Tiền Điện Tử

Cosmos (ATOM coin) là gì? Tổng hợp kiến thức ATOM coin

Mỗi năm trôi qua đều có vô số mã tiền điện tử mới được phát hành. Thế nhưng trong số này không phải tất cả đều trụ vững trên thị trường. Atomic coin và Cosmos ATOM sẽ là minh chứng rõ nhất cho điều này. Trong phần tổng hợp dưới đây, Dũng sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Cosmos (ATOM coin) là gì. Bên cạnh đó là phần so sánh giữa Atomic coin và Cosmos ATOM coin.

Tổng quan về dự án Cosmos 

Một đội ngũ nhà phát triển “Internet of blockchains” chính là những người đã khởi xướng dự án Cosmos. Trong đó, Cosmos được mô tả như một hệ sinh thái tiền điện tử thống nhất bởi các mã nguồn mở.

Dự án Cosmos được phát triển từ năm 2014 và đến năm 2017 đồng ATOM coin đã được mở bán 

Điểm khác biệt của Cosmos nằm ở tính tập trung, khả năng tùy chỉnh và khả năng tương tác. Thay vì ưu tiên phát triển một mạng Blockchain riêng, Cosmos lại hướng đến việc hình thành hệ sinh thái mạng. Tại đây mọi người có thể chia sẻ dữ liệu và các mã thông báo không cần phụ thuộc vào bất kỳ bên trung gian nào.

Mỗi Blockchain hình thành trên mạng lưới Cosmos sẽ được xem như một vùng. Chúng được gắn với trung tâm của mạng Cosmos (nơi duy trì cho từng vùng trạng thái).

Dự án Cosmos được phát triển từ năm 2014. Tổ chức phi lợi nhuận Interchain (ICF) đã tài trợ cho Cosmos. Nhờ đó, dự án này mới có thể khởi chạy thành công.

Jae Kwon và Ethan Buchman chính là 2 nhà đồng sáng lập của mạng Cosmos. Cũng trong giai đoạn năm 2014, thuật toán đồng thuận Tendermint đã được phát triển. Chính thuật toán đồng thuận này sẽ duy trì hoạt động cho Cosmos.

Interchain từng hỗ trợ Cosmos hai lần tổ chức vòng ICO cho mã thông báo ATOM trong năm 2017. Trong hai đợt ICO, dự án huy động thành công trên con 17 triệu USD. Đồng thời, Tendermint Inc. cũng huy động được hơn 9 triệu USD để tiếp tục duy trì dự án và trở thành nhà tài trợ cho giải đấu Serie A từ năm 2019.

Cách thức hoạt động của mạng Cosmos 

Mạng Cosmos hình thành từ 3 lớp cơ bản. Bao gồm:

  • Lớp ứng dụng: Làm nhiệm vụ xử lý giao dịch và cập nhật trạng thái cho hệ thống mạng.
  • Lớp kết nối mạng: Hỗ trợ tương tác giữa giao dịch và Blockchain.
  • Lớp đồng thuận: Đưa hệ thống nút về trạng thái hiện thời của hệ thống.

Để các lớp đó có thể liên kết lại với nhau, hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng trên Blockchain, Cosmos cần dựa vào bộ công cụ mã nguồn mở.

Công cụ Tendermint

Tendermint là một phần cốt lõi trong mạng Cosmos. Nó cho phép bên nhà phát triển xây dựng các Blockchain theo hướng đơn giản, không cần phải viết mã từ đầu.

Tendermint là một phần cốt lõi trong mạng Cosmos

Tendermint BFT được mô tả như một thuật toán sử dụng bởi mạng máy tính chạy phần mềm Cosmos để xác thực giao dịch, kết nối các khối với Blockchain. Đồng thời, Tendermint cũng hỗ trợ các ứng dụng thông qua giao thức Application Blockchain Interface.

Tendermint Byzantine Fault Tolerance (BFT)

Tại trung tâm của Tendermint là phần Tendermint Core, cơ chế hoạt động PoS đồng bộ hóa hệ thống máy tính chạy Cosmos Hub. Đội ngũ người tham gia muốn cung cấp năng lượng cho hệ thống Blockchain và bỏ phiếu các thay đổi, họ cần tiến hành đặt cọc ATOM. Muốn trở thành nút xác nhận, mỗi nút cần nằm trong 100 nút xếp hạng đầu tiên. Quyền biểu quyết sẽ xác định theo chính số lượng ATOM cần đặt cọc.

Ngoài ra, người dùng có thể lựa chọn ủy quyền mã thông báo họ đang nắm giữ cho người xác thực. Họ vẫn kiếm được phần thưởng nhất định từ phiếu bầu họ đã ủy quyền. Bên xác thực cần làm việc minh bạch, trung thực. Bởi nếu không, người có quyền chuyển đổi bên xác thực khác nếu thấy hoạt động không hiệu quả.

Cosmos Hub và Zones

Cả Cosmos Hub và Zones đều khởi chạy trên mạng Cosmos. Chúng được thiết lập để hoạt động như một bên trung gian kết nối những Blockchain riêng lẻ để hình thành mạng Cosmos (các khu vực).

Trong hệ sinh thái Cosmos, mỗi khu vực đều có thể thực hiện các chức năng cơ bản. Bao gồm xác thực tài khoản, giao dịch, khởi tạo và phân phối mã thông báo đồng thời thực hiện những thay đổi mới.

Trong vùng trung tâm của Cosmos là nơi hỗ trợ tương tác cho tất cả những vùng khác trong mạng thông qua việc theo dõi trạng thái của từng vùng.

Giao thức truyền thông liên chuỗi khối

Những khu vực đã kết nối với trung tâm Cosmos thông qua Giao thức truyền thông liên chuỗi khối (IBC). Đây là cơ chế cho phép lan truyền thông tin tự do, an toàn giữa từng khu vực. Khi một khu vực được kết nối với trung tâm sẽ có thể tương tác với mọi khu vực khác cùng liên kết với vùng trung tâm. Điều này có nghĩa Blockchain tương ứng với từng ứng dụng, các trình xác thực và cơ chế đồng thuận khác nhau đều trao đổi dữ liệu được với nhau.

Cosmos SDK

Team triển khai dự án đã xây dựng bộ công cụ phần mềm Cosmos SDK cho phép các nhà phát triển Blockchain thông qua việc sử dụng thuật toán Tendermint. SDK đã đơn giản hóa quy trình thiết lập Blockchain. Để tạo thêm chức năng bổ sung bất kỳ, bên phát hành chỉ cần tạo các plugin.

Cosmos đã làm gì để giải quyết thách thức mở rộng và tương tác?

Cosmos đã làm gì để giải quyết thách thức mở rộng và tương tác?

Tương tác và mở rộng là 2 thách thức lớn mà mỗi mạng Blockchain hiện nay đều phải đối mặt. Và Cosmos cũng không nằm ngoài ngoại lệ nhưng họ đã có giải pháp để giải quyết các vấn đề trên.

Giải quyết thách thức tương tác 

Việc tương tác kém giữa các Blockchain được xem như trở ngại lớn và Cosmos đang cố gắng để cải thiện. Vấn đề cốt lõi nằm ở nền kinh tế hoạt động trên mỗi Blockchain bị suy yếu. Có nghĩa chúng bị cô lập, không có khả năng luân chuyển tài sản sang cho nhau.

Để giải quyết sự cô lập giữa các Blockchain, mạng Cosmos chọn cách ứng dụng giao thức IBC. Đây là công nghệ hoạt động tương tự một giao thức tin nhắn thường tìm thấy trong những giải pháp TCP / IP.

Để giải quyết sự cô lập giữa các Blockchain, mạng Cosmos chọn cách ứng dụng giao thức IBC

Nhiệm vụ chính của mạng Cosmos là đảm bảo tương tác giữa từng Blockchain với nhau. Sự tương tác cần đảm bảo cho cả chuỗi hoạt động trên Tendermint và các chuỗi không chạy trên đó. Những chuỗi đã hoàn thiện được kết nối với Cosmos thông qua việc điều chỉnh IBC. 

Bên cạnh đó, chuỗi sử dụng thuật toán đồng thuận PoW cũng rất cần được hỗ trợ. Với các chuỗi như vậy, mạng Cosmos đã triển một vùng chốt (chuỗi proxy).

Peg Zone đóng vai như một Blockchain làm nhiệm vụ theo dõi những Blockchain khác. Bởi bản thân vùng chốt có khả năng tùy chỉnh hoàn thiện nhanh. Đương nhiên nó cần tương thích với IBC, thiết lập tính trạng cuối cùng cho chuỗi khối cần liên kết với Cosmos.

Chẳng hạn như với sự hỗ trợ của Peg Zone, người dùng có thể sử dụng mọi mã thông báo trên Cosmos và gửi đến mạng Ethereum.

Ngoài ra, IBC protocol còn thực hiện nhiệm vụ liên kết các khu vực với vùng trung tâm trong mạng, hỗ trợ trao đổi ngay cả với những chuỗi không đồng nhất. Bởi giao thức IBC có khả năng thiết lập liên kết giữa các chuỗi có cấu trúc đáo, mô hình quản trị độc lập. Với việc hỗ trợ trao đổi mã thông báo sắp xếp theo một trình tự hợp lý với cả người dùng đã biến Cosmos trở thành giải pháp hiệu quả cho các sàn giao dịch phi tập trung.

Trong bất kỳ trong nào, quá trình luân chuyển mã thông báo luôn được thực hiện theo 4 bước dưới đây.

  • Bước 1: Sally gửi 50 mã thông báo từ chuỗi A đến chuỗi B.
  • Bước 2: Các mã thông báo trên chuỗi A bắt đầu bị khóa đồng thời bằng chứng được chuyển tiếp đến chuỗi B.
  • Bước 3: Chuỗi B bắt đầu xác định xem có trên ⅔ người xác thực trên chuỗi A đã ký vào bằng chứng xác nhận mã thông báo đã bị khóa hay chưa.
  • Bước 4: Khi đã xác thực xong, 50 mã thông báo thuộc Sally bắt đầu cung cấp đến chuỗi B.

Giải quyết thách thức mở rộng 

Để giải quyết thách thức mở rộng, Cosmos đã phát triển hàng loạt bộ công cụ hỗ trợ tiên tiến

Đội ngũ phát triển của Cosmos sớm nhận ra rằng thuật toán đồng thuận PoW đã lỗi thời. Bởi nó đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, tiêu tốn năng lượng và khó mở rộng. Chẳng hạn như trong trường hợp của Bitcoin, số lượng giao dịch tăng làm cho tốc độ giao dịch trên toàn hệ thống giảm rõ rệt. Còn với Ethereum, phần lớn ứng dụng phi tập trung dApp phát triển trên nền tảng vẫn bị giới hạn bởi số lượng giao dịch xử lý trong thời gian một giây. Vì khi đó, chúng phải tranh giành tài nguyên trên chuỗi khối Blockchain.

Nhằm giải quyết thách thức mở rộng, Cosmos đã và đang phát triển hàng loạt bộ công cụ hỗ trợ tiên tiến.

Bộ công cụ Tendermint

Có khả năng hỗ trợ xử lý khoảng 10.000 giao dịch / giây (với các giao dịch 250 byte). Sở hữu trong một thời gian ngắn có thể xử lý khối lượng giao dịch khổng lồ như vậy là bởi thuật toán PoW đã bị loại bỏ. Từ đó tối ưu hóa hiệu suất làm việc thông qua khả năng mở rộng theo chiều dọc.

Đội ngũ nghiên cứu dự án Cosmos hy vọng đến một thời điểm, cản trở tắc nghẽn duy nhất chỉ còn nằm ở bản thân ứng dụng. Quá trình xây dựng ứng dụng dApp trên Tendermint thực hiện qua việc tiếp cận sự phát triển như chính các ứng dụng Blockchain. Người dùng khi đó chỉ cần tiến hành xác nhận giao dịch và chức năng chuyển tiếp.

Bộ công cụ Cosmos SDK

Bộ công cụ này được thiết kế nhằm đơn giản hóa việc khởi tạo ứng dụng trên Tendermint. Với Cosmos SDK, đội ngũ nhà phát triển đã tự tin tuyên bố rằng quá trình tạo một Blockchain đã đơn giản đến mức chỉ giống như việc tạo một mô đun.

Giao thức truyền thống chuỗi khối IBC 

IBC kết hợp với Tendermint giúp cho các chuỗi khối không đồng nhất giá trị (ví dụ như mã thông báo) liên kết với nhau. Đồng thời, giao thức IBC còn hỗ trợ Blockchain mở rộng vô hạn theo chiều ngang.

Cosmos (ATOM) coin là gì? 

Cosmos (ATOM) coin là gì? – ATOM coin là đồng tiền điện tử khởi chạy trên nền tảng mạng Cosmos. Đồng tiền này đóng vai trò chính trong việc mở rộng, tương tác giữa các chuỗi Blockchain độc lập. 

Cosmos (ATOM) coin là gì? 

Dự án Cosmos đang cố gắng kết hợp nhiều Blockchain khác nhau thành một nền tảng mạng duy nhất. Từ đó 4 quyết 4 vấn đề cơ bản mà mỗi Blockchain hiện vẫn phải đối mặt. Bao gồm:

  • Vấn đề mở rộng 
  • Vấn đề tương tác 
  • Vấn đề sử dụng 
  • Vấn đề chủ quyền

Mã thông báo ATOM giữ nhiệm vụ đặc biệt quan tâm trong việc duy trì tương tác giữa từng khu vực trong mạng Cosmos. Người nắm giữ ATOM coin cũng có thể sử dụng khi cần chi trả phí dịch vụ, gửi hoặc đặt cược.

Nguồn cung tối đa của loại tiền điện tử này là khoảng 236 triệu ATOM. Thông qua việc nắm giữ và đặt cược ATOM, người dùng có quyền bỏ phiếu cho các quyết sách nâng cấp hệ thống. Mỗi phiếu bầu thường tỷ lệ thuận với lượng ATOM người dùng đã đặt cược.

Mạng lưới Cosmos sẽ thưởng cho đội ngũ người tham gia xác thực bằng ATOM coin dựa trên mã thông báo họ đã đặt cược. Đồng thời, người ủy quyền cũng thưởng cho người nhận ủy quyền một nhỏ ATOM.

Hiện tại, nguồn cung của ATOM vẫn còn đang trong quá trình phát hành theo từng năm. Điều này dễ khiến nhà đầu lo lắng về vấn đề lạm phát. Tuy nhiên, đội ngũ phát triển của dự án Cosmos đã tính sẵn đến tình trạng này. Việc tạo mới ATOM coin hàng năm cần đảm bảo không để tỷ lệ lạm phát vượt quá 20% (dao động từ 7% đến 20%).

Bên cạnh ATOM coin trong mạng Cosmos còn tích hợp thêm một mã thông báo nữa. Đó chính là Photon được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trong chính hệ sinh thái này. Bởi mỗi khu vực lại dùng một mã thông báo riêng, người xác thực tại trung tâm vẫn có thể thanh toán phí giao dịch bằng bất kỳ mã thông báo nào. 

Trong đó, chỉ 2% phí giao dịch dành cho quỹ dự trữ, phần còn lại sẽ phân chia cho người xác nhận dựa vào cổ phần của họ.

Phân biệt giữa ATOM coin và Atomic coin

Cả ATOM coin và Atomic coin đều có ký hiệu ATOM khi niêm yết trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Thế nhưng về cơ bản, hai đồng tiền này hoàn toàn khác biệt.

Theo đó, Atomic coin được thiết kế như một mã tiền điện tử ngang hàng hoạt động trên môi trường Blockchain phi tập trung. Ý tưởng của Atomic là cung cấp một giải pháp thay thế Bitcoin thông qua việc tập trung vào các web cá cược, hợp đồng tương lai. Dự án bắt đầu khởi động vào năm 2016 đến khoảng quý 3 cùng năm Atomic coin đã chính thức lên sàn.

Dự án tiền nguyên tử Atomic coin đã bị khai tử từ năm 2018

Theo dự định thì sẽ có khoảng 250 triệu Atomic coin được phát triển. Đồng tiền điện tử này hoạt động dựa vào tổ hợp giao thức đồng thuận Pow và PoS. Trong đó, cho đến khi có 6.6 triệu Atomic coin được khai thác, Blockchain sẽ áp dụng thuật toán PoW.

Người dùng có thể tham gia đặt cược vào hệ thống. Người nào sở hữu Atomic trong hơn 8 giờ đều có cơ hội thu về 100% lãi suất mỗi năm. Nhìn chung, dự án này có vẻ khá triển vọng. Vậy nhưng chỉ sau khoảng 2 năm hoạt động, các nhà phát triển đã rời bỏ dự án Atomic.

Vào tháng 12/2017, đội ngũ nhà phát triển thông báo họ sẽ thực hiện một cuộc fork với Atomic coin. Để hoán đổi mã thông báo này, những người nắm giữ Atomic coin phải chuyển tiền vào ví web của dự án. Tuy nhiên sau khi chuyển tiền xong, phần đông người dùng đều phản ánh rằng họ không thể rút tiền bởi chúng đều đã bị khóa. Khách hàng lần lượt khiếu nại trên diễn đàn Bitcoin Talk nhưng ý kiến của họ lại cố tình bị xóa bởi một bên nào đó.

Bên phát hành Atomic coin đã đẩy thời hạn phát hành tiền trong 2 tháng cho đến khi họ chính thức rời bỏ dự án. Đồng loại các website của AtomProject, GitHub và chuỗi BitcoinTalk đều dừng hoạt động. Như vậy cũng chẳng có thêm bất kỳ thông tin nào của dự án được cập nhật.

Toàn bộ tiền người dùng đầu tư vẫn còn bị khóa. Rõ ràng bên phát triển dự án đã cố tình lừa đảo khách hàng. Atomic coin cũng bị xóa khỏi hầu hết những sàn giao dịch lớn kể từ thời điểm đó. Tuy vậy vẫn còn một vài sàn giao dịch nhỏ niêm yết Atomic coin, khách hàng nên cẩn thận để không tiếp tục bị va vào bẫy lừa đảo.

Sau 2 năm kể từ khi Atomic coin (ATOM) bị khai tử, dự mạng Cosmos đã giành được quyền sở hữu mã ATOM. Vậy nên, bạn đừng nhầm lẫn giữa mã ATOM coin và loại coin mới chúng ta đang đề cập nhé.

Cách mua bán và lưu trữ ATOM coin 

Khi đã nắm được bản chất Cosmos (ATOM) coin là gì, nhiều trader chắc hẳn rất quan tâm đến cách mua bán và lưu trữ đồng tiền điện tử này. 

Cách mua bán 

Khối lượng giao dịch ATOM coin trên sàn Binance hiện chiếm đến 80%

Đồng ATOM coin theo như cập nhật của chúng tôi thì đã có mặt tại hầu hết sàn giao dịch tiền điện tử lớn. Trong đó khối lượng giao dịch ATOM coin trên sàn Binance hiện chiếm đến 80%. Cách mua bán ATOM tương tự như các loại tiền điện tử khác. Có nghĩa bạn cần đăng ký tài khoản trên sàn giao dịch sau đó mua vào Bitcoin hoặc ETH. Sau đó mới tiến hành đặt lệnh mua ATOM coin.

Cách lưu trữ 

Đồng ATOM coin đã có nền tảng ví lưu trữ riêng do chính Cosmos phát triển. Đó là ví Lunie cho thiết bị di động và ví Cosmostation. Ngoài ra, người dùng còn dễ dàng lưu trữ ATOM coin trên hệ thống ví ImToken và Wetez (đều dành cho thiết bị di động).

Lưu trữ ATOM coin trên nền tảng ví Cosmostation

Còn nếu như cần thường xuyên giao dịch, trader hoàn toàn có lưu trữ ngay trên ví sàn. Phần lớn sàn giao dịch Crypto hiện nay đều hỗ trợ người dùng lưu trữ ATOM coin.

Cập nhật tỷ giá ATOM coin 

Đồng Cosmos (ATOM) đang xếp ở vị trí thứ 34 trong đó những loại tiền mã hóa có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Cụ thể tính đến thời điểm ngày 19/4, giá trị vốn của đồng tiền này đã trên 4.5 tỷ USD, thanh khoản trong 24 giờ đạt hơn 956 triệu USD.

Giá Cosmos (ATOM) coin cập nhật đến thời điểm ngày 19 tháng 4 năm 2021

Mỗi ATOM coin hiện có giá khoảng 21 USD. Trong 7 ngày gần nhất đồng tiền mã hóa này có xu hướng giảm. Tuy nhiên mức giảm không quá lớn.

Tổng kết 

Cosmos ra đời nhằm mục đích khắc phục 2 thách thức cơ bản mà các Blockchain hiện tại đang gặp phải. Đó chính là vấn đề mở rộng và tương tác. ATOM coin chính là đồng tiền điện tử của nền tảng mạng Cosmos, tổng nguồn cung của đồng tiền này đạt khoảng 236 triệu ATOM. Vậy sau khi tham khảo hết phần tổng hợp trên đây, bạn chắc chắn đã biết chính xác Cosmos (ATOM) coin là gì. Chúc bạn sẽ đưa ra quyết định đầu tư thu về lợi nhuận cao với đồng ATOM coin.

Nếu bạn chưa có tài khoản Binance thì đăng ký tại đây nhé:
>> https://www.lekimdung.com/go/binance

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *