Nghề Nghiệp

Nghề Telesale là gì? Vén màn bí mật nghề Telesale

Telesale đang dần trở thành một ngành nghề “hot” với mức lương vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên làm nghề Telesale không hề đơn giản, cần phải có những kỹ năng nhất định mới có thể thuyết phục được khách hàng tin tưởng và quyết định sử dụng sản phẩm 

Tìm hiểu về nghề Telesale

Nhiều người chắc hẳn chưa biết nghề Telesale là gì. Đây là thuật ngữ ra đời vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi chiếc điện thoại đầu tư tiên ra đời. Những bà nội trợ mỹ muốn bán bánh quy do mình làm ra nên đã gọi điện đến từng người để mua. Từ đó nghề Telesale chính thức ra đời, đây là một phương thức bán hàng, tư vấn dịch vụ qua điện thoại. 

Telesale là nghề bán hàng qua điện thoại

Người làm Telesale: Họ có nhiệm vụ chính là gọi điện cho nhóm khách hàng tiềm năng để giới thiệu thông tin về dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp. Đây là một nhòm thuộc bộ phận kinh doanh của công ty, một nhóm rất quan trọng trong việc tìm kiếm và duy trì nguồn khách hàng. 

Đây là nghề rất phổ biến với sinh viên vì nhu cầu tuyển dụng lớn, mức lương hấp dẫn. Mô tả công việc cụ thể công việc như sau: 

  • Gọi điện thoại tới khách hàng để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ
  • Tư vấn, chốt đơn qua điện thoại 
  • Giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại kịp thời 
  • Lưu trữ thông tin cuộc gọi để xây dựng bộ thông tin hữu ích 
  • Phối hợp với bộ phận kinh doanh và các phòng ban khác để đạt mục tiêu kinh doanh  

Ai cũng nghĩ rằng làm Telesale rất đơn giản, bất cứ ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên chỉ người trong ngành mới biết công việc thực sự không hề dễ dàng như vậy.

Kỹ năng cần có của người làm nghề Telesale

Thông qua những buổi chia sẻ về kinh nghiệm nghề Telesales thì người làm Telesales giỏi phải có được nhóm kỹ năng sau: 

Nắm vững kiến thức về sản phẩm 

Trước khi chính thức gọi những cuộc điện thoại bán hàng đầu tiên, nhân viên cần phải được đào tạo bài bàn:

  • Trang bị đầy đủ kiến thức về sản phẩm 
  • Hiểu rõ về đặc điểm, lợi ích, tính năng
  • Tin vào sản phẩm dịch vụ mình cung cấp

Chỉ khi nào thật sự nắm chắc những thông tin về sản phẩm, dịch vụ thì nhân viên Telesale mới có thể giúp khách hàng thật sự hiểu hơn về những gì công ty đang bán. Xác định rõ những tiêu chí này mới có thể tiếp cận khách hàng nhanh và hiệu quả. 

Khả năng giao tiếp qua điện thoại

Chất lượng cuộc đối thoại sẽ là thước đo đánh giá khả năng của nhân viên Telesale. Họ bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp để khi trò chuyện cùng khách hàng vừa phải quảng cáo sản phẩm vừa phải thể hiện thái độ quan tâm lịch sự. Một nhân viên giỏi cần phải có được những tố chất giao tiếp như: 

  • Lắng nghe và thấu hiểu để nắm bắt được “nỗi đau” mà khách hàng cần giải quyết. Từ đó xây dựng niềm tin cho đôi bên để dễ dàng tư vấn ơn. Lưu ý khi nói chuyện với họ hãy tìm từ khóa phù hợp để đánh vào tâm lý, câu chuyện của họ. 
  • Giọng nói rõ ràng, rành mạch qua điện thoại càng khiến cho người nghe tập trung tiếp nhận thông tin. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhưng nhiều nhân viên Telesale lại bỏ qua. Hãy luyện tập thường xuyên để có được chất giọng đi vào lòng người. 
  • Thái độ lịch sự luôn chiếm được thiện cảm của người nghe. Đừng quên câu chào đầu tiên khi mở đầu cuộc trò chuyện. Tiếp đó cách xưng hô cũng rất cần thiết, hãy chú ý tới đối tượng mình đang trò chuyện để chọn từ ngữ xưng hô phù hợp.  

Giao tiếp là chìa khóa để bán hàng thành công

Kiềm chế cảm xúc 

Nhân viên Telesale mỗi ngày phải tiếp xúc với rất nhiều cuộc gọi và không phải khách hàng nào cũng dễ tính. Tuy là công việc đứng đắn nhưng nhiều người lại cho rằng người làm nghề Telesale rất phiền phức, chỉ biết chèo kéo mời mua sản phẩm. Chính vì vậy mà có không ít người mất thiện cảm với những cuộc gọi giới thiệu sản phẩm và có những lời nói vô cùng gay gắt. 

Luôn giữ thái độ tích cực trong công việc 

Tuy nhiên đừng để những cảm xúc tiêu cực này làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc gọi. Nhân viên telesale chuyên nghiệp phải thật bình tĩnh để trả lời khách hàng một cách lịch sự nhất. Cố gắng kết thúc cuộc trò chuyện trong hòa bình. Tuyệt đối không được:

  • Cãi tay đôi với khách hàng
  • Dập máy khi khách hàng đang nói 
  • Tỏ thái độ khó chịu qua giọng nói 

Xử lý tình huống nhanh nhạy

Ngoài khả năng kiềm chế cảm xúc người làm nghề telesale phải thật sự nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống. Trong lúc khách hàng đang khó chịu thì hãy cẩn thận với lời nói. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng làm ảnh hưởng tới cả sự nghiệp. 

Ngoài ra còn một số những vấn đề về lỗi đường truyền, khách hàng ngắt lời cũng phải bình tĩnh để xử lý vấn đề. Nhân viên Telesale có thể dừng kết nối hoặc hẹn gặp lại vào một ngày khác là cách xử lý có văn hóa nhất. Cố gắng không hoảng loạn, nói lắp trong những tình huống khẩn cấp. Mặc dù công việc có nhiều áp lực nhưng đừng vì khó khăn mà dừng lại nhé. 

Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm 

Tất cả những nhóm kỹ năng trên đều bổ trợ cho một mục đích cuối cùng: Thuyết phục khách hàng đồng ý chốt đơn mua sản phẩm. Để đạt được điều này nhân viên làm trong ngành Telesale cần phải: 

  • Hãy đưa ra thật nhiều lựa chọn, ưu đãi hấp dẫn để khách hàng có thêm nhiều yếu tố để cân nhắc
  • Đừng ngại hỏi khách hỏi khách về những khó khăn mà họ gặp phải, để từ đó gợi ý các giải pháp liên quan đến sản phẩm
  • Phải tinh tế để biết cách đánh vào tâm lý, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng 

Mục đích của nghề Telesale là chốt được đơn hàng

Một khi khách hàng đã đồng ý với những gì đã trình, người làm trong nghề phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ. Chốt lịch hẹn đặt mua để không bỏ lỡ lỡ doanh thu. 

Kết thúc cuộc gọi và duy trì quan hệ lâu dài với khách hàng 

Khi đã chốt được đơn với khách hàng thì không phải là kết thúc. Đừng quên giới thiệu về chế độ bảo hành, chế độ hậu mãi sau khi mua, hỏi thăm về trải nghiệm của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm. 

Một khách hàng cũ có thể trở thành khách hàng trung thành, thậm chí là giới thiệu thêm những vị khách mới. Hãy nhớ thật kỹ những nguyên tắc này trước khi kết thúc bất kỳ cuộc gọi nào.

Top 5 công việc Telesale “hot” trên thị trường 

Khi hiểu rõ nghề Telesale là gì nhiều người nhận xét rằng đây là nghề có cơ hội việc làm lớn, mức lương cũng rất hấp dẫn. Trong những hội nhóm review nghề Telesale mọi người thường chia sẻ về những nhóm ngành có mức thu nhập cao rất được quan tâm: 

Telesale bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ là một trong những thị trường tiềm năng dễ khai phá trong lĩnh vực Telesale: 

  • Sản phẩm hấp dẫn
  • Khách hàng tiềm năng 
  • Có nhiều lợi nhuận 
  • Góp phần vào sự ổn định chung của nền kinh tế quốc dân

Trong đó bảo hiểm chia làm hai nhánh:

  • Bảo hiểm nhân thọ: sản phẩm bảo hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ phục vụ, bảo vệ trực tiếp cho con người
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đối tượng ngoài con người (tài sản) 

Lương cứng khởi điểm của một nhân viên Telesale bảo hiểm rơi vào khoảng 8 – 10 triệu/tháng. Ngoài ra, khi chốt được đơn bảo hiểm sẽ được nhận thêm một khoản hoa hồng từ lợi luận. Do đó tổng thu nhập một tháng của nhân viên Telesale sẽ trên 20 triệu đồng. 

Telesale bảo hiểm có mức lương rất cao

Telesale bất động sản 

Trong nhóm ngành Telesale có mức lương cao nhất chắc chắn không thể thiếu nghề Telesale bất động sản. Tùy vào năng lực của từng người nhưng có thể nói đây là lĩnh vực “hái ra tiền” nhờ doanh thu khủng. Các nhà đầu tư thường chi mạnh tay vào những dự án có tiềm năng nên nhân viên Telesale phải biết cách nắm bắt cơ hội thật nhanh. 

Người làm trong ngành này không phải trực tiếp đi kiếm khách hàng mà vẫn có thể thu lợi từ doanh thu về. Tuy lương cứng của nghề này không cao, chỉ khoảng 5 – 7 triệu/ tháng tùy vào kinh nghiệm và hiệu suất công việc. Nhưng tổng thu nhập nếu chốt được hợp đồng với khách thì số tiền mỗi tháng kiếm được có thể lên đến 20 – 100 triệu/ tháng. 

Bán bất động sản qua điện thoại là một thử thách lớn

Telesale kiến trúc

Nhiều người nghĩ rằng trong ngành kiến trúc chỉ có kiến trúc sư với những thiết kế nổi bật mới có thể tạo ra được lợi nhuận cao. Trên thực tế, đây chỉ là một phần của công việc. Bộ phận kinh doanh tiêu thụ đầu ra – bộ phận telesale cũng đống một vai trò hết sức quan trọng để mang đến thành công cho những đơn vị thiết kế nội thất. 

So với những nhóm ngành khác ngành Telesale kiến trúc nội thất có mức lương cứng cao hơn hẳn. Thông thường là 7,5 – 11 triệu/tháng, điều này còn tùy thuộc vào các yếu tố như quy mô, đãi ngộ của đơn vị kinh doanh. Họ cũng được hưởng % doanh thu dựa trên số sản phẩm bán ra theo tháng. Theo đó, tổng thu nhập sẽ dao động trong khoảng 15 – 20 triệu/ tháng.

Telesale làm đẹp

Đánh vào sở thích làm đẹp của phái nữ, ngành thời trang làm đẹp cũng cần đến nhân viên Telesale để bán các sản phẩm như quần áo, giày dép và mỹ phẩm. Dựa vào những dữ liệu có sẵn, họ sẽ mang thông tin của sản phẩm, dịch vụ của thương đến tận tay người tiêu dùng. 

Thu nhập của nghề này rất ổn định vì ai cũng có nhu cầu làm đẹp. Ngoài mức lương cứng 5 – 7 triệu (thương hiệu nhỏ) và 9 – 10 triệu/ tháng (thương hiệu lớn), nhân viên ngành này sẽ được nhận hoa hồng gấp 2, gấp 3 lương cứng. Chính vì thế mà nhiều người ứng tuyển vào vị trí Telesale ngành làm đẹp. 

Telesale thực phẩm chức năng

Tuy thực phẩm chức năng không phải nhóm ngành cơ bản nhưng lại phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Cách thức để đưa sản phẩm vào thị thường đó là thông qua marketing, sales. Do đó nhu cầu tuyển dụng nhân viên Telesale là rất lớn. 

Bất cứ ngành nghề nào cũng có chỗ đứng cho Telesale

Ngoài những kỹ năng cơ bản thì nhân viên Telesale ngành này phải nắm rất chắc kiến thức về sản phẩm như công dụng, chức năng và đối tượng sử dụng vì là sản phẩm sức khỏe. Thu nhập khởi điểm của người làm trong ngành từ 10 – 15 triệu, đã bao gồm lương cứng và thưởng theo năng lực.

Kết luận

Nghề Telesale đã dần trở thành nhóm ngành được săn đón nhiều nhất trên thị trường việc làm vì mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn. Để thành công trong nghề cần phải được trang bị đầy đủ nhóm kỹ năng cần thiết. Tích lũy nhiều kinh nghiệm chắc chắn sẽ đạt được thành công trong tương lai. 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *