Nghề Nghiệp

Nghề Interpreter ( Phiên dịch viên ) là gì? Tìm hiểu về nghề Phiên dịch viên

Interpreter ( Phiên dịch viên ) là một trong những nghề hot trên thị trường Việt Nam. Nghề này mang đến mức thu nhập hấp dẫn cùng cơ hội giao lưu văn hóa với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm hấp dẫn, nghề Interpreter cũng có nhiều áp lực và thách thức. Vậy nghề Interpreter là gì? Làm thế nào để trở thành một Interpreter xuất chúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây.

Xem thêm

Nghề Interpreter là gì?

Nghề Interpreter là gì?

Interpreter là tên từ tiếng Anh có nghĩa là phiên dịch. Nghề Interpreter có nghĩa là nghề phiên dịch. Đối với nghề này, người làm sẽ phải thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi ngôn ngữ giữa 2 quốc gia hoặc có thể nhiều hơn trong các cuộc họp, hội thảo, gặp mặt… Nghề Interpreter được hiểu như chiếc cầu nối ngôn ngữ, văn hóa cho những người trong cuộc hội thoại.

Trong giai đoạn hội nhập toàn thế giới hiện nay, tầm quan trọng của nghề Interpreter càng được đánh giá cao. Bởi các doanh nghiệp, tổ chức không chỉ hoạt động trong nước mà còn tích cực giao thương với các đơn vị nước ngoài. Để thắt chặt mối quan hệ, trao đổi thông tin thì phiên dịch viên là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp, tổ chức.

Nghề phiên dịch thường được phân chia theo các ngôn ngữ. Vì vậy, phiên dịch viên có rất nhiều nhánh tùy thuộc vào ngôn ngữ mà người học lựa chọn. Về độ phổ biến tại thị trường Việt Nam, phiên dịch viên thường tập trung vào các ngôn ngữ như tiếng Anh, Hàn,  Trung, Nhật, Pháp, Đức, Nga… Đây là những ngôn ngữ phổ biến nên cơ hội việc làm của những phiên dịch viên ngôn ngữ này cũng cao hơn. Tuy nhiên, các ngôn ngữ khác vẫn là cần thiết trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Tùy vào sở thích và định hướng tương lai, bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ phù hợp để theo đuổi ngành phiên dịch.

Công việc của nhân viên Interpreter gồm những gì?

Nghề Interpreter thường biết đến là nghề có mức lương cao. Vậy với mức lương cao, công việc Interpreter cần làm những gì? Tùy vào từng tính chất của từng doanh nghiệp, tổ chức, nhân viên Interpreter sẽ có mô tả công việc khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản Interpreter cần làm những việc sau:

Chuyển đổi ngôn ngữ

 Nhân viên Interpreter thực hiện nghiệm vụ chuyển đổi ngôn ngữ

Nhiệm vụ chính của nhân viên Interpreter là chuyển đổi từ ngôn ngữ A sang ngôn ngữ B. Ví dụ, phiên dịch Anh – Việt thì nhiệm vụ chính là chuyển đổi nội dung của những người tham gia trong cuộc hội thoại từ tiếng Anh sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Anh để đảm bảo người trong cuộc hội thoại hiểu được. 

Quá trình chuyển đổi ngôn ngữ phải đảm bảo đúng và chính xác cả văn phong và ngữ nghĩa của người nói gốc. Mọi sai sót trong quá trình phiên dịch có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của cuộc hội thoại. 

Việc phiên dịch không chỉ là công việc đối ngoại khi gặp gỡ khách hàng, đối tác mà còn trong đối nội của công ty. Với những sếp là người nước ngoài, nhân viên phiên dịch sẽ là người truyền đạt mọi thông tin từ sếp đến các nhân viên khác trong hoạt động công việc hàng ngày.

Các công việc khác theo yêu cầu 

Ngoài nhiệm vụ chính là chuyển đổi ngôn ngữ, phiên dịch viên sẽ phải làm các công việc khác theo yêu cầu. Thông thường, phiên dịch viên sẽ kiêm các công việc như dịch thuật các văn bản, giấy tờ của công ty, tham gia vào các cuộc họp, chương trình đào tạo để hiểu rõ về các sản phẩm, quy chế của công ty …

Phân biệt các loại Interpreter 

Phân loại Interpreter

Interpreter có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, tiêu chí cơ bản nhất để phân loại Interpreter là dựa vào hình thức phiên dịch. Theo tiêu chí này, nghề phiên dịch có 3 loại cơ bản là:

Phiên dịch song song 

Đây là hình thức phiên dịch viên phải truyền tải đầy đủ thông tin của người đang nói một cách song song. Với hình thức phiên dịch này, Interpreter phải là những người giỏi, giàu kinh nghiệm, có khả năng tập trung tốt và phản ứng nhanh để đảm bảo truyền đạt thông tin chính xác nhất.

Phiên dịch nối tiếp

Đây là hình thức phiên dịch viên sẽ truyền tải lại thông tin sau khi người nói ngắt câu. Với hình thức này, phiên dịch viên sẽ phải tập trung lắng nghe và truyền tải chính xác những câu người nói vừa trình bày.

Phiên dịch nhìn văn bản 

Đây là hình thức phiên dịch viên được đưa trước thông tin của người nói ở dạng văn bản. Với hình thức này, phiên dịch viên chỉ cần truyền đạt chính xác những thông tin trong văn bản thành ngôn ngữ theo yêu cầu.

Những yếu tố cần có để trở thành một Interpreter xuất chúng

Interpreter là một nghề hấp dẫn nhưng không hề dễ dàng. Vậy làm thế nào để trở thành một Interpreter xuất chúng? Để trở thành một Interpreter xuất sắc, bạn cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

Kỹ năng ghi chép nhanh và chính xác

Kỹ năng ghi chép tốt 

Một trong những chiếc chìa khóa để thành công trong nghề Interpreter chính là khả năng ghi chép tốt. Bởi để có một bản dịch chuẩn nhất, bạn phải nắm rõ các thông tin của người nói. Vì vậy, bạn phải ghi chép nhanh những nội dung của người nói để phiên dịch tốt nhất. 

Tuy nhiên, trong quá trình phiên dịch, bạn không thể nào ghi hết được những thông tin của người nói. Vì vậy, người phiên dịch phải biết cách ghi những keyword, những dữ liệu quan trọng để triển khai phần dịch phía sau chuẩn xác. Một mẹo nhỏ được chia sẻ bởi những phiên dịch viên xuất sắc dành cho người mới là nên ghi chép theo dạng sơ đồ và bắt những thông tin quan trọng như tên riêng, số liệu… Khi làm theo phương pháp này, phần dịch sẽ đảm bảo tính chuẩn xác và đầy đủ hơn.

Trí nhớ tốt

Phiên dịch viên cần có trí nhớ tốt

Bên cạnh khả năng ghi chép nhanh và chính xác, Interpreter cũng cần có trí nhớ tốt. Bởi trong các hội thoại đôi khi diễn ra rất nhanh và bạn không có nhiều thời gian để ghi chép. Do đó, bạn cần có trí nhớ tốt để đảm bảo dịch lại các thông tin một cách chuẩn xác nhất. Chỉ cần một chút xao nhãng hay tính hay quên thì bạn sẽ không thể trở thành một phiên dịch viên xuất sắc. Bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc hội thoại.

Kiến thức ngôn ngữ sâu rộng 

Kiến thức ngôn ngữ sâu rộng

Muốn dịch chuẩn thì Interpreter phải có kiến thức sâu và rộng. Muốn có kiến thức sâu rộng, bạn phải thường xuyên trau dồi tri thức. Bên cạnh những kiến thức trong sách vở, bạn phải cập nhật các thông tin trong đời sống thực tiễn. Đặc biệt, khi phiên dịch cho các lĩnh vực đặc thù như máy móc, y tế, khoa học thì bạn cần phải nghiên cứu kỹ các từ chuyên môn để phiên dịch chính xác.

Sự tự tin và giọng nói truyền cảm, phát âm chuẩn

Khác với công việc biên dịch chỉ làm việc với các văn bản, giấy tờ, phiên dịch viên sẽ phải giao tiếp trực tiếp. Vì vậy, kỹ năng cần có của một Interpreter là sự tự tin và giọng nói truyền cảm. Sự tự tin sẽ giúp bạn ghi điểm với các đối tác và khách hàng. Nhờ đó, đơn vị của bạn cũng được đánh giá cao hơn nhờ sự chỉn chủ trong cuộc gặp gỡ. 

Bên cạnh sự tự tin, vì là gặp gỡ, trao đổi trực tiếp nên bạn cần có giọng nói truyền cảm và phát âm chuẩn. Do đó, bạn cần rèn luyện phong thái cũng như giọng nói để đảm bảo hình ảnh của một phiên dịch viên chuyên nghiệp và xuất sắc. 

Các kỹ năng và phẩm chất cần có của nhân viên Interpreter là gì? 

Khi theo đuổi nghề Interpreter, ngoài kiến thức chuyên môn được đào tạo trong trường lớp, bạn cần có những kỹ năng và phẩm chất nhất định. Vậy phẩm chất, kỹ năng cần có của nghề Interpreter là gì?

Khả năng ham học hỏi

Khả năng ham học hỏi 

Phiên dịch viên là nghề liên quan đến ngôn ngữ. Trong khi đó, ngôn ngữ là thứ vô cùng rộng lớn mà không phải trong một vài năm bạn có thể học hỏi hết được. Bởi ngay cả người Việt nhưng cũng không thể hiểu hết được sự phong phú của tiếng Việt. Vì vậy, khi học hỏi các ngôn ngữ khác để trở thành một phiên dịch viên, đức tính cần có của một Interpreter là sự ham học hỏi. 

Việc học hỏi không ngừng sẽ giúp bạn trở thành một phiên dịch viên giỏi. Bên cạnh học hỏi, đào sâu kiến thức trong sách vở, bạn còn phải nghiên cứu trong thực tiễn đời sống và thực hình nhiều đề nâng cao kỹ năng. 

Cần cù và chăm chỉ 

Phẩm chất cần có của Interpreter đó là sự cần cù và chăm chỉ. Bởi với lĩnh vực ngôn ngữ, nếu bạn lười biếng sẽ không thể theo nghề. Kiến thức bao la, rộng lớn, nếu bạn không chăm chỉ học tập thì sẽ thụt lùi.

Sự cẩn thận và chu đáo

Trong phiên dịch, “sai một ly đi một dặm”, một câu phiên dịch sai sẽ dẫn đến những hệ quả không hay kéo theo. Vì vậy, để làm nghề phiên dịch viên, bạn phải có sự cẩn thận và chu đáo. Mỗi câu phiên dịch phải được suy tính cẩn thận để truyền đạt chính xác thông điệp mà người nói muốn nhắn gửi. 

Khả năng chịu áp lực

Nghề phiên dịch viên cũng có nhiều áp lực. Áp lực của nghề này đến từ nhiều khía cạnh như thời gian, tính chuyên môn, việc di chuyển… Thời gian làm việc của phiên dịch viên sẽ phải phụ thuộc vào lịch trình của sếp. Vì vậy, họ không có được sự chủ động để sắp xếp thời gian. Thêm nữa, việc dịch chuẩn xác về ngữ nghĩa và văn phong cũng là một yếu tố tạo ra áp lực. Vì vậy, để theo đuổi nghề phiên dịch viên, bạn phải có khả năng chịu áp lực tốt.

Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của nhân viên Interpreter là bao nhiêu? 

Mức lương của Interpreter

Mức lương của Interpreter tùy thuộc vào năng lực của mỗi người. Tuy nhiên nhìn chung, thu nhập của một nhân viên Interpreter dao động từ 10 triệu đến 30 triệu đồng. Đối với những người làm Interpreter trong các lĩnh vực có tính chuyên môn cao như công nghệ, y tế sẽ có mức lương cao hơn. 

Về cơ hội nghề nghiệp của Interpreter rất rộng mở. Những người theo đuổi nghề phiên dịch viên có thể làm việc trong các công ty nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ hoặc làm nghề phiên dịch tự do cho các hội nghị, hội thảo…

Kết luận

Trên đây là chia sẻ chi tiết để giải đáp băn khoăn: Nghề Interpreter là gì? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về nghề phiên dịch để có định hướng lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều nghề khác để cân nhắc lựa chọn hãy truy cập website để cập nhật.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *