Nghề Nghiệp

Ngôn ngữ học là gì? Tốt nghiệp ngành ngôn ngữ học ra làm gì?

Ở thời điểm hiện tại, ngôn ngữ học đã và đang là ngành nghề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các thí sinh. Lý do là nhu cầu tuyển dụng ngành này đang được rất nhiều doanh nghiệp, công ty và cả các cơ quan quản lý Nhà nước ứng tuyển. Vậy ngành ngôn ngữ học là gì? Sau khi tốt nghiệp sẽ làm nghề gì trong xã hội? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết bên dưới để tìm ra câu trả lời đầy đủ nhất nhé!

Xem thêm

Giải đáp thắc mắc ngành ngôn ngữ học là gì?

Ngành ngôn ngữ học với tên gọi tiếng Anh là Linguistics, đây là chuyên ngành thuộc khối xã hội có vai trò chính là nghiên cứu về đối tượng chính là hệ thống các ngôn ngữ. Hiện nay, ngành ngôn ngữ học bao gồm các hệ như: ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ y học, ngôn ngữ học đường, ngôn ngữ cử chỉ và ngôn ngữ giao tiếp về văn hóa dân tộc ở Việt Nam.

Ngành ngôn ngữ học là gì?

Hiện nay vẫn có rất nhiều bạn thắc mắc ngôn ngữ học? Thì theo quan niệm về ngôn ngữ học, sau khi phân tích ngôn ngữ của loài người là một chuỗi hệ thống liên kết âm thanh lại với nhau. Những âm thanh đó được hình thành nhờ vào phần âm vị và hình vị cấu tạo nên rồi được truyền tải thông qua lời nói. Nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học chính là phân tích chi tiết những âm vị và hình vị đó.

Trong quá trình học tập và đào tạo, các bạn sinh viên sẽ được các giảng viên cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về lịch sử hình thành và cấu tạo nên ngôn ngữ cũng như cách mà từ ngữ tiến hóa dần theo từng giai đoạn lịch sử. Thông qua ngôn ngữ học, chúng ta sẽ hiểu thêm về lịch sử qua từng thời kỳ và sự phát triển của ngôn ngữ, nhất là quá trình phát triển của ngôn ngữ Việt Nam.

Ở Việt Nam, mục đích chính của ngành ngôn ngữ học là đạo tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho từng lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời thúc đẩy niềm đam mê, yêu thích của sinh viên về ngôn ngữ học cũng như văn hóa dân tộc tại Việt Nam. Thông qua ngành học này giúp các bạn sinh viên thúc đẩy được mối quan hệ mật thiết giữa Việt Nam với các nước trên thế giới và nâng cao tình hữu nghị giữa các nước với nhau.

Như vậy để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thắc mắc ngôn ngữ học là ngành gì, thì hiểu một cách đơn giản ngành ngôn ngữ học là học để làm sao biết cách giao tiếp với người dùng của từng quốc gia. Còn xét về kỹ năng cơ bản để trở thành một nhà ngôn ngữ học thì bạn chỉ cần có kỹ năng trình bày, soạn thảo văn bản, quan sát, giao tiếp, làm việc nhóm, sử dụng các thiết bị công nghệ và có khả năng điều khiển ngôn ngữ.

Để trở thành nhà ngôn ngữ học, bạn cần phải trang bị rất nhiều kỹ năng

Ngành ngôn ngữ học sau khi tốt nghiệp ra làm gì?

Hiện tại có rất nhiều bạn trẻ vẫn chưa hiểu được ngành ngôn ngữ học ra làm gì. Trên thực tế nếu tiếp cận ngành học này theo hướng tư duy mở và tiếp nhận một cách linh hoạt đồng thời phối hợp với các lĩnh vực khác, bạn sẽ thấy ngôn ngữ học có rất nhiều điều thú vị và thông qua ngành học này bạn sẽ đảm bảo “bước đường tương lai” mở rộng. 

Tại Việt Nam, thị trường làm việc ngành nghề rất đa dạng và mở ra vô vàng cơ hội cho các bạn trẻ. Đặc biệt khi xã hội đang có xu hướng xem trọng và muốn bảo tồn nguyên vẹn giá trị truyền thống mà ngôn ngữ là một “món ăn tinh thần” không thể bỏ sót. Sau đây là những cơ hội việc làm dành cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học ngôn ngữ:

Nghề biên tập viên

Biên tập viên có nhiệm vụ biên soạn, kiểm tra và sửa chữa nội dung bài viết trước khi đưa ra cho công chúng. Nhiều bạn không nghĩ rằng sau khi học ngôn ngữ học cũng có thể theo đuổi nghề biên tập viên nhưng trên thực tế sinh viên theo ngôn ngữ học cũng có thể ứng tuyển vào vị trí biên tập trong các nhà xuất bản, tòa soạn báo hay đài phát thanh truyền hình.

Và nhiệm vụ chính của các bạn theo học ngành ngôn ngữ sau khi ứng tuyển vào vị trí biên tập viên, cụ thể như sau:

  • Biên tập, thiết kế và xuất bản ấn phẩm.
  • Sửa chữa từng lỗi chính tả. 
  • Xem xét lại ngữ pháp triển khai trên nội dung.
  • Dò xét lại hình thức của sản phẩm.
  • Đưa ra yêu cầu về nội dụng để xuất bản ấn phẩm.

Sau khi tốt nghiệp ngôn ngữ học bạn có thể làm biên tập viên

Bên cạnh đó, yêu cầu của công việc biên tập viên bao gồm:

  • Nắm chắn toàn bộ kiến thức xã hội đồng thời phải có kỹ năng diễn đạt tốn.
  • Có khả năng sáng tạo, viết lách hay.
  • Khả năng phán đoán, phát hiện và xử lý lỗi sai trong ngôn ngữ.
  • Kiên trì, tỉ mỉ và toàn tâm toàn lực trong công việc.

Dịch thuật viên

Nếu bạn có niềm đam mê với ngôn ngữ học thì nghề dịch thuật viên, phiên dịch viên hay thông dịch viên là những sự lựa chọn tốt nhất cho sự nghiệp của mình. Để ứng tuyển vào công việc dịch thuật viên, đầu tiên bạn cần am hiểu rõ về ngành nghề này bao gồm công việc gì, do nghề dịch thuật viên được chia làm 3 ngành khác nhau: phiên dịch viên, thông dịch viên và biên dịch viên.

Nghề dịch thuật viên hiện nay tại Việt Nam là việc chuyển đổi ngôn ngữ nước ngoài về ngôn ngữ tiếng Việt hoặc ngược lại. Dịch thuật bao gồm tất cả các công việc liên quan đến ngôn ngữ, khi làm nhiệm vụ dịch thuật bạn sẽ được giao toàn bộ nhiệm vụ soạn thảo văn bản có trước sang ngôn ngữ được cấp trên chỉ định dịch thuật.

Ngoài ra, trong dịch thuật viên còn có ngành thông dịch, ngành này gần như phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm vụ: là biên dịch lẫn phiên dịch, nghĩa là bạn phải dịch qua dịch lại hai thứ tiếng nhưng đòi hỏi tính chất công việc phức tạp hơn. Do thông dịch viên yêu cầu thời gian hoàn thành ấn phẩm nhanh nên bạn không có thời gian để xem xét và cân nhắc sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp.

Có thể nói dịch thuật viên với ngôn ngữ học tiếng Anh, tiếng Việt có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu những bạn nào có niềm đam mê với dịch thuật, biên dịch, thông dịch thì ngôn ngữ học chính là ngành “chân ái” mà bạn đang tìm kiếm bấy lâu nay.

Dịch thuật viên có sự liên quan chặt chẽ đến ngành ngôn ngữ học

Nghiên cứu viên

Ở thời điểm hiện tại, nghiên cứu viên là một trong các ngành nghề mà bạn có thể dễ dàng khi đề cập đến thắc mắc ngôn ngữ học ứng dụng ra làm gì. Nhiệm vụ trọng yếu của một nghiên cứu viên là tiếp bước thế hệ đi trước, tiếp tục tìm kiếm và khai phá những điểm mới lạ về ngôn ngữ chưa được đề cập từ trước đến nay.

Với ngôn ngữ học ở Việt Nam, bạn không chỉ tìm tòi, khám phá về tiếng Kinh mà còn nghiên cứu thêm về ngôn ngữ cũng như văn hóa ở các vùng miền khác ở tại đất nước Việt Nam. Nói đúng hơn nhiệm vụ của một nghiên cứu viên tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung là nghiên cứu ngôn ngữ, bảo vệ giá trị ngôn ngữ, đồng thời xây dựng chính xác bảo tồn và phát triển ngôn ngữ lên cấp cao hơn để phục vụ cho mục đích học tập của công chúng.

Tại Việt Nam đã và đang có nhiều đơn vị tuyển dụng cho ngành ngôn ngữ học, đảm bảo cho bạn trong bước đường sự nghiệp. Các cơ quan ứng tuyển nghiên cứu viên có thể kể đến như: Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển và Bách khoa thứ, Phân viện KHXH TPHCM, Viện Đông Nam Á, Viện Cơ Yếu, Viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội Việt Nam,…

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ đang là ngành rất được bạn trẻ quan tâm

Giảng viên dạy Ngôn ngữ học

Học ngôn ngữ học để trở thành giảng viên của chính ngành nghề này, tại sao không? Khi bạn đã bỏ công sức nhiều năm liền để nghiên cứu và thấu hiệu một thứ tiếng nào đó thì không gì tuyệt vời hơn nếu bạn có cơ hội truyền đạt những giá trị thiết thực đó. Và giảng viên là ngành nghề để bạn có thể truyền đạt những giá trị mà mình có được đến những bạn trẻ có niềm đam mê với ngôn ngữ học.

Với tư cách là một giảng viên giảng dạy môn ngôn ngữ học, bạn cần phải am hiểu tường tận các môn như: ngôn ngữ học đối chiếu, ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ học xã hội để truyền đạt trọn vẹn giá trí của ngành nghề này. Thậm chí bạn có thể giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong các đợt giao lưu văn hóa và ngôn ngữ với nhau.

Hiện nay, triển vọng dành cho giảng viên ngôn ngữ học là rất lớn. Ngày càng có nhiều trường Đại học chọn lựa Ngôn ngữ học xem là một ngành đào tạo chính quy và kèm thêm các môn nghiên cứu ngôn ngữ kết hợp với chương trình đào tạo các ngành khác và sư phạm là điển hình.

Giảng viên ngôn ngữ học mở ra cơ hội việc làm rất nhiều

Các lĩnh vực khác

Ngoài các ngành nghề được xem là phổ biến với ngành ngôn ngữ học thì sau đây là các ngành mà các bạn đang theo học ngôn ngữ học có thể ứng tuyển:

  • Làm việc trong các lĩnh vực báo chí hay truyền thông đại chúng.
  • Dẫn chương trình, làm MC, sáng tác kịch bản cho phim truyện.
  • Viết lời thoại, xây dựng kịch bản cho các chương trình truyền hình.
  • Xây dựng kịch bản, triển khai tin tức cho các phóng sự.
  • Quản lý hành chính văn phòng, quản lý hệ thống văn bản, giấy tờ.
  • Biên tập lại sách, biên phiên dịch, biên soạn sách giáo khoa hay sách tham khảo.
  • Làm nhà phê bình sáng tác văn học nghệ thuật.
  • Làm việc ở các trung tâm bệnh viện có liên quan đến chữa trị bệnh lý ngôn ngữ.

Kết luận

Với sự phát triển của xã hội ngày này, nhiều bạn trẻ có rất nhiều cơ hội để tiếp cận hàng nghìn công việc khác nhau có liên quan đến ngành ngôn ngữ học. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin về ngôn ngữ học, hiểu rõ hơn về ngành nghề này cũng như biết được ngành này sau khi tốt nghiệp sẽ ra làm gì để qua đó có được định hướng tốt nhất cho tương lai của mình.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *