Phân Tích Kỹ Thuật

Chỉ báo MFI (Money Flow Index) là gì? Cách sử dụng Chỉ báo MFI

Để đo lường sức mạnh xu hướng, tính phân kỳ hoặc hội tụ, các trader thường dùng đến chỉ báo RSI. Tuy nhiên trong nhóm chỉ báo kỹ thuật vẫn còn một công cụ khác có chức năng tương tự như RSI nhưng lại có thêm cả yếu tố khối lượng. Từ đó, cung cấp đến nhà đầu tư đánh giá tổng quan hơn. Đó chính là MFI (Money Flow Index). Vậy chỉ báo MFI (Money Flow Index) là gì

Xem thêm:

Chỉ số MFI (Money Flow Index) là gì? 

Chỉ số MFI (Money Flow Index) là gì? 

MFI hay Money Flow Index dịch theo nghĩa tiếng Việt là chỉ báo dòng tiền nằm trong bộ chỉ báo dao động. MFI hoạt động trong phạm vi từ 0 đến 100, nó sẽ cung cấp cho trader 3 dạng tín hiệu cơ bản. Bao gồm:

  • Tín hiệu quá mua hoặc quá bán 
  • Tín hiệu hội tụ hoặc phân kỳ 
  • Tín hiệu xu hướng thị trường 

Nếu so với trendline indicator, tín hiệu phân tích thị trường ở MFI không thể chuẩn xác bằng. Tuy nhiên, hai tín hiệu còn lại đều hoạt động khá hiệu quả, cung cấp cho trader nguồn dữ liệu phân tích hữu ích cho việc đặt lệnh.

Gene Quong và Avrum Soudark chính là 2 nhà đồng phát minh, hoàn thiện bộ chỉ báo Money Flow Index. Họ phát triển bộ công cụ này dựa theo đặc trưng của chỉ báo RSI nhưng lại bổ sung thêm nhân tố khối lượng. Chính bởi vậy, MFI vẫn còn được gọi RSI trọng số khối lượng.

Cả Gene Quong và Avrum Soudark nhận ra rằng lúc thị trường hình thành đỉnh hoặc đáy, khối lượng giao dịch tại đó luôn có xu hướng tăng. Do đó, những chỉ báo kỹ thuật nếu chỉ dựa vào diễn biến dịch chuyển giá chắc chắn không thể phản ánh một cách tổng quan về thị trường. 

Chính vì lý do này, cả hai nhà phát triển đã bổ sung thêm nhân tố khối lượng giúp tín hiệu trên RSI có sự hoàn thiện hơn. Trong hầu hết phần mềm hỗ trợ nền tảng giao dịch, MFI luôn được xếp vào nhóm công cụ chỉ báo Volume Indication. 

MFI hỗ trợ đo lường những gì?

Đúng như tên gọi Money Flow Index, chỉ số MFI sẽ đo lường lượng tiền vào và ra của một loại tài sản nào đó trong khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, MFI sử dụng để đo lường áp dụng mua bán thông qua phân tích dữ liệu giá và khối lượng giao dịch.

Chỉ số MFI sẽ đo lường lượng tiền vào và ra của một loại tài sản nào đó trong khoảng thời gian nhất định

Khi chỉ số Money Flow Index phản ánh áp lực mua, đây chính là tín hiệu tích cực của dòng tiền. Còn khi chỉ số cho thấy áp lực bán, điều này có nghĩa dòng tiền âm đang dịch chuyển vào.

Tỷ lệ dòng tiền là sự kết hợp giữa cả dòng tiền tích cực và tiêu cực. Nhà phân tích thường dựa vào đây để tính toán chỉ số MFI. Giá trị MFI sau đó sẽ được thể hiện theo dạng hình vẽ một đường duy nhất. Đây là lý do vì sao MFI lại xếp vào nhóm chỉ báo dao động.

Chỉ báo MFI có ứng dụng ra sao? 

Tác dụng chính của MFI là hỗ trợ nhà đầu tư phát hiện các thay đổi sắp diễn ra trong một xu hướng giá

Sử dụng chỉ số Money Flow Index giúp trader xác định rõ ràng sự nhiệt tình của thị trường. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp tương đối chuẩn xác loại tài sản nào đang giữ vị thế chủ đạo của thị trường.

Tác dụng chính của MFI là hỗ trợ nhà đầu tư phát hiện các thay đổi sắp diễn ra trong một xu hướng giá. Đó có thể là diễn biến đảo chiều, tính phân kỳ hoặc hội tụ và biến động thất bại. Dựa vào chỉ báo này, trader có thể nhận diện xu hướng giá, khối lượng giao dịch. Từ đó, hỗ trợ tốt để trader hoạch định kế hoạch đầu tư.

Giả dụ: Khi MFI cung cấp tín hiệu cho thấy áp lực bán đang tăng, trader nên xem xét khả năng bán khống để bảo toàn danh mục đầu tư, hạn chế thua lỗ. Ở tình thế ngược lại, khi xuất hiện áp lực mua, giá cả thị trường chắc chắn có xu hướng tăng. Lúc này, trader hãy tận dụng cơ hội để bán chốt lời.

Công thức tính toán chỉ số Money Flow Index 

Để tính toán giá trị dòng tiền, bạn phải thực hiện tuần tự theo 4 bước. Từ bước xác định giá điển hình cho đến bước tìm ra giá trị chính xác của MFI.

Bước 1: Tính giá điển hình 

Giá điển hình là căn cứ đầu tiên bạn cần xác định nếu muốn tính toán chỉ số MFI. Giá trị của điển hình chính là trung bình cộng của mức giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa. Dưới đây là công thức cụ thể:

Công thức tính giá điển hình 

Bước 2: Tính giá trị dòng tiền dương và dòng tiền âm

Sau khi đã có được giá điển hình, bạn cần tiếp tục chuyển sang bước tính toán giá trị dòng tiền dương và dòng tiền âm. Giá trị đồng tiền trong một thời kỳ cụ thể bằng chính giá điển hình nhân với khối lượng giao dịch.

Công thức tính giá trị đồng tiền cho từng thời kỳ 

Dòng tiền trong từng thời kỳ luôn chia thành 2 nhóm. Bao gồm dòng tiền dương và dòng tiền âm.

  • Dòng tiền dương: Tính theo công thức cộng giá điển hình trong tất cả các thời kỳ mà mức giá thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước.
  • Dòng tiền âm: Tính theo công thức cộng giá điển hình trong tất cả các thời kỳ mà mức giá thời kỳ sau thấp hơn thời kỳ trước.

Trong trường hợp giá điển hình theo từng thời kỳ bằng nhau, bạn có thể bỏ thời kỳ đó đi.

Bước 3: Tiến hành tính toán tỷ lệ tiền 

Tỷ lệ tiền là phép chia giữa dòng tiền dương và dòng tiền âm. Cụ thể, bạn hãy theo dõi công thức sau đây.

Công thức tính tỷ lệ tiền 

Bước 4: Tính giá trị chỉ số MFI 

Khi đã có đầy đủ dữ liệu sau 3 bước tính toán, bạn chỉ việc áp những dữ liệu trên vào công thức sau.

Công thức tính giá trị chỉ số MFI (công thức 1)

Ngoài ra, chỉ số MFI cũng có thể được tính toán theo công thức:

Công thức tính giá trị chỉ số MFI (công thức 2)

Với công thức thứ 2, kết quả chỉ số MFI sẽ được biểu hiện dưới dạng phần trăm.

Việc phải tính toán theo 4 bước có vẻ như hơi rắc rối. Tuy nhiên nếu thực hiện thường xuyên, bạn sẽ không cảm thấy quá phức tạp nữa. Giờ đây dưới sự hỗ trợ của các phần mềm, công việc tính toán đã có máy thực hiện hoàn toàn. Thế nhưng đem hiểu rõ bản chất chỉ số MFI (Money Flow Index) là gì, bạn vẫn nên ghi nhớ 4 bước tính toán trên.

Phân tích đặc điểm của chỉ báo MFI 

Phạm vi hoạt động của chỉ báo MFI xoay quanh 2 đường từ 0 đến 100. Chỉ báo này khi tiến về đường số 0 nếu MR giảm về 0 có nghĩa MF đang tiến về 0. Điều đó cho biết số ngày giảm giá đã nhiều hơn số ngày tăng giá nếu xét trong một chu kỳ. Áp lực bán lúc này mạnh hơn lực mua khiến cho giá bị kéo xuống.

Phạm vi hoạt động của chỉ báo MFI xoay quanh 2 đường từ 0 đến 100

Trong trường hợp MFI dịch chuyển tăng dần đồng thời tiến gần đến đường MR, giá trị MF (-1.4) đang dịch chuyển về 0. Trong trường hợp này số ngày tăng giá đã nhiều hơn số ngày giảm giá xét trong một chu kỳ. Khi đó, áp lực mua đang thắng thế so với áp lực bán.

Nếu MFI bằng 0 hoặc bằng 100 đồng nghĩa trong 14 phiên gần nhất không phiên nào tăng, giảm liên tục. Đây đây chính là lúc thị trường đang trạng thái quá mua, quá bán, khả năng xảy ra diễn biến đảo chiều sẽ diễn ra.

Tuy nhiên trong thực tế, chỉ báo MFI sát đến 0 hoặc 100 là rất ít khi xảy ra. Vì thế, trader nên chọn vùng quá mua hoặc quá bán tại các đường từ 80 đến 20. Tín hiệu quá mua hay quá mua hiếu khi xuất hiện khi MFI sát đường số 0 hoặc đường số 100. Thay vào đó, khả năng cao sẽ diễn ra đảo chiều.

Cách cài đặt chỉ báo MFI vào phần mềm MT4

Chỉ báo MFI đã được tích hợp sẵn trong phần mềm MT4

Chỉ báo MFI đã được tích hợp sẵn trong phần mềm MT4. Trader nếu muốn sử dụng chỉ báo này, bạn hãy vào phần Insert, chọn Indications sau đó chọn Volumes => Money Flow Index. Tiếp theo, bạn cần thiết lập các thông số liên quan.

  • Tại khu vực Tab Parameters: Hãy thiết lập chu kỳ của chỉ báo MFI, thông thường hệ thống đã mặc định ở 14. Nếu không để ở chế độ mặc định, bạn có thể tùy chọn chu kỳ sao cho phù hợp với nhu cầu quan sát giao dịch. Sau đó, bạn hãy lựa chọn màu sắc, kích thước của chỉ báo. Cuối cùng, bạn đánh dấu tích vào 2 ô minimum và maximum Fixed.
  • Tại khu vực Tab Levels: Thông thường hệ thống luôn mặc định giá trị 20 và 80 để làm mức quá bán và quá mua. Để thay đổi 2 giá trị này nháy đúp chuột vào ô Level rồi chỉnh sửa giá trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung hoặc lược bỏ những giá trị khác thông qua nút Add và Delete.

Khi đã hoàn tất quá trình cài đặt, bạn chỉ việc ấn vào nút “OK” . Ngay sau đó, chỉ báo MFI đã xuất hiện trong biểu đồ theo dõi giá cả.

Cách đọc chỉ số Money Flow Index 

Giống như phần lớn những chỉ báo kỹ thuật khác, MFI cung cấp cho trader tín hiệu cơ sở để xác định xu hướng thị trường. Muốn vận dụng Money Flow Index hiệu quả, mỗi trader cần tập trung phân tích kịch bản quá mua hoặc quá bán có thể xảy ra. MFI thường được đo lường theo giá trị từ 0 đến 100. Từ vị trí của chỉ báo MFI trên biểu đồ theo dõi, trader hoàn toàn phần nào đoán được thị trường đang trong trạng thái quá mua hay quá bán, thậm chí cả vùng trung lập.

Thường thì những giá trị trên mức 80 sẽ phản ánh tình trạng quá mua. Còn giá trị dưới 20 lại phản ánh tình trạng quá bán. Tuy vậy, độ chính xác trong từng trường hợp vẫn còn tùy vào kinh nghiệm của trader và thực tế diễn biến thị trường.

Bạn nên nhớ rằng tín hiệu quá mua hoặc quá bán cung cấp bởi MFI không nên được xem là cơ sở giao dịch duy nhất. Chính vì vậy, bạn cần phải phối hợp MFI với những chỉ báo kỹ thuật khác khi phân tích vùng quá mua và quá bán. Trong một số trường hợp chỉ số này có thể vẫn thuộc khu vực quá mua hoặc quá bán trong một xu hướng mạnh diễn ra trong thời gian dài.

Cách đọc chỉ báo không quá khó nhưng đòi hỏi bạn hiểu thật chính xác chỉ số MFI (Money Flow Index) là gì. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đọc chỉ số dòng tiền.

Đọc tín hiệu quá mua 

Ở một thị trường chứng khoán xếp vào trạng thái mua quá mức khi chỉ số MFI đạt trên 80. Bên cạnh đó, MFI vẫn có thể tăng lên 100. Tuy rằng chỉ số này dịch chuyển trên mức 90 vẫn là tương đối hiếm nhưng nếu nó vượt qua mức 90, tín hiệu xếp vào loại khá tốt.

Ở một thị trường chứng khoán xếp vào trạng thái mua quá mức khi chỉ số MFI đạt trên 80

Nếu MFI dao động trong khoảng từ 80 đến 90 (lý tưởng là giảm dần từ mức 90 xuống mức 80). Khi đó, thị trường đang trong trạng thái quá mua, tạo điều kiện cho vị thế mở bán.

Trong trường hợp mức quá mua hình thành trong xu hướng tăng giá nhanh và vượt khỏi mức 80, giá lúc này đang dịch chuyển nhanh.

Trong quá trình phân tích tín hiệu từ chỉ báo MFI, trader cần bám sát chuyển động giá. Chẳng hạn như giá trị MFI đang rất cao nhưng lại sụt giảm xuống dưới mức 80 nhưng giá vẫn tiếp tục tăng, có khả năng cao xảy ra đảo chiều.

Đọc tín hiệu vùng quá bán 

Thị trường chứng khoán được xem là quá bán khi chỉ số MFI đạt dưới 20. Tuy nhiên cần nhớ rằng dù hiếm khi MFI xuống dưới 10. Thế nhưng nếu chạm đến mức giảm này xảy ra phần lớn trader xem đó là tín hiệu mạnh.

Thị trường chứng khoán được xem là quá bán khi chỉ số MFI đạt dưới 20

Nếu chỉ số dòng tiền Money Flow Index dịch chuyển từ 10 đến 20, các trader có thể coi đây là thị trường đang trong trạng thái quá bán. Đồng thời, tạo điều kiện mở bán vị thế mua.

Trong một số tình huống quá bán xảy đến nếu động lượng và giá giảm xuống nhanh, vượt mức 20, giá lúc này đã khá thấp. Nếu MFI tăng lên mức 20 nhưng giá vẫn tiếp tục giảm, tín hiệu này cho thấy một sự đảo chiều sắp diễn ra.

Vậy nếu MFI nằm ngoài vùng quá mua hoặc quá bán thì phải phân tích như thế nào? 

Giả dụ: Khi thị trường chứng khoán vẫn đang trong xu hướng tăng đồng thời chỉ số MFI đã giảm xuống dưới mức 20 hoặc 30, tín hiệu này cho thấy một đợt pullback sắp kết thúc. Trong xu hướng giảm cũng tương tự. Sau đó sẽ xuất hiện một đợt phục hồi trong ngắn hạn, chỉ số MFI đã bị đẩy lên ngưỡng 70 hoặc 80. Tuy nhiên sau đó lại giảm, tín hiệu này tạo điều kiện để mở vị thế bán.

Chiến lược giao dịch với chỉ số dòng tiền Money Flow Index 

Theo một số nghiên cứu từ thực tế, chiến lược giao dịch với MFI luôn tỏ ra khá hiệu quả. Chỉ số MFI có thể áp dụng để giao dịch với phân kỳ.

Sử dụng MFI xác định và giao dịch với tính phân kỳ 

Sự phân kỳ diễn ra trong bối cảnh có sự khác biệt hành động giá và hướng MFI. Một khi trader nhận thấy tín hiệu này, họ có thể điều chỉnh vị thế tùy theo tình hình tăng giảm.

Hình minh họa sử dụng MFI để xác định và giao dịch với tính phân kỳ 

Tính phân kỳ tăng là khi giá thực tế chạm mức giảm mới nhưng MFI lại báo mức giá thấp nhưng vẫn cao hơn thực tế. Nếu đã xác định được một phân kỳ tăng, bạn hãy kỳ vọng rằng áp lực bán sẽ giảm dần. 

Mặt khác, phân kỳ giảm lại là khi giá đạt mức cao mới nhưng chỉ số MFI cho ra kết quả giá cao nhưng vẫn thấp hơn giá thực tế. Điều này cho thấy bên bán đang thắng thế. Đây chính là thời điểm để trader bán chốt lời trước khi thị trường bước vào kỳ giảm giá.

Theo như minh họa, ngay khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ, mũi tên có dấu hiệu đi xuống. Thường thường, phân kỳ có thể hình thành trong từng đợt biến động giá.

Chẳng hạn như khi giá cổ phiếu AAPL đạt đỉnh 110 USD nhưng sau đó lại quay trở về mức 108 USD, cuối cùng giải tăng lên 114 USD. Như vậy, giá của cổ phiếu đã đặt 2 đỉnh liên tiếp. Nếu gặp phải tình huống đó, bạn cần chú ý kiến chỉ số MFI. Nếu như mức giá cao thấp vẫn thấp hơn khi chạm mức 114 USD có nghĩa chỉ báo không xác nhận cho hành động giá. Dấu hiệu này báo cho một đợt giảm giá mới.

Cẩn trọng với những tín hiệu sai

Tín hiệu ngược giữa chỉ số MFI và hành động giá rất có khả năng là một phân kỳ chứ không phải đảo chiều giá. Không ít trường hợp, chỉ báo MFI vẫn cho ra tín hiệu sai. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý rằng có phải mọi biến động đảo ngược xu hướng đều kèm theo phân kỳ.

Tín hiệu ngược giữa chỉ số MFI và hành động giá rất có khả năng là một phân kỳ chứ không phải đảo chiều giá

Chính bởi vậy, trader rất cần phải có sẵn chiến lược quản lý rủi ro. Đặc biệt bận không nên bị phụ thuộc vào ở một chỉ số nào đó.

Sử dụng MFI xác định và giao dịch với các biến động thất bại 

Giống như với tính phân kỳ, những tác động thất bại có khả năng dẫn đến đảo chiều giá. Thông thường sẽ có 2 loại giao động thất bại. Bao gồm biến động tăng và giảm.

Bearish MFI Failure Swing

  • MFI giảm xuống dưới 20 cho thấy thị trường đang ở trạng thái bán quá mức.
  • MFI phục hồi, bật tăng trở lại và vượt qua mức 20.
  • MFI giảm nhưng vẫn nằm trên mức 20, thị trường vẫn được xem là quá bán. 
  • MFI vượt qua mức cao đã thiết lập trước đó.

Bearish MFI Failure Swing

  • MFI vượt qua mức 80 có nghĩa thị trường đang ở trạng thái quá mua 
  • MFI giảm xuống dưới mức 80 đã tăng lên một lần nữa nhưng chưa thế chạm mức 80
  • MFI lại giảm hơn mức thấp trước đó 

Đối với 2 trường hợp trên, biến động giá thất bại chỉ hình thành dựa trên chỉ số MFI chứ không hề dựa vào hành động giá. Giao động thất bại trong xu hướng tăng chính là cơ hội mua lý tưởng. Ngược lại, giao động trong xu hướng giảm lại được xem là cơ hội tốt để bán.

Các trader tận dụng những kịch bản trên thông qua việc mua hoặc bán khi xác nhận được giao động thất bại. Giao dịch kết hợp với những biến động thất bại trong MFI tương đối giống tín hiệu pullback. Khi gặp phải kịch bản này, trader cần hết sức để ý xem xét kỹ lưỡng tín hiệu MFI cung cấp.

So sánh MFI với các chỉ số sức mạnh tương đối khác 

Trong nhóm chỉ báo sức mạnh tương đối khác, MFI không phải là công cụ duy nhất cung cấp tín hiệu dịch chuyển xu hướng thị trường. Trong phần cuối cùng của bài viết về chủ đề chỉ số MFI (Money Flow Index) là gì, chúng tôi sẽ so sánh MFI với RSI và OBV.

MFI và chỉ số sức mạnh tương đối RSI 

Cả MFI và RSI đều là 2 dạng chỉ báo được xây dựng khá giống nhau. Theo đó, chúng đều xem xét những ngày tăng giá trên tổng số ngày tăng giảm. Giống như chỉ số dòng tiền, người ta cũng sử dụng RSI phân tích các biến động trong biểu đồ giá. RSI dựa vào giá đóng cửa trong phiên gần nhất, cung cấp tín hiệu mua và bán giúp trader tìm kiếm cơ hội giao dịch.

RSI thiên về sự thay đổi của biến động giá

Sự khác biệt cơ bản nữa cả hai chỉ báo này chính là MFI đã được bổ sung thêm yếu tố khối lượng giao dịch. Nhìn chung, MFI sẽ có tính tổng quát hơn. Cụ thể ở đây, chỉ số MFI tập trung xem xét khối lượng giao dịch, còn RSI lại thiên về sự thay đổi của biến động giá. Xét về độ phổ biến thì RSI có vẻ nhỉnh hơn nhưng MFI lại là chỉ báo có tính đầy đủ hơn.

Mặt khác, chỉ báo dòng tiền Money Flow Index sẽ cung cấp các tín hiệu sớm hơn so với chỉ báo RSI. Tuy vậy giữa hai chỉ báo này không có bên nào hoàn toàn nhỉnh hơn. Trong thực tế, những trader có kinh nghiệm thường kết hợp sử dụng cả 2 trong phân tích, tìm kiếm tín hiệu củng cố xu hướng.

MFI với chỉ số khối lượng tiền dư OBV

Cả MFI và OBV đều hỗ trợ so sánh khối lượng giao dịch trong các giai đoạn tăng giảm. Điểm khác biệt giữa hai số này chính là MFI đặt khối lượng giao dịch vào hành động giá. Bên cạnh đó, cách thức hiển thị của 2 dạng chỉ báo này cũng không hề giống nhau. Bởi trong khi OBV nhận giá trị tuyệt đối còn MFI hiển thị trong phạm vi từ 0 đến 100.

Cả MFI và OBV đều hỗ trợ so sánh khối lượng giao dịch trong các giai đoạn tăng giảm

OBV sẽ tập trung vào độ dốc và hướng của đường biểu diễn chứ không phải chỉ riêng giá trị của chỉ báo. Vậy nên lựa chọn MFI hay OBV? 

Nếu có nhu cầu lựa chọn chỉ báo dựa trên khối lượng, ít bị ảnh hưởng bởi hành động giá thì bạn nên chọn OBV. Còn nếu lựa chọn chiến lược giao dựa theo hành động giá và khối lượng giao dịch, bạn hãy chọn chỉ báo MFI.

Một số hạn chế của chỉ báo MFI 

Hạn chế của chỉ số MFI là vẫn có thể tạo ra các tín hiệu sai. Nếu dựa hoàn toàn vào những tín hiệu này, trader rất dễ đưa ra phán đoán sai, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giao dịch, thua lỗ là hoàn toàn hiện hữu. Chỉ một tín hiệu phân kỳ cũng sẽ khiến trader lầm tưởng với diễn biến đảo chiều.

Chính vì thế, trader không nên sử dụng độc lập chỉ báo MFI mà nên kết hợp với những công cụ phân tích kỹ thuật khác. Chẳng hạn như chỉ số sức mạnh tương đối RSI, chỉ số khối lượng tiền dư OBV.

Tổng kết

Chỉ số MFI (Money Flow Index): Đây là một công cụ hiệu quả để xác định tín hiệu mua bán. Mặc dù không thực sự phổ biến bằng RSI nhưng MFI lại có tính hoàn thiện hơn bởi bổ sung thêm yếu tố khối lượng giao dịch. Tuy nhiên nếu áp dụng vào trong các mô hình giao dịch, trader cần phối hợp MFI với nhiều công cụ khác.

Việc kết hợp càng nhiều công cụ lại càng tốt cho quá trình phân tích. Mỗi công cụ lại bổ sung, bổ trợ cho nhau. Tuy vậy nếu sử dụng cùng lúc quá nhiều công cụ lại khiến quá trình quan sát biểu đồ giá khó khăn. Tốt nhất, trader nên kết hợp MFI với từ 1 – 2 công cụ nếu cần phân tích diễn biến giá cả. Hy vọng sau khi đọc bài này, mọi người đã làm rõ được định nghĩa chỉ số MFI (Money Flow Index) . 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *