Nghề Nghiệp

Nghề xuất bản là gì? Những điều cần biết về nghề xuất bản

Hiện nay, nghề xuất bản đang là một trong những ngành nghề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ, nhất là các bạn sinh viên sắp chuẩn bị thi ứng tuyển vào các trường đại học. Mặc dù có niềm yêu thích và đam mê với nghề này nhưng không phải bạn nào cũng hiểu rõ về ngành xuất bản sẽ học những gì? Trường nào đào tạo ngành xuất bản tốt? Và cơ hội làm việc của ngành này ra sao? Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ từ A – Z về ngành xuất bản nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn để ứng tuyển khi có nhu cầu.

Xem thêm

Nghề xuất bản là gì? 

Nghề xuất bản được hiểu một cách đơn giản là việc phổ biến văn học qua đó cung cấp thông tin cần thiết đến mọi người thông qua nhiều hình thức khác nhau như in sách, in báo, in tranh ảnh hay bất kỳ phương tiện nào có thể mang tin khác. Xuất bản cũng được xem là hoạt động mang đậm tính sáng tạo nhằm truyền bá các ý tưởng về văn hóa, đời sống góp phần vào công cuộc truyền bá những giá trị văn hóa của nhân loại.

Giải đáp thắc mắc nghề xuất bản là gì?

Cũng chính bởi những giá trị cực kỳ to lớn trên mà nghề xuất bản sách nói riêng và nghề xuất bản nói chung ra đời với mong muốn cung cấp và truyền tải cho sinh viên ngành nghề xuất bản có được những kiến thức cơ bản nhất. 

Ở trong môi trường đại học, chương trình đào tạo của ngành xuất bản còn trang bị thêm cho các sinh viên những kiến thức chuyên gia về xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó, nhà trường còn bổ sung và trau dồi thêm các kiến thức về đất nước Việt Nam, những giá trị văn hóa, tâm lý, truyền thống văn hóa, lịch sử,…

Những điều bạn cần biết về tuyển sinh vào nghề xuất bản

Sau khi đã tìm hiểu về nghề xuất bản là gì thì bạn cần nên tìm hiểu thêm một vài thông tin về cách thức tuyển sinh, điểm chuẩn và trường đại học nào đào tạo ngành này. Hãy cùng chúng tôi tham khảo chi tiết ngay sau đây:

Về khối thi, nghề xuất bản sẽ yêu cầu các khối thi:

  • A16 bao gồm các môn Toán, Văn, Khoa Học Tự Nhiên.
  • C15 bao gồm các môn Toán, Văn, Khoa Học Xã Hội.
  • D17 bao gồm các môn Toán, Địa, Tiếng Nga.

Về điểm chuẩn và phương thức xét tuyển thì ngành xuất bản của trường Học viện báo chí công bố điểm chuẩn như sau:

  • 19.35 điểm với khối D01. R22.
  • 18.35 điểm với khối A16.
  • 19.85 điểm với khối C15.

Riêng về hình thức xét học bạ thì trường sẽ lấy 8.07 là điểm chuẩn để xuất tuyển.

Học viện báo chí và tuyên truyền hiện đang phổ cập ngành nghề xuất bản

Ở thời điểm hiện tại, ngành nghề xuất bản chỉ tập trung vào đúng 1 trường đó là Học viện báo chí và tuyên truyền. Và đây sẽ là nơi cung cấp đầy đủ cho bạn những kiến thức cơ bản cũng như toàn diện nhất về ngành xuất bản. 

Ngoài ngành xuất bản, nếu các bạn sinh viên mong muốn trở thành họa sĩ xuất bản, một trong những nhóm ngành trong nghề này thì có thể tham gia học tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Cao Đẳng Mỹ Thuật hay Viện Đại Học Mở Hà Nội,… Nhưng nếu theo ngành xuất bản chuẩn thì bạn ưu tiên Học viện báo chí và tuyên truyền.

Nghề xuất bản học những gì?

Hiện nay mục tiêu đào tạo của ngành nghề xuất bản ở các trường đại học đào tạo không chỉ nhằm mục đích phục vụ công tác xuất bản báo, sách, in ấn mà còn giúp các bạn sinh viên tổng hợp các kiến thức đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông, thông tin. Cũng chính vì lý do đó mà ngành xuất bản đang được rất nhiều bạn theo đuổi và quyết định đây là sự nghiệp của đời mình.

Cụ thể trong suốt quá trình học nghề xuất bản, các bạn sinh viên sẽ được trau dồi cả về kiến thức cơ bản lẫn kỹ năng mềm vì đây là công việc đòi hỏi tính linh động và giao tiếp cao. Khi học các bạn sinh viên sẽ được trang bị kiến thức lý luận về biên tập, in ấn, phát hành các ấn phẩm,… thông qua đó giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về nghề và áp dụng vào thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường.

Bên cạnh các môn học chính quy trong ngành xuất bản, sinh viên còn được nhà trường bổ sung thêm nhiều kiến thức tổng hợp để củng cố cho quá trình xuất bản tốt hơn trong các lĩnh vực như xã hội, văn hóa, khoa học,…Cùng với đó là các kỹ năng tổ chức, biên tập bản thảo, các kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ như máy tính, máy ảnh, máy in,… Tất cả đều là những kỹ năng cực kỳ quan trọng cho nghề xuất bản.

Nghề xuất bản học những gì trong thời gian học ở nhà trường?

Học nghề xuất bản ra làm những công việc gì?

Sau khi tốt nghiệp nghề xuất bản, bạn có thể ứng tuyển vào rất nhiều vị trí có mức lương cực kỳ hấp dẫn. Tùy thuộc vào mức độ kinh nghiệm, vị trí ứng tuyển cũng như yêu cầu mà thu nhập của nghề xuất bản cũng sẽ có sự chênh lệch. Sau đây là một số ngành nghề phổ biến sau khi bạn tốt nghiệp ngành xuất bản:

Công việc ở lĩnh vực thiên về sáng tạo nội dung

Sau khi tốt nghiệp nghề xuất bản, bạn sẽ có đầy đủ khả năng từ biên tập, biên soạn nội dung,… hay bất kỳ công việc gì có liên quan đến sáng tạo nội dung. Thay vì chỉ chọn làm xuất bản thì bạn cũng có thể đảm nhận ở vị trí tạo nội dung và xuất bản chính nội dung mà mình làm ra. Các công việc liên quan đến lĩnh vực sáng tạo nội dung có thể kể đến như:

Từ ngành xuất bản, bạn cũng có thể làm ở lĩnh vực sáng tạo nội dung

    • Nhân viên Content Marketing.
    • Biên tập viên nội dung cho đài truyền hình.
  • Nghề biên tập viên nhà xuất bản.
  • Phóng viên báo chí.
  • Nhân viên PR, truyền thông.

Với những công việc trên, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tham khảo các thông tin ứng tuyển trên các tòa soạn, đài truyền hình, doanh nghiệp kinh doanh, công ty truyền thông,… Ở lĩnh vực này sẽ có rất nhiều vị trí cho nghề xuất bản, bạn chỉ cần chọn ngành phù hợp và đăng ký ứng tuyển.

Công việc ở lĩnh vực hành chính

Tốt nghiệp nghề xuất bản, bạn hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển vào các vị trí ở lĩnh vực hành chính. Với tính tỉ mỉ, cẩn thận, khả năng ngôn ngữ tốt nhờ quá trình đào tạo từ ngành xuất bản thì bạn có thể đảm bảo vào nhiều vị trí hành chính, có thể kể đến như:

  • Kế toán tài vụ sách báo: Đây là công việc mà người đảm bảo sẽ phải thống kê toàn bộ danh sách, xử lý đơn hàng cũng như kiểm soát tất cả chi phí xuất bản trong mỗi đợt xuất bản.
  • Nhân viên đối ngoại: Đây là công việc đòi hỏi người làm phải chịu trách nhiệm tìm kiếm, tạo mối quan hệ tốt với các đối tác là chính các nhà xuất bản hay các cơ quan, công ty truyền thông khác.
  • Thủ thư: Giữ nhiệm vụ lưu trữ, sắp xếp, trông coi dữ liệu và bản thảo của cơ quan, doanh nghiệp hay các công ty kinh doanh.

Nhìn chung công việc liên quan đến lĩnh vực hành chính sẽ khá phù hợp với các bạn tốt nghiệp nghề xuất bản. Những công việc như nhân viên đối ngoại hay kế toán tài vụ sách báo sẽ rất thích hợp cho các bạn tốt nghiệp ngành xuất bản có thể ứng tuyển.

Nghề xuất bản cũng có thể ứng tuyển ở lĩnh vực hành chính

Công việc trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xuất bản

Ngoài các công việc ở lĩnh vực sáng tạo nội dung và hành chính thì sau khi tốt nghiệp nghề xuất bản, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các công việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Cụ thể như:

Kỹ thuật viên chế bản: Công việc này còn được biết đến với tên gọi nghề xuất bản phần mềm, khi ứng tuyển vào kỹ thuật viên chế bản bạn sẽ sử dụng các phần mềm chuyên dụng để biến các bản thảo trở thành sản phẩm cuối như sách, báo, tạp chí để đưa đi xuất bản.

Thiết kế mỹ thuật: Đây là công việc chuyên về thiết kế giúp hoàn thiện 100% các ấn phẩm bằng khả năng vẽ của mình như vẽ bìa, vẽ ảnh minh họa, vẽ kiểu chữ và vẽ dàn trang. Tựu chung, nhân viên thiết kế mỹ thuật sẽ đảm nhiệm toàn bộ nhiệm vụ có liên quan mật thiết đến thẩm mỹ cho sản phẩm trước khi đưa đi xuất bản.

Từ nghề xuất bản bạn có thể đảm nhiệm tốt vị trí trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất bản

Nhân viên phụ trách công việc in ấn: Công việc của nhân viên phụ trách công việc in ấn cũng tương tự như ngành nghề xuất bản sách. Nhiệm vụ chính của bạn là trao đổi với khách hàng về số lượng in ấn, giảm sát tiến hành in ấn, thẩm định và kiểm tra chất lượng in ấn và sau cùng là xác định thời gian giao ấn phẩm đến khách hàng.

Nhân viên phát hành: Công việc của nhân viên phát hành là nhận sách từ nhà in rồi sau đó phân phối đến các cửa hàng, đại lý cũng như quý độc giả để họ tiếp cận được ấn phẩm nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, nhân viên phát hành cũng sẽ đảm nhiệm vị trí quản lý kho, hoạt động xuất nhập sách.

Nhân viên sửa bài: Nhiệm vụ của nhân viên sửa bài sẽ là kiểm tra, phát hiện và sửa lại từ cấu trúc câu, chính tả cho đến các hình ảnh. Nhân viên sửa bài có vai trò rất quan trọng trong nghề xuất bản bởi đây là khâu giúp cho các ấn phẩm được hoàn hảo nhất.

Nhân viên khai thác và giao dịch bản quyền: Với khả năng am hiểu thông qua việc học nghề xuất bản, bạn có thể đảm nhiệm tốt vai trò khai thác và giao dịch bản quyền, đàm phán hoạt động giữ bản quyền của tác giả và nhà xuất bản với khách hàng cũng như đối tác.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về nghề xuất bản cũng như điều kiện ngành nghề xuất bản để các bạn sinh viên dễ dàng tham khảo. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm được sự lựa chọn ngành học thích hợp, công việc đúng theo nhu cầu của chính bản thân nhằm hạn chế tối đa trường hợp làm trái ngành hay làm không đúng ngành theo năng lực của mình.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *