Tiền Điện Tử

Nano coin là gì? Tổng hợp thông tin về Nano coin

NANO coin là gì? Có lẽ đây đang là cái tên hứa hẹn nhất trong một rừng Altcoin như hiện nay. Công nghệ mà đồng coin này ứng dụng sẽ làm thay đổi định nghĩa về một Blockchain công khai. Mạng NANO hoàn toàn có thể khắc phục nhược điểm của cả hai nền tảng Blockchain hàng đầu hiện nay là BitcoinEthereum.

Trong bài viết ngày hôm nay, Dũng đã phân tích chi tiết các khía cạnh liên quan đến NANO coin. Chắc chắn nếu đọc hết phần chia sẻ tổng hợp dưới đây, bạn sẽ hiểu tiềm năng của đồng coin NANO coin này như thế nào.

NANO coin là gì? 

NANO có vẻ như một cái tên khá mới trong cộng đồng người dùng tiền điện tử. Thế nhưng đây không phải là dự án mới mà nó đã được phát triển cách đây khá lâu. Trước đây, NANO còn hoạt động dưới tên gọi Raiblocks, dự án này đi vào khởi động từ năm 2014. Sau này người ta đổi tên Raiblocks thành tên gọi ngắn gọn NANO sao cho nghe có vẻ bớt kỹ thuật hơn.

NANO coin là gì?

NANO coin là một loại tiền điện tử hoạt động với độ trễ cực thấp. Thay vì dựa hoàn toàn vào Blockchain như hầu hết các Cryptocurrency khác, nó lại được ứng dụng đồ thị vòng có hướng (DAG) kết hợp với cấu trúc mạng khối đặc biệt. Nhờ đó mỗi tài khoản sẽ có một Blockchain độc lập. Tính năng là cực kỳ độc đáo và hầu như chỉ tìm thấy ở NANO.

Cơ thể đồng thuận mạng NANO đang ứng dụng hiện nay chính là bằng chứng cổ phần ủy quyền (DPoS). Công nghệ DAG đã thề quyết một cách triệt để thách thức mở rộng và phí giao dịch. Theo đó, mạng NANO có khả năng mở rộng không giới hạn, không tính phí người dùng.

Bắt đầu từ năm 2018, thương hiệu Raiblocks thành NANO nhằm giúp người dùng dễ nhận diện hơn, giảm bởi cảm giác nặng nề bởi yếu tố kỹ thuật. Trong 2 năm trở lại đây, NANO coin bắt đầu tạo được sự chú ý và được dự đoán có thể thay thế cho Bitcoin, trở thành đồng tiền điện tử của tương lai.

Đội ngũ phát triển và cộng đồng người dùng NANO coin 

Mặc dù vẫn chưa thể lớn mạnh như Bitcoin hay Ethereum nhưng đứng trước tương lai phát triển của NANO coin lại cực kỳ triển vọng. Bên cạnh công nghệ mang tính đột phá, dự án này còn quy tụ đội ngũ sáng lập tài năng và cộng đồng người đang lớn mạnh từng ngày.

Đội ngũ sáng lập 

Cha đẻ của đồng NANO coin ngày nay chính là Colin LeMahieu. Vào năm 2014, LeMahieu đã giới thiệu dự án Raiblocks sau gần 5 năm ấp ủ, nghiên cứu. Đứng sau sự phát triển của nền tảng NANO ngày nay còn phải kể đến 8 cá nhân chủ chốt khác.

Năm 2014, LeMahieu đã giới thiệu dự án Raiblocks sau gần 5 năm ấp ủ, nghiên cứu

Hiện nay, nhà sáng lập LeMahieu không còn là giám đốc điều hành của dự án nhưng nhân vật này vẫn có sức ảnh hưởng.  Trước khi được biết đến như người đã tạo ra NANO coin, Colin LeMahieu từng sở bằng khoa học máy tính, giữ trọng trách phát triển phần mềm cho nhiều công ty công nghệ lớn như Dell, AMD, Qualcomm.

George Coxon đang là giám đốc điều hành hiện tại của NANO. Vị nữ CEO này sở hữu chuyên môn vững chắc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Cô từng tham gia thực tập tại ngân hàng Saxo trong khi vẫn theo học tại đại học Liverpool.

Cộng đồng người dùng 

Dự án NANO hiện sở hữu một cộng đồng người dùng hoạt động khá sôi nổi. Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy rằng, NANO rất biết cách truyền thông trên các trang mạng xã hội. Hàng tuần trên blog Medium luôn có nhiều bài viết chuyên sâu phân tích các tính năng và cải tiến trong giao thức NANO. 

Discord nền tảng thảo luận Discord đã thu hút 30.000 thành viên tham gia

Bên cạnh đó bị án này còn sở hữu một lượng người theo dõi khá lớn, hoạt động tích cực trên Reddit. Số người theo dõi của NANO trên nền tảng Reddit đã vượt con số 50.000 người. Mỗi bài đăng trên đây đều thu hút lượng tương tác lớn.

Nhóm phát triển của dự án cũng mở rộng nhiều bản cập nhật hàng tuần thông qua việc tạo ra một cơ thể thảo luận chung Discord hằng ngày. Tại đây mọi người đều có thể trao đổi, thảo luận vấn đề liên quan đến dự án.

Nói đôi chút về Discord thì nền tảng thảo luận này đã thu hút 30.000 thành viên tham gia. Họ được kết nối với máy chủ của NANO Discord, hoạt động đều đặn vào sáng chủ nhật với gần 1500 thành viên trực tuyến hoạt động.

Bên cạnh đó phải kể đến trang Twitter với trên 100.000 người theo dõi. Tại đây mỗi ngày đều có bài đăng liên quan đến thông tin dự án NANO. Những người sáng lập NANO từ hoạt động khá sôi nổi trên Twitter nhưng giờ họ dần rút lui khỏi nền tảng mạng xã hội này. Thông tin mà họ đăng tải bạn đều có thể tìm thấy trên Twitter chính của NANO.

Công nghệ đột phá của mạng NANO 

Như vừa phân tích ở trên, mạng NANO hiện đang ứng dụng công nghệ đồ thị vòng tròn (DAG). Bên cạnh đó là cấu trúc mạng khối đặc biệt, mỗi tài khoản ứng với một Blockchain. Không giống như những Blockchain khác chỉ lưu tổng số tiền giao dịch, NANO sẽ lưu lại số dư tài khoản, cho phép lưu trữ chi tiết hơn.

Trên mạng lưới của NANO mỗi tài khoản ứng với một Blockchain riêng 

Mỗi một Blockchain riêng lẻ đều có thể cập nhật bởi chính chủ sở hữu của chính nó. Cơ chế lưu trữ này đề cao tính cá nhân nhưng thông tin vẫn được chia sẻ với toàn mạng. 

Cấu trúc đặc biệt mạng NANO hỗ trợ mỗi Blockchain có thể tự đồng bộ vào phần còn lại của mạng lưới. Mỗi giao dịch sẽ xử lý bởi hệ thống Blockchain cá nhân, không cần đến giao dịch các đồng thuận phân tán thường ứng dụng.

Tuy nhiên, mạng NANO vẫn hoạt động hoàn toàn phi tập trung, hoàn toàn không bất kỳ khoản phí nào với người dùng. Theo như lý thuyết, NANO có khả năng mở rộng không giới hạn. Đặc điểm này giúp NANO hoàn toàn có thể thay đổi thấy tiền điện tử trong nhiều qua, nó giống như một cuộc cách mạng trong thế giới Cryptocurrency.

Quy trình chuyển giao trên mạng NANO sẽ tạo ra 2 giao dịch riêng biệt. Giao dịch thứ nhất, số tiền sổ cái của người gửi. Giao dịch thứ hai, số tiền được thêm vào sổ cái của người nhận. Mỗi lần gửi dữ liệu tham chiếu đến với khối Blockchain của người gửi có nghĩa dữ liệu đã được lưu.

Chi tiêu kép sẽ chỉ xảy ra khi cùng một khối giao dịch trước đó đang được tham chiếu bởi hai giao dịch khác gửi khác nhau. Nếu trường hợp đó xảy ra, tất cả các nút mạng sẽ tham gia bỏ phiếu cho giao dịch, trong đó sẽ chỉ có một trong 2 giao dịch được giữ lại.

Hệ thống nút đại diện NANO và cơ chế NANO Proof of Work 

Để hiểu tại sao NANO lại là đồng tiền điện tử của tương lai, bạn phải hiểu rõ hệ thống nút đại diện và cơ chế đồng thuận đặc biệt nền tảng đấy đã ứng dụng.

Hệ thống nút đại diện NANO 

Chính bởi không yêu cầu khai thác. Mà thay vào đó, tất cả sổ cái đều được bảo mật theo giao thức DPoS đã được ủy quyền. Có nghĩa người dùng có quyền lựa chọn nút mạng mà họ muốn đại diện để tham gia bỏ phiếu.

Hệ thống nút đại diện cần đảm bảo chữ ký cho từng khối và bỏ phiếu giao dịch hợp lệ nếu xuất hiện xung đột. Tác dụng chính của việc bỏ phiếu là cân bằng số lượng, với mỗi nút có số lượng biểu quyết bằng với số lượng NANO đã liên kết vào nút.

Cơ chế đồng thuận NANO Proof of Work 

Cấu trúc của NANO có sử dụng một phần Proof of Work nhưng đó không hẳn là một giao thức đồng thuận. Có nghĩa nó chỉ được sử dụng như một biện pháp để chống thư rác, hạn chế các cuộc tấn không không mong muốn.Việc không sử dụng phí giao dịch tạo điều kiện cho hacker tạo spam vô thời hạn.

Theo như dự kiến, thuật toán NANO PoW sẽ được tích hợp trong phiên bản V20 của giao thức

Tuy nhiên khi triển khai thêm Proof of Work, NANO chỉ phân bổ một lượng nhỏ liên quan đến công việc trên mỗi khối. Công việc này thì tốn 5 giây để khởi tạo và 1 micro đây để xác thực.

Vì vậy, hacker nếu muốn tấn công sẽ cần dùng toàn lực để tác động đến hệ thống. Trong khi đó với người bình thường họ chỉ cần thực hiện tính toán trong nháy mắt. Mạng NANO còn bổ sung các phương pháp loại bỏ giao dịch rác. Nhằm giới hạn dung lượng hacker có thể sử dụng để tấn không.

Một số chỉ trích cho rằng việc thiết lập như vậy đã không tạo động cơ để chạy bất kỳ một nút nào. Tuy nhiên các nhà phát triển đã giải quyết vấn đề này thông qua việc chỉ ra động lực để chạy nút chính là sử dụng NANO coin. Khi khởi chạy một nút cũng đồng thời làm tăng tính bảo mật cho mạng và đảm bảo an toàn cho giao dịch cho dù không cần tính phí.

Khi khởi chạy một hoặc một số nút đồng nghĩa với một cá nhân hoặc doanh nghiệp nào đó đang sử dụng NANO coin. Người ta đã tính toán rằng để vận hành một nút trên NANO sẽ chỉ tốn khoảng 3 USD mỗi tháng. Số lượng nút sẽ ngày càng tăng bởi mỗi ví đều ứng với một nút.

Nhóm phát triển của dự án NANO đang trong quá trình nghiên cứu một thuật toán PoW hoàn toàn mới, họ đặt tên cho nó là NANO PoW. Thuật toán có thể tôi phải đi giới hạn tỷ lệ không cần xác thực.

Theo như dự kiến, thuật toán NANO PoW sẽ được tích hợp trong phiên bản V20 của giao thức. Tuy nhiên theo như thông tin Dũng cập nhật, kế hoạch này đã tạm thời bị đình chỉ bởi NANO nhóm đang triển khai giải quyết vấn đề không đồng bộ cho bộ nhớ của thuật toán. 

Một số tính năng nổi bật của NANO PoW phải kể đến như:

  • Không có xác thực: Một bằng chứng phải xây dựng trong trường hợp không cần đến xác thực.
  • Giảm thiểu kích thước bằng chứng: Dung lượng bằng sứ càng nhỏ càng tốt (dao động từ 8-16 byte). Mục đích của việc này khoảng trống khi trình bày bằng chứng.
  • Giảm tối đa tài nguyên xác minh bằng chứng: Quy trình xác minh cần diễn ra trong thời gian ngắn, tài nguyên tính toán ít nhất có thể.
  • Đặc điểm kỹ thuật đơn giản: Cách phương pháp phải thật đơn giản tạo thuận lợi cho khâu phân tích.
  • Tối ưu hóa: Thuật toán cần thời gian và tài nguyên phần cứng để giải quyết các tính toán cần thiết.
  • Giảm tối đa điện năng tiêu thụ: Quy trình xác minh cần sử dụng càng ít điện năng càng tốt.

Cách NANO thay đổi việc sử dụng tiền điện tử

NANO coin thuộc vào loại lý tưởng nhất theo góc độ của người sử dụng. Bởi nó miễn phí, giao dịch gần như tức thời, có khả năng mở rộng vô hạn.

Giao thức PoS ủy quyền của NANO cho phép bỏ phiếu dựa trên số dư có trong tài khoản

Trong đó thời gian giao dịch tức thời là cải tiến so với đồng Bitcoin. Nếu như sử dụng Bitcoin, người dùng cần chờ 10 phút để giao dịch được xử lý. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra nghẽn mạng, giao dịch có thể phải mất hàng tiếng mới được xử lý.

Sở dĩ lại có hiện tượng trên là bởi mỗi khối phải gánh rất nhiều giao dịch. NANO đã giải quyết triệt để vấn đề này bằng cách tạo cho mỗi giao dịch một khối riêng. Nhờ đó, thời gian giao dịch đã được rút xuống tối đa, tốc độ gần như ngay lập tức. 

Ngoài ra, NANO còn tăng cường tính bảo mật thông qua giao thức PoS ủy quyền. Như vậy nếu muốn tổ chức một đối tượng tấn công, hacker phải chiếm được trên 50% mã thông báo NANO. Điều này gần như là không thể vì chẳng có ai chơi nói đủ tiềm lực tài chính để gom từng đó coin trên thị trường.

Giao thức PoS ủy quyền cũng cho phép bỏ phiếu dựa trên số dư có trong tài khoản, số dư lớn hơn quyền biểu quyết cũng có giá trị hơn. Với cơ chế biểu quyết này, chỉ cần có tài sản trong hệ thống của NANO thì mọi thành viên đều có tiếng nói.

NANO coin được sử dụng trong những trường hợp nào?

Ưu điểm của NANO coin so với những đồng tiền điện tử khác là không thể phủ nhận. Loại coin này có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp.

  • Thanh toán vi mô: Dùng NANO coin để thanh toán cho quyền sở hữu tài thật kỹ thuật số, đăng ký nội dung.
  • Thanh toán xuyên quốc gia: Với tốc độ xử lý giao dịch cực nhanh, NANO coin phù hợp để sử dụng khi cần thanh toán xuyên biên giới. Bạn có thể chuyển chuyện này cho bất kỳ ai, tại bất kỳ đâu trên thế giới.
  • Sử dụng trong các hệ thống thanh toán: Mọi hệ thống thanh toán đều nên chấp nhận NANO coin. Nhờ vào tốc độ thanh toán nhanh, miễn phí giao dịch tạo lợi ích cho khách hàng.

Lịch sử biến động của đồng NANO coin 

Đồng NANO coin được có thể lần đầu dưới tên gọi RaiBlocks, ký hiệu giao dịch là XRB. Hiện nay, số sàn giao dịch vẫn sử dụng ký hiệu này. Tổng nguồn cung cũng đồng thời là tổng lưu hành của đồng tiền điện tử này là 133.248.297 NANO. Theo tui đội ngũ phát triển cho biết, họ sẽ không bổ sung thêm bất kỳ NANO coin nào ra thị trường.

NANO coin từng thiết lập kỷ lục giá 37.62 USD vào đầu năm 2018

Theo thống kê trên CoinMarketCap, giá NANO coin tình chạm đáy vào ngày 10/3/2017, khi thiết lập mức đáy 0.006658 USD. Đến ngày 12/1/2018, NANO coin đã chạm mức đỉnh 37.62 USD.

Từ thời điểm trong thời gian ngắn, giá NANO biến động tăng giảm gần 700%. Dù đã ra đời khá lâu nhưng NANO coin lại chưa thực sự phát triển tương xứng với giá trị thực của nó. Đến nay, giá trị của NANO đang đạt trên 7 USD, một mức giá không tệ nhưng vẫn còn cách xa mức đỉnh 37.62 USD vào năm 2018.

Vì sao NANO coin lại có giá trị? 

Nguồn cung tối đa của NANO coin chỉ là 133.348.297 NANO. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, số lượng coin của dự án đã được phân phối hết. Số lượng coin ban đầu có thể nhiều hơn thế nhưng vào tháng 10/2017, khoảng 207 triệu NANO đã bị tách khỏi dòng lưu thông. Chúng được gửi đến một địa chỉ khóa riêng để tiêu hủy.

NANO coin là tài sản hữu hạn, rất có giá trị trong tương lai 

Điều đó có nghĩa không một đồng coin nào có thể được tạo ra thông qua việc đúc bằng giao thức. Nếu bạn đang nắm giữ NANO coin, hãy tin rằng đó là một tài sản hữu hạn. Cùng với đó là cơ chế hoạt động độc đáo, tiên tiến của mạng NANO khiển đồng tiền này trong tương lai sẽ rất có giá trị.

Sự cố Hack Bitgrail năm 2018

Vào tháng 2/2018, một hoặc một nhóm tin tặc đã đánh cắp thành công số lượng NANO coin tương đương 150 triệu USD từ sàn giao dịch Bitgrail. Vào thời điểm lúc bấy giờ, Bitgrail là sàn  có khối lượng giao dịch NANO coin lớn nhất toàn cầu.

Sàn giao dịch Bitgrail từ bị tin tặc đánh cắp lượng NANO coin tương đương 150 triệu USD

Sàn Bitgrail sau đó đã chối bỏ trách nhiệm và đổ lỗi ngược lại về phía nhà phát triển NANO. Trong khi đó, bên phát triển của dự án NANO lại cho rằng chính công tác bảo mật kém của Bitgrail mới tạo lỗ hổng cho hacker xâm nhập, cuỗm mất tài sản của khách hàng. Thậm chí còn xuất hiện một vài cáo buộc cho rằng chính nhà sáng lập Bitgrail có liên hệ với nhóm hacker.

Cả hai bên đều đổ lỗi qua lại cho nhau. Đến thời điểm năm 2019 vẫn còn một vài vụ kiện tụng hướng về phía nhà phát triển NANO. Giới đầu tư cho rằng NANO không thể tách hoàn toàn liên quan khỏi sàn giao dịch. Số nhà đầu tư bị thiệt hại trong vụ hack này yêu cầu NANO phải chuyển đổi sang chế độ hard fork để khôi phục số mã thông báo họ bị mất.

Nếu thực hiện theo yêu cầu hard fork, NANO đã tự tạo ra một tiền lệ không có lợi cho toàn mạng lưới nếu trong tương lai còn xảy ra vụ hack tương tự. Thật may mắn, vụ tranh chấp trên đã chính thức khép lại vào đầu năm 2019. Khi đó, tòa án nước Ý đưa ra phán quyết yêu cầu giám đốc điều hành Bitgrail phải bồi hoàn lại số tiền bị mất cắp cho các nhà đầu tư bị thiệt hại.

Tổng kết 

Cả BitcoinEthereum đều đang phải đối mặt với thách thức mở rộng, tốc độ xử lý giao dịch ngày càng chậm khi xuất hiện nghẽn mạng. Mặt khác, thuật toán khai thác của 2 nền tảng này vẫn tiêu tốn điện năng. NANO có thể khắc phục triệt để vấn đề mà phần lớn mạng Blockchain khác đang gặp phải.

Mạng NANO ứng dụng chuỗi khối riêng biệt cho từng tài khoản. Chính bởi vậy, tốc độ xác thực giao dịch diễn ra gần như tức thời. Đặc biệt khi giao dịch trên NANO, người dùng hoàn toàn không phải trả bất kỳ khoản phí nào. NANO coin được giới chuyên gia nhận định chính là tương lai phát triển của hệ sinh thái Cryptocurrency. Vậy chắc hẳn đến đây, bạn có thể tự tin hiểu chính xác NANO coin là gì. Rất mong rằng với chia sẻ của Dũng, bạn đã có thêm gợi ý đầu tư hữu ích!

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *