Digital Marketing

Act director là gì? Tìm hiểu về nghề Act director từ A tới Z

Act director cũng là một công việc thú vị được nhiều bạn trẻ quan tâm và chú ý hiện nay. Tuy nhiên đối với những bạn trẻ muốn làm công việc này hoặc là những bạn trẻ mới tiếp xúc thì sẽ không biết đây là gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Act director cũng như là những thứ liên quan về công việc này để có cái nhìn đúng đắn và có bước đệm nổ lực, nếu như bạn muốn làm việc thì sẽ làm tốt hơn nhé.

Bài viết liên quan

Act director là gì ?

Act director là một công việc vô cùng thú vị và có thể nói đây là một vị trí cao trong công ty. Nếu như được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt sẽ có nghĩa là “giám đốc nghệ thuật” và người này sẽ chịu trách nhiệm về những thứ liên quan đến phong cách, nghệ thuật và hình ảnh của sản phẩm doanh nghiệp trên các trang báo, tạp chí hoặc là sản xuất phim và truyền hình.

Công việc chính của họ sẽ là chỉ đạo và giám sát đội ngũ nhân viên cấp dưới của mình thực hiện những tác phẩm nghệ thuật hoặc là làm những công việc liên quan đến hình ảnh quảng cáo truyền thông. Họ cũng có thể làm cho các nhà xuất bản tạp chí và báo chí. Ngoài ra họ còn có thể làm cho các công ty thiên về nghệ thuật, công nghiệp nhà hát phim và video.

Công việc của Act director khá phong phú. Tuy nhiên thường thì họ sẽ giám sát cấp dưới hoặc là các nhà thiết kế và các nghệ sĩ. Họ sẽ có trách nhiệm xác định phong cách và giai điệu cho từng dự án.

Công việc Act director sẽ làm với những nhân viên nghệ thuật và những người thiết kế trong agency. Nếu bạn chỉ nghĩ vị trí chỉ làm công việc giám sát thì sai rồi. Bởi vì một người làm Act director phải thật sự hiểu các yếu tố liên quan đến dự án của họ.

Ngoài ra thì họ còn phải truyền cảm hứng cho nhân viên của mình để nhân viên làm việc một cách tốt hơn và đúng thời hạn. Ngoài ra để có thể giám sát được thì họ phải có kỹ năng cũng là kiến thức về những thứ mà cấp dưới của họ làm một cách tốt hơn.

Act director còn làm việc với các công ty quan hệ công chúng và tạp chí và báo để trao đổi với họ một cách nghiêm túc và trực tiếp nhất. Ngoài ra họ còn trao đổi và làm việc với những nhà sản xuất và giám đốc sản xuất sân khấu truyền hình.

Công việc cụ thể của một Act director là gì ?

Chắc hẳn đọc ở trên thì bạn sẽ có một cái nhìn hình dung bao quát về công việc của một Act director. Tuy nhiên công việc chính và cụ thể họ sẽ làm là gì?

Những Act director sẽ thẩm định cũng như là xác định một concept chính cho dự án và họ sẽ là người quyết định những kiểu hình ảnh và nghệ thuật trong cái dự án đó. Ngoài ra họ sẽ có tác dụng chính là giám sát nhân viên xem xét và phê duyệt thiết kế để được thông qua.

Act director  còn nói chuyện với khách hàng để khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với với dự án về nghệ thuật cũng như là phong cách sẽ làm cho khách hàng. Ngoài ra Act director còn phối hợp hoạt động với những phòng ban nghệ thuật và sáng tạo khác.

Những người làm công việc này còn trình bày sản phẩm cho khách hàng phê duyệt và điều này đồng nghĩa với việc khả năng trình bày và giao tiếp của họ phải cực kỳ tốt. Act director chủ yếu làm về thiết lập phong cách nghệ thuật và hình ảnh và giám sát nhân viên thiết kế, nhiếp ảnh gia, nhà biên kịch. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm chính để tạo ra một cái sản phẩm nào đó.

Act director  trong mỗi mãng và mỗi lĩnh vực thì sẽ có chức năng và công việc khác nhau. Cụ thể trong ba lĩnh vực chính như sau:

Lĩnh vực xuất bản: đối với lĩnh vực xuất bản thì những người làm Act director sẽ giám sát cách bố trí trang bìa của tạp chí và những thứ liên quan đến nghệ thuật trong tạp chí của họ Thường cấp dưới phải  thông qua Act director để được sự phê suyệt 

Trong lĩnh vực quảng cáo và Truyền thông: Act director có trách nhiệm sẽ đảm bảo thông điệp cùng như là hình ảnh mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng. Ngoài ra thì họ sẽ là người quyết định hình ảnh cụ thể của một chiến dịch quảng cáo nào đó, bao gồm cả thông điệp của chiến dịch.

Trong lĩnh vực truyền hình: Act director sẽ làm việc chính và kết hợp với đạo diễn để xem  những cái công cụ và hình ảnh nào cần thiết kế cho một bộ phim và họ sẽ thiết kế và cấp dưới của họ sẽ tạo ra những cái sản phẩm đó.

Làm thế nào để trở thành một Act director

Có thể nói Act director là một nghề khá thử thách và thú vị đúng không nào? Tuy nhiên những bạn trẻ thường sẽ có thắc mắc là không biết ngay từ bây giờ thì mình phải trau dồi những gì  và phải làm những gì để có thể trở thành một Act director.

Đầu tiên đó chính là tìm hiểu về công việc này một cách thật chi tiết

Để trở thành một Act director thì bạn cần phải tìm hiểu xem thử công việc này là gì? Và bạn có thể làm ở đâu, có thể học những gì tốt nhất để đi ứng tuyển thành công. Tốt nhất bạn nên theo học ở những trường chính quy có thể đào tạo những ngành nghề liên quan đến Act director.

Ngoài ra bạn còn tham gia thêm những khóa kĩ năng và khóa học để giúp bạn làm việc tốt hơn và có được đánh giá cao trong công việc. Nếu như bạn có một kiến thức nền tảng và một giai đoạn học tập tốt thì bạn sẽ làm công việc Act director một cách tốt và thú vị hơn.

Thứ hai là đầu tư vào profile

Nếu bạn có một profile chất lượng thì các nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến bạn nhiều hơn. Act director không phải là một chức vụ thấp nó là giám đốc nghệ thuật, chính vì vậy mà những công ty sẽ tuyển dụng một cách khắt khe và đôi khi bạn phải làm từ vị trí thấp thì mới có thể vươn lên đến được công việc này. Chính vì vậy ngay từ đầu nếu bạn có một profile hoàn chỉnh và tốt thì các doanh nghiệp và cấp trên sẽ chú ý đến bạn nhiều hơn. Vậy thì cần chuẩn bị gì cho profile của bạn? Hình ảnh cá nhân là điều quan trọng. Ngoài ra bạn còn phải tham gia một vài dự án có thể hiện tốt khả năng của mình để được nhận xét tốt hơn. Và tham gia nhiều dự án trước khi ứng tuyển là một điều vô cùng quan trọng. Nếu như bạn có một profile với những thành tích học tập nổi trội nhưng mà chưa tham gia một dự án nào thì khó có thể làm được. Chính vì vậy tham gia dự án vừa rút ra kinh nghiệm cũng như là có một profile hoàn chỉnh và tự tin hơn là điều nên làm đúng không nào?

Thứ ba là thích nghi tốt

Một Act director cần phải có khả năng thích nghi và kiểm soát tốt bản thân mình. Bởi vì nếu như có khả năng nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc cũng như tính cách của cấp dưới thì mới có thể kiểm soát và giám sát cấp dưới của bạn. Thông thường thì Act director phải đứng trước áp lực rất lớn vì bạn là người chịu trách nhiệm chính. Chính vì vậy nếu như mà có bất cứ điều gì xảy ra hoặc là sự kiện bất ngờ nào đó thì bạn phải là người đưa ra phương án giải quyết một cách tốt nhất và bình tĩnh nhất trong những trường hợp này.

Biết cách quản lý thời gian

Quản lý thời gian là một kỹ năng mà bất cứ ai cũng từng có nếu như bạn muốn thành công. Đặc biệt đối với những Act director thì điều này vô cùng quan trọng. Act director vừa phải xác định điều gì nên làm cho dự án, vừa phải giám sát nhân viên và phải gặp gỡ trao đổi với rất nhiều đối tác. Chính vì vậy nếu như bạn không có một cách quản lý thời gian cụ thể và đảm bảo thì khó mà có thể hoàn thành được hết công việc cho một ngày của bạn. Ngoài ra bạn còn phải quản lý thời gian của nhân viên để làm sao họ có thể làm việc đúng dealine và hoàn thành những nhiệm vụ mà bạn giao cho họ một cách tốt nhất.

Học cách quản lý

Act director là người giám sát, chính vì vậy họ phải có khả năng quản lý cực kỳ tốt và bình tĩnh. Khi bạn giao công việc cho nhân viên làm bạn cần phải biết là họ làm đúng hay sai và cần phải biết cách nói làm sao để họ có thể rút ra kinh nghiệm và sửa sai một cách tốt nhất. Biết cách quản lý bạn sẽ có khả năng khắc phục những cái vấn đề xảy ra đối với team của bạn và đưa ra những giải pháp. Ngoài ra bạn cũng nên biết cách lắng nghe. Vì nếu như mà làm việc với nhiều người đặc biệt là cấp dưới của bạn thì lắng nghe rất quan trọng. Bạn không nên bảo thủ, nếu như bạn bảo thủ thì sẽ làm cho không khí làm việc căng thẳng hơn và bạn sẽ không biết như thế nào là phù hợp với nhân viên của mình. Vậy nên lắng nghe là điều vô cùng quan trọng.

Có tầm nhìn

Để lên được chức giám đốc nghệ thuật thì bạn không thể là một người bình thường. Bạn phải là một người có tầm nhìn xa hơn những người khác và đồng nghĩa với việc bạn phải chịu nhiều áp lực và gánh nặng hơn. Tầm nhìn này của bạn sẽ đưa công ty đi lên. Ngoài ra thì nó còn giúp cho những dự án bạn làm sẽ hoàn thiện tốt hơn và tránh được những rủi ro không đáng có.

Sáng tạo và đam mê

Sáng tạo là một điều vô cùng cần thiết đối với một người giám đốc nghệ thuật và nó được coi là tài sản lớn nhất của họ. Bởi vì nếu như mà có sự sáng tạo thì bạn sẽ chọn ra được những hình ảnh và những yếu tố liên quan đến nghệ thuật phù hợp với dự án mới. Có đam mê thì bạn mới có thể chịu được áp lực cao. Bởi vì chức càng cao thì áp lực càng lớn. Bạn không thể nào hoàn thành tốt và vượt qua từng dự án với một trạng thái tâm lý vô cùng căng thẳng và không có hứng thú với công việc mình đang làm. Chính vì vậy đam mê là điều mà mỗi Act director đều có trong người thì mới có thể làm việc được tốt hơn.

Nguồn: Tổng hợp

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *