Nghề Nghiệp

Nghề logistics là gì? Cơ hội việc làm & mức lương của logistics

Nghề Logistics ra đời là giải pháp giúp việc sản xuất và phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng đảm bảo chất lượng và nhanh chóng nhất. Tuy đây là một nghề vẫn còn rất mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã tạo nên sức hút lớn với cơ hội nghề nghiệp cao và mức lương hấp dẫn. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nghề Logistics.

Nghề Logistics là gì?

Nghề Logistics là gì?

Nghề Logistics là khái niệm khá lạ lẫm với nhiều bạn hiện nay ở Việt Nam và đây cũng là ngành mới ra đời chưa được lâu. Vậy nghề Logistic là gì?

Logistics là một hoạt động mang tính chất dây chuyền kết nối các hoạt động cùng tham gia vào việc sản xuất, cung ứng hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng. Đây là ngành giúp đảm bảo vòng đời của một sản phẩm và đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Nghề Logistics là dịch vụ cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất tới người dùng

Nghề Logistics là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng đảm bảo chất lượng và nhanh chóng nhất. Công việc chính của nghề là lên kế hoạch, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa từ nguyên liệu đầu vào để sản xuất cho đến khi ra thành phẩm và di chuyển đến điểm tiêu thụ. 

Những công việc của nghề Logistics chính là tập trung chú trọng vào chất lượng của sản phẩm từ đầu vào cho đến đầu ra. Đây chính là giải pháp hàng đầu dành cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa để nâng cao hình ảnh cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

Ngành Logistics thi khối nào và học ở đâu? 

Học Logistics thi khối nào? Với các tân sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đang quan tâm đến ngành Logistics chắc hẳn đều muốn biết học Logistics thi khối nào. 

Học Logistics thi khối gì và ở đâu?

Cụ thể ngành Logistics sẽ thi hoặc xét tuyển với những tổ hợp môn thuộc các khối sau: 

  • Khối A00: Toán, Lý, Hoá
  • Khối A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
  • Khối D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
  • Khối D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh

Hiện nay cũng có rất nhiều trường đào tạo ngành Logistics như: Đại học Hàng Hải, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Thương Mại, Đại học Hàng hải, Đại học Bách Khoa, Đại học Hồng Bàng… Các tân sinh viên có thể lựa chọn theo học ngành Logistic tại các trường có ngành Kinh tế vận tải, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Khai thác vận tải, Khoa học hàng hải,…

Ngành Logistics học gì?

Khi tham gia đào tạo ngành Logistics sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về mặt lý thuyết và tham gia thực tập về những nội dung công việc của nghề. Những bài tập thực hành của ngành Logistics bao gồm những công việc liên quan đến chi phí logistics, hãng tàu, giao nhận quốc tế, hải quan, kho bãi hàng hóa,…

Ngành Logistics trang bị những kiến thức sâu về quản lý chuỗi cung ứng

Ngành Logistics học gì? Khi tham gia học tập chuyên sâu về ngành Logistics thì sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng. Cách sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi đóng gói chuyển đến nơi tiêu thụ bằng các phương thức vận tải sẽ được đề cập chi tiết nhất.

Bên cạnh đó, sinh viên học ngành Logistics cũng sẽ trang bị những kiến thức chuyên sâu như:

  • Marketing quốc tế
  • Quản trị chiến lược
  • Xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi 
  • Các điểm kết nối kho bãi
  • Các phương thức vận tải tối ưu nhất giúp tiết kiệm chi phí và vận chuyển hàng hóa đáp ứng được nhu cầu cung ứng nhanh chóng.
  • Các kiến thức chuyên sâu về kinh tế Logistics
  • Quản trị nhân sự, quản trị Logistics
  • Luật vận tải
  • Quản trị chuỗi cung ứng
  • Quản trị hệ thống phân phối… 

Ngành Logistics trang bị kỹ năng chuyên môn về xuất nhập khẩu hàng hóa 

Từ những kiến thức chuyên môn được đào tạo, sinh viên ngành Logistics có thể tham gia lập kế hoạch, tổ chức, điều hành dịch vụ vận tải đa phương thức một cách dễ dàng. Bên cạnh đó cũng sẽ nắm được cách phân tích luồng hàng, xác định nhu cầu khách hàng, quản lý quy trình phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến khách hàng dễ dàng hơn.

Cơ hội nghề nghiệp ngành Logistics

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics, hiện nay Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Trong đó số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế có đến khoảng 4.000 doanh nghiệp.

Trong những doanh nghiệp trên thì có tới 89% là doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% của Việt Nam hoạt động với quy mô vừa và nhỏ. Còn 10% là các doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp đang hoạt động lĩnh vực Logistics

Với con số trên thì chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực đang của ngành Logistics đang rất dồi dào.

Điều đáng chú ý là hiện nay, ngành Logistics đang là một mảng khá mới mẻ tại Việt Nam. Chính vì vậy, lượng nhân lực sau tốt nghiệp không đủ cung ứng cho các doanh nghiệp và hiện đang rất khan hiếm về mặt số lượng và cả chất lượng cho nhân sự ngành Logistics. Đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ cao ở cấp độ nhà quản lý đang thiếu một cách trầm trọng. 

Nghề Logistics đang rất khan hiếm nguồn nhân lực 

Với tình trạng hiện tại thì học ngành Logistics sẽ tạo cơ hội cực kỳ lớn cho những bạn đam mê công việc của ngành Logistics. Tuy nhiên, để thành công với nghề Logistics thì các bạn cần nắm vững kiến thức của ngành.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần trau dồi khả năng ngoại ngữ vì đa số các công ty có hoạt động của ngành Logistics đều liên kết với các công ty nước ngoài. Thông thạo ngoại ngữ sẽ là bàn đạp vững chắc để các bạn tìm được cơ hội việc làm nghề Logistics tốt với mức lương hấp dẫn.

Mức lương của nghề Logistics là bao nhiêu?

Đặc biệt lương nghề Logistics cũng có mức khởi điểm vô cùng hấp dẫn. Cụ thể mức lương dành cho nghề Logistics như sau:

Lương nghề Logistics cũng có mức khởi điểm vô cùng hấp dẫn

  • Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp chưa có hoặc ít kinh nghiệm thì mức lương nghề Logistics có thể dao động từ 5 – 9 triệu/tháng.
  • Với những bạn đã có kinh nghiệm trong công việc và thăng tiến lên vị trí cấp cao hơn như trưởng nhóm thì mức lương ngành Logistics dao động từ 9 đến 13 triệu/ tháng.
  • Với vị trí Quản lý Logistics thì mức lương khoảng 15 – 23 triệu
  • Còn với vị trí Quản lý cấp cao thì mức lương ngành Logistics là con số vô cùng hấp dẫn lên tới 80 – 100 triệu/tháng tùy vào quy mô và chính sách của doanh nghiệp. 

Công việc của nghề Logistics là gì?

Nghề Logistics hiện đang là ngành “hot” với cơ hội việc làm hấp dẫn và mức lương hấp dẫn hiện nay tại Việt Nam. Hiện nước ta có rất nhiều doanh nghiệp có hoạt động của nghề Logistics như: DHL, Bosh, Samsung, LG, Honda, Canon, Unilever Vietnam…

Cơ hội nghề nghiệp ngành Logistics rất đa dạng

Cơ hội nghề nghiệp ngành Logistics cũng rất đa dạng, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Logistics có thể phỏng vấn để ứng tuyển vào các công ty chuyên về xuất nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể các bạn có thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp có công việc của ngành Logistics như:

  • Các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics
  • Các doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa
  • Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, kinh doanh quốc tế, kho vận, marketing, dịch vụ khách hàng, cung ứng vật tư, kế toán,…

Vị trí việc làm của nghề Logistics cũng rất đa dạng, các bạn có thể tham gia ứng tuyển vào các vị trí như:

Vị trí việc làm của nghề Logistics rất đa dạng

  • Nhân viên kinh doanh Logistics
  • Nhân viên chứng từ
  • Nhân viên cảng
  • Nhân viên hoạch định sản xuất
  • Nhân viên thu mua
  • Nhân viên thanh toán quốc tế
  • Nhân viên/ nhà quản trị tồn kho, nhân viên/ nhà quản trị kho bãi
  • Nhân viên hiện trường logistics
  • Nhân viên hải quan
  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng.

Sau khi có kinh nghiệm việc làm thì các bạn có thể thăng tiến lên vị trí việc làm nghề Logistics ở cấp độ cao hơn như: 

  • Quản trị cung ứng
  • Quản trị nguyên vật liệu 
  • Nhà quản trị logistics
  • Nhà quản trị dự án
  • Nhà quản trị thông tin trên chuỗi
  • Giám đốc sản xuất

Các cấp bậc của nghề Logistics

Trong ngành Logistics sẽ có các cấp bậc khác nhau theo thứ tự từ chưa có kinh nghiệm đến cấp bậc quản lý như:

ngành Logistics sẽ có nhiều cấp bậc khác nhau

  • Logistics Officer: Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, đây là vị trí để các bạn mới ra trường ứng tuyển.
  • Logistics Supervisor: Khi đã có kinh nghiệm việc làm từ 1-2 năm có khả năng quan lý thì các bạn có thể được cất nhắc lên vị trí này để giám sát công việc của nhân viên Logistics.
  • Logistics Manager: Để có được công việc ở vị trí này thì bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng khả năng nói và viết tiếng Anh thành thạo.
  • Logistics Director: Là vị trí người đứng đầu, quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty vì vậy cần kinh nghiệm lâu năm và phải có khả năng phân tích, lãnh đạo cũng như tiếng Anh lưu loát.
  • Supply Chain Director là vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng phụ trách tất cả các hoạt động Logistics của doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế (nếu có).

Tầm quan trọng của Logistics đối với doanh nghiệp 

Vai trò của nghề Logistics rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng hóa. Nghề Logistics giúp giải quyết các vấn đề từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. 

Dựa vào đó, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh các nguồn tài nguyên nguyên đầu vào để nâng cao hiệu quả, chất lượng cũng như chi phí tối ưu nhất. Các quá trình sản xuất, chu chuyển nguyên vật liệu hàng hoá cũng sẽ dựa vào Logistics mà thay đổi để gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Nhờ vào Logistics nhiều doanh nghiệp đã thành công lớn khi cải tiến chiến lược

Nhờ vào Logistics mà nhiều doanh nghiệp đã thành công lớn khi cải tiến chiến lược. Đây là nghề giúp các doanh nghiệp có thể lược bỏ và hạn chế được các sai sót như: chọn sai vị trí, chọn nguồn cung cấp tài nguyên chưa hiệu quả, dự trữ không phù hợp, phương thức vận chuyển hàng hóa không hiệu quả…

Bên cạnh đó, vai trò của nghề Logistics còn giúp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí và tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhờ vào các hoạt động của nghề Logistics mà doanh nghiệp có thể chủ động các khâu như:

  • Lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu
  • Cải tiến công nghệ sản xuất
  • Thay đổi thiết kế mẫu mã
  • Tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa thông qua các kênh phân phối khác nhau
  • Chủ động lập kế hoạch sản xuất 
  • Quản lý hàng tồn kho tốt hơn
  • Giao hàng hóa tới tay người tiêu dùng nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất… 

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn nghề Logistics là gì. Từ đó có thể giúp các bạn chuẩn bị vào trường chuyên nghiệp lựa chọn trường sẽ theo học với khối thi phù hợp và học tập phát triển bản thân để theo đuổi ước mơ nghề Logistics. 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *