Nghề Nghiệp

HR là gì? Tìm hiểu công việc & Kỹ năng cần có của HR

HR là thuật ngữ chuyên ngành chỉ công việc liên quan đến nhân sự. Đây là công việc không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn mơ hồ về khái niệm công việc HR  cũng như vai trò, nhiệm vụ của vị trí này. Để hiểu rõ ràng và chính xác về công việc này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết dưới đây.

Xem thêm:

HR là gì?

HR là gì?

Nhắc đến nhân sự thì nhiều người biết. Tuy nhiên, nếu nói HR là gì thì không ít người sẽ lúng túng. Thực chất HR là cụm từ tiếng Anh viết tắt để chỉ một công việc quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy HR là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh. HR tiếng Anh đầy đủ là Human Resource. Cụm từ này có nghĩa tiếng Việt là nhân sự hay nguồn nhân lực.

Tùy vào quy mô của từng doanh nghiệp, HR sẽ đóng những vai trò khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, người làm công việc HR sẽ thực hiện mọi nhiệm vụ liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực/nhân sự của doanh nghiệp.

Mô tả công việc chính nhân viên HR

Mô tả công việc của nhân viên HR

Với những người làm công việc HR sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau tùy vào quy mô và lĩnh vực của từng doanh nghiệp. Vậy nhiệm vụ chính của HR là gì? Nhiệm vụ chính của ngành HR như sau:

  • Tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu (đăng tuyển, lọc hồ sơ, phỏng vấn, chọn ứng viên phù hợp
  • Làm hợp đồng lao động (thời vụ, ngắn hạn, dài hạn)
  • Đào tạo nhân sự theo chính sách của doanh nghiệp
  • Làm các thủ tục liên quan đến bảo hiểm, chính sách phúc lợi, phụ cấp, làm bảng lương
  • Theo dõi quản lý, đánh giá năng lực, hiệu quả của nhân sự theo kỳ để khen thưởng, phạt, thăng chức, miễn giảm chức vụ, thuyên chuyển, tăng, giảm lương…
  • Tổ chức các hoạt động, sự kiện để gắn kết nguồn nhân lực của doanh nghiệp
  • Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
  • Xây dựng các nội quy, quy tắc cho môi trường doanh nghiệp
  • Xử lý đối nội, đối ngoại liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực, làm việc với các cơ quan chức năng như đại sứ quán, sở lao động, bảo hiểm xã hội…
  • Các công việc hành chính như quản lý, lưu trữ hồ sơ, giấy tờ công ty, mua sắm văn phòng phẩm…

Có thể nói, HR chính là bộ phận nòng cốt, là linh hồn của doanh nghiệp. Nếu không có bộ phận này, doanh nghiệp không thể hoạt động trơn tru.

Phẩm chất, kỹ năng cần có khi làm nghề HR 

Phẩm chất, kỹ năng cần có của nhân viên HR

Công việc HR có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, người làm ngành HR cần phải có những kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đáp ứng yêu cầu. Cụ thể, phẩm chất, kỹ năng HR cần có như sau:

Khả năng quan sát và nhìn người

Nhiệm vụ chính của người làm công việc HR là tuyển dụng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Vậy nên nhân viên HR phải là người có khả năng quan sát và nhìn người tốt. Kỹ năng này sẽ giúp nhân viên HR tuyển dụng được những nguồn nhân sự tốt cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu nhân viên HR không có kỹ năng này, việc lựa chọn ứng viên có thể sai hoặc không phù hợp dẫn đến hiệu quả công việc không tốt.

Kỹ năng phán đoán

Người làm HR đặc biệt là các công ty lớn phải tiếp xúc với rất nhiều những ứng viên với các trình độ khác nhau. Vì vậy, chuyên viên HR phải có khả năng phán đoán tốt. Tuy nhiên, sự phán đoán không phải một cách cảm quan, phi logic mà phải dựa vào những sự tìm hiểu kỹ về hồ sơ, thái độ, cách giao tiếp của ứng viên để có nhận định chuẩn xác nhất.

Khả năng hoạch định chiến lược

Kỹ năng hoạch định chiến lược

Người làm HR phải có kỹ năng hoạch định chiến lược nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Bởi nhiệm vụ chính của nhân viên HR là tuyển dụng nhân lực theo yêu cầu để đảm bảo doanh nghiệp vận hành tốt nhất. Nếu bộ phận HR không có hoạch định chiến lược phù hợp sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa nhân lực gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Khả năng chịu áp lực

HR là người chịu trách nhiệm đối với các hạng mục công việc gồm đánh giá nhân lực, làm lương thưởng, phúc lợi, phụ cấp, bảo hiểm… Đây là những vấn đề tương đối nhạy cảm và dễ nảy sinh mâu thuẫn, tranh cãi. Bên cạnh đó, việc tuyển nhân lực đúng theo yêu cầu của các bộ phận cũng là vấn đề tương đối áp lực. Do đó, người làm công việc HR phải có bản lĩnh cứng cỏi, khả năng chịu áp lực tốt để hoàn thành tốt các công việc được giao.

Kỹ năng giao tiếp tốt

HR là người thực hiện mọi công việc đối nội, đối ngoại của doanh nghiệp. Đối với mục đối nội, bộ phận HR có mối liên hệ với mọi phòng ban trong công ty. Đối với công việc đối ngoại, HR là người làm việc với các cơ quan chức năng như Sở lao động, Đại sứ quán, Cục xuất nhập cảnh, các cơ quan hành chính nhà nước… Vì vậy, để công việc trơn tru, khả năng giao tiếp tốt là vô cùng cần thiết với những nhân viên HR.

Kỹ năng thương thuyết, đàm phán

Kỹ năng thương thuyết và đàm phán

Đối với những người làm công việc HR thiên về tuyển dụng thì kỹ năng thương thuyết và đàm phán là rất cần thiết. Bởi trong quá trình phỏng vấn, HR sẽ phải thương thuyết, đàm phán với các ứng viên về lương, thưởng và các chính sách của công ty.

Kỹ năng tin học văn phòng tốt

Người làm ngành HR sẽ phải làm các hạng mục liên quan đến lương, thưởng, hoạch định, đào tạo, xây dựng kế hoạch, báo cáo… Vì vậy, để hoàn thành tốt công việc, nhân viên HR phải có kỹ năng tin học văn phòng tốt. Cụ thể, các kỹ năng văn phòng cần có như soạn thảo văn thảo, tính toán trên excel, làm powerpoint tốt. Nếu không có kỹ năng tin học, công việc HR sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ngoài các phẩm chất, kỹ năng cơ bản trên, công việc HR còn đòi hỏi những kỹ năng, phẩm chất khác tùy vào tính chất chi tiết của công việc. Chẳng hạn, đối với những doanh nghiệp nước ngoài, nhân viên HR phải có khả năng ngoại ngữ tốt.

Các vị trí công việc HR trong doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Nhắc đến ngành HR sẽ có nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Trong đó, phổ biến nhất là những vị trí công việc HR dưới đây:

Chuyên viên nhân sự / HR Executive 

Chuyên viên nhân sự 

Đây là vị trí công việc phụ trách việc tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ ứng viên, hẹn phỏng vấn, chấm công, làm lương, thưởng… Đối với vị trí này, mức lương HR thường dao động từ 5-15 triệu đồng tùy vào quy mô công ty.

Giám sát nhân sự/ HR Supervisor

Đây là người hỗ trợ các công việc cho trưởng phòng nhân sự. Nhiệm vụ của vị trí này là đưa ra những định hướng tuyển dụng, chiến lược hoạch định nhân sự, giám sát các công việc của chuyên viên. Mức lương của giám sát nhân sự dao động từ 10-20 triệu đồng.

Trưởng phòng nhân sự/ HR Manager

Vị trí này thường được viết tắt là HRM. Vậy HRM là gì? Đây là cụm từ viết tắt của Human Resource Manager. Đây là người chịu trách nhiệm cho việc tuyển dụng, phỏng vấn, hoạch định chiến lược, xây dựng cơ chế lương, thưởng, đãi ngộ, đào tạo… Công việc của HR Manager tương đối phức tạp vì vậy cần người làm phải có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm. Mức lương của trưởng phòng nhân sự dao động từ 20- 40 triệu đồng.

Giám đốc nhân sự

Giám đốc nhân sự

Đây là vị trí cao nhất mà những người làm ngành HR đều muốn hướng đến. Giám đốc nhân sự là người chịu trách nhiệm cao nhất về chiến lược nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng phải phụ trách quản lý các vấn đề về chế độ lương thưởng, đãi ngộ, đào tạo nhân lực của doanh nghiệp. Để làm giám đốc nhân sự, bạn cần có chuyên môn tốt, kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực từ trên 10 năm. Mức lương của giám đốc nhân sự dao động từ 40 -100 triệu.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ chi tiết về công việc HR và những thông tin hữu ích xoay quanh vị trí công việc này. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp HR.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *