Phân Tích Kỹ Thuật

Đường xu hướng (Trendline) là gì? Cách sử dụng Trendline hiệu quả

Hiện nay có vô số các công cụ hỗ trợ để nhà đầu tư mới tiến hành phân tích diễn viên giá cả thị trường. Đường xu hướng (Trendline) là một trong những công cụ như vậy. Thế nhưng vẫn có một số nhà đầu tư chưa hiểu rõ bản chất đường xu hướng (Trendline) là gì. Vậy trong bài viết này, Dũng sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần biết về Trendline. 

Xem thêm

Đường xu hướng (Trendline) là gì? 

Đường xu hướng (Trendline) là một dạng công cụ phân tích cho phép làm nổi bật xu hướng hoặc phạm vi chuyển động của giá cả. Nếu như vùng hỗ trợ và kháng cự là những vùng thể hiện bằng những điều nằm ngang trên thị trường cho biết áp lực mua và bán. Thì Trendline cũng gần tương tự. 

Đường xu hướng (Trendline) là một dạng công cụ phân tích cho phép làm nổi bật xu hướng

Tuy nhiên thay vì nhìn vào diễn biến giá cả trong quá khứ, nhà đầu tư sử dụng Trendline lại có khuynh hướng tìm kiếm xác định xu hướng hành động giá cả sẽ diễn ra trên thị trường. Tóm lại, Trendline có nhiệm vụ giúp nhà đầu tư phân tích hướng đi cũng như tốc độ dịch chuyển của giá cả.

Đường xu hướng (Trendline) sở hữu 2 đặc điểm chính và rất dễ nhận thấy. Cụ thể như:

  • Trendline luôn tăng theo hướng lần lượt nối tiếp những điểm thấp cho đến điểm nằm trên vị trí cao hơn. 
  • Ở chiều ngược lại, Trendline lại giảm lần lượt từ những điểm nằm ở vị trí cao cho đến vị trí thấp.

Phân loại đường xu hướng (Trendline)

Ở cả giao dịch chứng khoán hay tiền điện tử, thị trường luôn chứng kiến theo ba xu hướng chính. Bao gồm: 

  • Xu hướng tăng giá (hình thành đáy cao)
  • Xu hướng giảm giá (hình thành đỉnh thấp)
  • Xu hướng giá đi ngang (giá luôn nằm trong một khu vực nhất định)

Trong trường hợp đường Trendline càng tụt dốc, chứng tỏ xu hướng đó lại mạnh mẽ. Khi xu hướng càng mạnh bao nhiêu thì tính tin cậy lại càng thấp bấy nhiêu. Vì đơn giản xu hướng đó thường rất dễ bị thay thế bởi một xu hướng khác.

Xu hướng mạnh có thể hiểu là mặc dù bị giá lăm le vượt mặt nhiều lần nhưng xu hướng đó vẫn đứng vững. Như vậy, đường Trendline sẽ tạm chia thành 3 đường gồm đường thể, xu hướng giảm giá, tăng giá và giá đi ngang. Tuy nhiên trong thực tế, đường Trendline giảm và tăng sẽ bắt gặp nhiều hơn.

Cách vẽ đường xu hướng Trendline 

Trong phần này, Kim Dũng sẽ hướng dẫn bạn phương pháp vẽ đường Trendline tăng và đường Trendline giảm. 

Vẽ đường xu hướng Trendline tăng 

Để vẽ đường xu hướng Trendline, bạn cần lần lượt thực hiện theo 3 bước hướng dẫn tới đây.

Cách vẽ đường xu hướng Trendline tăng 

  • Kẻ một đường Trendline nằm dưới phần giá.
  • Cần lựa chọn ít nhất 2 điểm nằm ở 2 đáy (đáy phía trước cần thấp hơn đáy phía sau). Trong trường hợp giá đáy đã trạm vào đường Trendline với tần suất lớn trong một khung thời gian, đường Trendline này sẽ thể hiện cho mức hỗ trợ. Tại đây, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua vào.
  • Cuối cùng, bạn chỉ cần nối hệ thống điểm đã chọn lại với nhau là sẽ tạo ra đường xu hướng Trendline tăng. 

Vẽ đường xu hướng Trendline giảm 

Vẽ đường xu hướng Trendline cũng gần tương tự như đường Trendline giảm nhưng cách kẻ đường và chọn điểm sẽ ngược lại.

Cách vẽ đường xu hướng Trendline giảm 

  • Kẻ một đường Trendline nằm phía trên phần giá.
  • Lựa chọn tối thiểu 2 điểm tương ứng ở 2 đỉnh (đỉnh phía sau phải thấp hơn điểm phía trước). Khi giá đã chạm vào đường xu hướng rất nhiều lần trong khung thời gian dài, đường Trendline này sẽ thể hiện cho ngưỡng kháng cự. Tại đây, nhà đầu tư nên đặt lệnh bán thay cho lệnh short.
  • Nối những điểm lại đã chọn để hình thành đường xu hướng Trendline giảm. 

Làm thế nào để xác định đường xu hướng Trendline? 

Theo kinh nghiệm của Kim Dũng, nhà đầu tư có thể xác định đường xu hướng theo 4 phương pháp chính.

Sử dụng ít nhất 3 điểm để xác định một xu hướng

Như đã hướng dẫn trong cách vẽ đường Trendline, bạn chỉ cần xác định 2 điểm cao nhất và thấp nhất sau đó nối lại với nhau là ra có thể tạo thành một đường Trendline. Thế nhưng để xác định một xu hướng nào đó, bạn cần sử dụng đến ít nhất 3 điểm mới cho ra kết quả phân tích khó tính chính xác cao.

Nên sử dụng ít nhất 3 điểm để xác định tìm kiếm một xu hướng 

Bởi đơn giản Trendline cũng gần giống như ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Khi Trendline tụt dốc thì xu hướng đó càng mạnh. Tuy nhiên, xu hướng càng mạnh đồng nghĩa với độ tin cậy càng thấp. Vì một xu hướng này rất dễ bị thế chỗ bởi một xu hướng khác.

Hãy sử dụng khung thời gian cao hơn 

Việc sử dụng khung thời gian cao hơn sẽ cung cấp những thông tin có độ tin cậy cao, dự đoán đúng hơn về xu hướng có thể diễn ra trong tương lai.

Hình minh họa sử dụng khung thời gian dài hơn khi giao dịch 

Chẳng hạn biểu đồ minh họa trên được xây dựng trong một khung thời gian xu hướng hàng ngày. Khi ngưỡng giá thấp thứ 2 thiết lập, thị trường sẽ tạo ra một nến Pin Bar ở lần chạm ngưỡng thứ 3 trong xu hướng tăng. 

Đó là cơ hội để nhà đầu tư đặt lệnh mua hôm qua phương pháp tìm kiếm ngưỡng hỗ trợ đường Trendline.  Mặt khác, khi một xu hướng có mặt trên biểu đồ hàng tuần có nghĩa đây là cơ hội để thực hiện các giao dịch tiềm năng.

Trendline không hẳn là một đường thẳng lý tưởng

Đường Trendline mà bạn chưa hẳn đã là một đường thẳng hoàn hảo. Những đường thẳng này được xây dựng từ những điểm cao nhất và điểm thấp nhất nối liền lại với nhau. Hoặc từ giá chốt phiên và giá mở cửa trên nến Pin Bar. Nói chung, vẫn phụ thuộc rất lớn vào xu hướng.

Đường xu hướng Trendline không nhất thiết phải nằm trên thật nhiều điểm mà chỉ cần không cắt ngang thân nến 

Để xây dựng một đường Trendline hoàn hảo không hề dễ. Dựa vào hình minh họa, bạn có thể thấy rằng đường Trendline không nằm hoàn toàn trên đỉnh cao nhất của từng cây nến. Đồng thời cũng không hề thẳng hàng với giá chốt phiên và giá mở cửa trên cùng mô hình nến. 

Sự không thẳng giữa các điểm trên không có nghĩa là đường Trendline đúng chuẩn. Với những đường Trendline như vậy cho thấy giá thường không đóng trên biểu đồ hàng tuần. 

Đối với với đường Trendline không nhất thiết là phải nằm trên nhiều điểm mà quan trọng là không được cắt qua thân nến. Khi nhận thì đường Trendline cắt ngang thân nến có nghĩa đó không phải một Trendline hợp lệ.

Không nhất thiết phải tạo một đường Trendline quá hoàn hảo 

Như đã giải thích ở phần trên, một đường xu hướng Trendline không nhất thiết phải chạm nhiều điểm trên biểu đồ theo dõi. Nếu bạn cố tạo ra một đường Trendline hoàn hảo thì nó đương nhiên không thể chính xác xu hướng thị trường. 

Những người mới tham gia thị trường rất dễ mắc phải sai lầm này. Trong trường hợp đường Trendline đó không phù hợp, bạn nên thử xây dựng một mô hình Trendline khác.

Cách giao dịch với đường xu hướng (Trendline) hiệu quả nhất 

Nếu là người mới tham gia vào thị trường giao dịch, bạn nên kết hợp 2 phương pháp giao dịch trong khi sử dụng Trendline. Cách giao dịch thứ nhất dùng đến giá khi xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự. Cách giao dịch thứ hai là dùng đến giá khi đường xu hướng bị phá vỡ.

Coi đường Trendline là hỗ trợ kháng cự 

Bạn nên đặt lệnh short kết hợp entry nếu nhận thấy kháng cự xuất hiện trên Trendline

Khi đường Trendline là ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, người chơi nên tận dụng những điểm này trong trường hợp giá trở lại retest nhưng vấn đề chạm đường Trendline đã tạo trước đó. Khi ấy, Trendline chính là ngưỡng kháng cự. Nhà đầu tư lúc này sẽ có 2 lựa chọn đặt lệnh.

  • Đặt lệnh short kết hợp entry nếu nhận thấy kháng cự xuất hiện trên Trendline. 
  • Đặt lệnh cắt lỗ stop loss.

Đường xu hướng Trendline bị phá vỡ 

Phá vỡ đường xu là phương pháp mà nhiều trader ứng dụng. Theo đó, khi đường Trendline bị phá vỡ sẽ giúp nhà đầu tư tìm kiếm dễ dàng hơn tín hiệu đảo chiều. 

Hình minh họa đường xu hướng Trendline bị phá vỡ 

Với biểu đồ minh họa trên, ngưỡng hỗ trợ đã bị phá với nhưng sau đó, giá quay trở lại retest xu hướng. Quá trình này gần tương tự như việc hình thành một ngưỡng kháng cự mới. Cách thức phá vỡ Trendline có thể áp dụng khi cần xác định entry để đặt lệnh.

Nếu gặp phải trường hợp trên, bạn có thể giao dịch theo 2 cách dưới đây:

  • Tiến hành đặt lệnh short entry tại chính khu vực điểm giá đã vượt qua đường Trendline rồi đi xuống. Như vậy, lệnh cắt lỗ stop loss lại đặt ngay trên chính đường Trendline.
  • Chờ cho đường xu hướng bị phá vỡ đồng thời giá vượt qua đường xu hướng. Sau đó, giá tiếp tục retest và xác định ngưỡng kháng cự. Sau khi tìm thấy breakout cũng chính là lúc người chơi nên đặt lệnh giao dịch short entry. Với cách giao dịch này, lệnh cắt lỗ stop loss cũng đặt trên chính đường Trendline. 

Cần thận trọng với các chiến lược giao dịch 

Trendline giống như phần lớn công cụ phân tích khác khi chỉ hỗ trợ người chơi phân tích đặt lệnh phù hợp chứ không thể đưa ra được được con số lỗ cụ thể. Vậy nên, Trendline chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi kết hợp với những công cụ hỗ trợ phân tích khác.

Bạn nên kết hợp đường Trendline với nhiều công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật khác 

Giả dụ bạn giao dịch ở thời điểm thị trường diễn ra nhiều đột phá, đường Trendline lúc này giống như ngưỡng hỗ trợ. Nếu giá dịch chuyển xuống dưới đường Trendline và bạn nhanh chóng đặt lệnh short tại chính điểm đó. Tuy nhiên thực tế, giá bất ngờ đi lên khiến bạn gặp phải thua lỗ.

Kinh nghiệm rút ra từ ví dụ trên chính là người chơi cần đợi cho đến lúc giá chính thức đóng trên bóng nến nằm phía dưới đường Trendline. Hoặc chờ khi giá quay retest ngưỡng hỗ trợ đồng thời tạo ra mức kháng cự mới. Đến lúc đó, người mới nên đặt lên giao dịch. 

Lời kết 

Đường xu hướng (Trendline) sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình theo dõi dự đoán diễn biến của thị trường. Một đường Trendline hợp lệ cần xác định từ 3 tối thiểu 3 điểm. Với phần chia sẻ của Kim Dũng, mong rằng bạn đã hiểu hơn về bản chất và cách vận dụng Trendline trong thực hiện các lệnh giao dịch!

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *