách hàng nắm rõ được tình hình về vấn đề pháp lý mà mình đang gặp phải giúp họ rõ hơn về vấn đề của mình.

Thu thập chứng cứ

Thu thập chứng cứ

Luật sư cần phải thu thập chứng cứ đầy đủ cho bộ hồ sơ mình đứng ta tư vấn hoặc đại diện cho thân chủ trong tranh chấp, kiện tụng. Các chứng cứ do luật sư thu thập sẽ giúp ích cho khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Các chứng cứ khi luật sư thu thập đầy đủ sẽ nộp về cơ quan nhà nước có liên quan hay tòa án để tiến hành thẩm định, xét duyệt. Và đây là những bằng chứng cụ thể mang tính pháp lý trước tòa án khi buổi xét xử diễn ra.

Trở thành người đại diện hợp pháp của khách hàng

Khách hàng sẽ ủy quyền cho luật sư thay mình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tại tòa án, cơ quan nhà nước. Khi trở thành đại diện của khách hàng thì trách nhiệm của luật sư là người phát ngôn và thể hiện quan điểm của khách hàng khi tham gia phiên tòa.

Ngoài ra, luật sư được toàn quyền thay mặt khách hàng thực hiện những vấn đề có liên quan xoay quanh vụ việc. Họ sẽ là người luôn đảm bảo lợi ích cho khách hàng và giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Chịu trách nhiệm một số công việc khác

Tham gia hội thảo

Bên cạnh việc tư vấn bào chữa cho khách hàng luật sư còn thực hiện các công việc hàng ngày khác theo yêu cầu của đoàn luật sư. Các công việc mà một luật sư phải làm khi là thành viên của đoàn luật sư là tham dự các buổi hội thảo, đi công tác hay đi gặp gỡ đối tác khách hàng.

Những yêu cầu của nghề luật sư

Có kinh nghiệm làm việc

Ngoài việc tìm hiểu về nghề luật sư, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu làm thế nào để trở thành một luật sư giỏi. Để trở thành một người luật sư giỏi có chỗ đứng cao trong lĩnh vực này bạn cần phải đạt các yêu cầu dưới đây.

Phải có trách nhiệm với thân chủ

Mặc dù trách nhiệm và nghĩa vụ của luật sư có thể thay đổi tùy theo từng vụ việc, từng khách hàng nhưng nói chung sẽ bao gồm các trách nhiệm sau đây:

  • Cung cấp cho khách hàng những thông tin liên quan đến pháp luật hay đến các vụ kiện. Ngoài ra, cần giải thích cho khách hàng những vấn đề có thể gặp phải trong quá trình xử lý vụ việc.
  • Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng và liên quan đến quyền lợi của khách hàng, thân chủ. Từ đó, đưa ra các cách phòng và giả định nhằm bào chữa và biện minh cho thân chủ trước tòa.
  • Đưa ra các giải pháp chiến lược hay các tình huống nhằm giảm thiểu chi phí và tiết kiệm thời gian cho khách hàng, thân chủ. 
  • Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến vụ việc nhằm bổ sung cho chứng cứ khi tranh luận trước tòa. Các tài liệu mà luật sư cần thu thập như hợp đồng, giấy tờ có liên quan đến vụ việc…
  • Cuối cùng là đứng trước hội đồng xét xử để bào chữa, bảo vệ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của thân chủ. Ngoài ra, nếu là án dân sự thì luật sư sẽ thay mặt thân chủ thực hiện các quyền và nghĩa vụ trước tòa thông qua giấy ủy quyền.

Phải có kinh nghiệm làm việc

Giàu kinh nghiệm

Để trở thành luật sư giỏi không chỉ cần có bằng cấp đầy đủ theo quy định mà còn phải có kinh nghiệm thực tế. Một luật sư có bằng cấp chuyên môn giỏi công thêm kinh nghiệm trong quá trình tham gia vụ án sẽ giúp thân chủ thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình trước tòa.

Nghề luật là một trong những nghề không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm, bằng cấp mà còn phải là một người “có trái tim ấm và cái đầu lạnh”. Họ phải luôn là người bình tĩnh, tự tin, quyết đoán thì mới bảo vệ được thân chủ của mình.

Bên cạnh đó, nghề luật sư đòi hỏi một luật sư phải làm việc có hiệu quả. Bởi nó liên quan đến kinh tế, danh dự, nhân phẩm của một con người. Vì thế, một luật sư giỏi cần phải hội đủ các yếu tố về bằng cấp, kinh nghiệm, bản lĩnh khi bảo vệ thân chủ.

Các kỹ năng cần thiết của một luật sư

Các kỹ năng cần có của luật sư

Bên cạnh trách nhiệm, nghĩa vụ, kinh nghiệm thì các kỹ năng cần thiết cũng là một trong những yếu tố để trở thành một luật sư giỏi. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết của một luật sư.

Kỹ năng giao tiếp, hùng biện tốt

Một trong những điều bắt buộc không thể thiếu của một luật sư là khả năng giao tiếp và hùng biện tốt. Bởi đây là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một luật sư.

Một người luật sư giỏi giao tiếp tốt sẽ gây thiện cảm cho thân chủ, đặc biệt là tạo mối quan hệ trong quá trình thực hiện vụ án. Bên cạnh đó, hùng biện giỏi sẽ giúp luật sư đưa ra được những câu trả lời tại tòa một cách tốt nhất. Từ đó, bảo vệ đường quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, thân chủ.

Có tư duy lập luận cùng khả năng phản biện tốt

Ngoài việc phải có khả năng hùng biện tốt thì người luật sư cần phải có khả năng phản biện và tư duy lập luận tốt. Bên cạnh đó, việc lắng nghe để tìm nguyên nhân, kẽ hở của vụ việc để tìm ra được lý do bào chữa thành công trước tòa cho thân chủ.

Kỹ năng đàm phán và thương lượng

Kỹ năng đàm phán

Để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, thân chủ hay đối tác người luật sư cần có khả năng thương lượng và đàm phán. Điều này, tạo nên sự tin tưởng, tôn trọng của khách hàng nói riêng và mọi người nói chung.

Kỹ năng quản lý thời gian

Người luật sư chuyên nghiệp phải biết sắp xếp thời gian một cách khoa học. Bởi công việc của họ luôn là việc thường xuyên và thời hạn nhất định. Vì thế, để đảm bảo tiến độ, thời gian theo thỏa thuận với khách hàng thì luật sư cần phải quản lý thời gian một cách hợp lý.

Kỹ năng định hướng

Kỹ năng định hướng

Một trong những kỹ năng không thể thiếu để trở thành một sư giỏi là cần phải có kỹ năng định hướng và nghiên cứu thị trường. Từ kết quả tìm hiểu họ sẽ tiến hành phân tích các chi tiết của vụ việc hay vụ án. Từ đó, đưa ra hướng giải quyết một cách tốt nhất cho từng vấn đề.

Kỹ năng phán đoán

Kỹ năng cuối cùng một luật sư cần phải có là phán đoán. Đây là kỹ năng đặc biệt vô cùng quan trọng của một người làm luật sư khi tìm hiểu vấn đề để đưa ra phán đoán phản biện lại đối thủ. 

Khả năng phán đoán và phản biện tốt giúp luật sư có thể nhận đính chính xác các vấn đề cần phải phản biện trước tòa án. Ngoài ra, với khả năng phán đoán tốt giúp đưa ra những hạn chế, sai sót của đối phương khi tham gia tranh luận.

Điều kiện và quy trình để trở thành luật sư

Tốt nghiệp đại học luật

Nếu bạn đang thắc mắc không biết tiêu chuẩn và quy trình để trở thành luật sư bao gồm những công đoạn nào, Dưới đây là quy trình và điều kiện trở thành luật sư theo quy định của pháp luật phải đầy đủ các điều kiện sau đây.

Công dân Việt Nam

Điều kiện đầu tiên là bạn phải là công dân Việt Nam tuyệt đối trung thành với Tổ quốc. Ngoài ra, còn phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật và phải có sức khỏe tốt.

Có bằng cử nhân luật

Nếu bạn có bằng tốt nghiệp đại học luật hay bằng tốt nghiệp chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục Việt Nam hay nước ngoài cấp. Tuy nhiên, nếu bằng nước ngoài thì phải được công nhận tại Việt Nam.

Giấy chứng nhận đào tạo nghề luật sư

Ngoài bằng tốt nghiệp ngành luật bạn cần phải có thêm giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư. Thời gian đào tạo của khóa học này là mười hai tháng.

Tập sự hành nghề luật sư

Tạp sự 12 tháng tại văn phòng luật sư

Sau khi, đã có đầy đủ bằng cấp và giấy chứng nhận bạn cần đăng ký vào một tổ chức hành nghề luật sư để thực tập. Thời gian thực tập là 12 tháng tại tổ chức hành nghề luật sư. 

Bổ nhiệm luật sư

Kết thúc quá trình tập sự nếu bạn đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra hết thời gian thực tập nghề luật sư thì sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự. Cuối cùng bạn làm hồ sơ theo quy định để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư hay còn gọi là bổ nhiệm luật sư. Giờ đây, bạn đã có thể tham gia bất kỳ văn phòng hay đoàn luật sư nào.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về nghề luật sư là gì? Những điều cần biết về nghề luật sư mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Giờ đây, bạn đã có thể hiểu hơn về nghề cũng như điều kiện, tiêu chuẩn và những yếu tố cần phải có để trở thành luật sư giỏi.

 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *