Tiền Điện Tử

Avalanche (AVAX) coin là gì? Tổng hợp kiến thức về Avalanche AVAX

Hệ sinh thái của Ethereum đang phải đối mặt với không ít thách thức. Sự phát triển nóng của hàng loạt giao thức, ứng dApp khiến mạng Blockchain này thường xuyên bị quá tải. Tốc độ giao dịch không những bị giảm xuống mà phí Gas nhiều lúc còn tăng đột biến. Dù chỉ mới giới thiệu chính thức vào năm 2020 nhưng Avalanche được giới chuyên gia dự đoán là đối thủ xứng tầm của Ethereum. Mã thông báo Avalanche (AVAX) coin của Avalanche nhờ đó đã được chú ý hơn.

Tổng quan về mạng Blockchain tùy chỉnh Avalanche 

Để đánh giá tiềm năng phát triển của Avalanche (AVAX) coin, mọi người cần nắm rõ cơ cấu và cách thức hoạt động của mạng Blockchain của Avalanche. Bởi một đồng coin bất kỳ nào đó có thực sự có giá trị hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào chính chuỗi khối chúng đang hoạt động.

Avalanche là gì? 

Avalanche tương tự như một nền tảng hợp đồng thông minh Smart Contract hoạt động vô cùng linh hoạt trên các chuỗi chéo tùy chỉnh. Avalanche gồm tập hợp mạng Blockchain tùy biến, hỗ trợ tốt cho mọi ứng dụng dApp.

Avalanche gồm tập hợp mạng Blockchain tùy chỉnh, hỗ trợ tốt cho mọi ứng dụng dApp

Được tạo ra bởi Ava Labs, sự ra đời của Avalanche mang theo rất nhiều kỳ vọng của bên phát triển. Đội ngũ sáng lập của dự án này mong muốn tạo ra một nền tảng đủ sức cạnh tranh với Ethereum.

Nhóm phát triển tuyên bố Avalanche đã tìm ra giải pháp mở rộng, một thách thức không nhỏ mà Ethereum vẫn đang phải đối mặt. Thông qua việc mở rộng thông lượng, mạng Blockchain của Avalanche hoàn toàn đủ sức xử lý 4.500 giao dịch chỉ trong vòng 1 giây.

Để hiện thực hóa tham vọng soán ngôi Ethereum, chuỗi Blockchain Avalanche đang tập trung đa dạng hóa hệ sinh thái của mình với hàng loạt dự án nổi bật. Một số giao thức từng khởi chạy trên Ethereum như SushiSwap, Reef, TrueUSD,.. Cũng đang bắt đầu chuyển sang chuỗi khối của Avalanche.

Song song với đó, Avalanche cũng đang phát triển một cầu nối với mạng Ethereum. Nhờ đó, người dùng sẽ dễ dàng dịch chuyển tài sản giữa 2 chuỗi khối.

Lịch sử ra đời của Avalanche 

Avalanche mới chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 9/2020. Ava Labs là công ty đứng sau dự án này. Đứng đầu Ava Labs là các nhà nghiên cứu Kevin Sekniqi, Maofan và Emin Gün Sirer. Trong đó, Sirer từng có nhiều năm nghiên cứu công nghệ Blockchain và gắn bó với Bitcoin. Nhà sáng lập này đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng quy mô hoạt động của Bitcoin và Avalanche. Ông mong muốn có thể tạo ra một nền tảng cho phép xử lý khối lượng giao dịch lớn hơn so với Blockchain, Ethereum.

Avalanche mới chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 9/2020

Ngay trong 4.5 giờ kể từ khi mở bán mã thông báo AVAX, dự án đã ngay lập tức thu về 42 triệu USD. Ngay cả những tên tuổi lớn như Andreessen Horowitz cũng tham gia đầu tư cho dự án này.

Cấu trúc mạng đặc biệt của Avalanche 

Mạng chính của Avalanche đã tích hợp 3 chuỗi đảm nhiệm công việc khác nhau 

Avalanche sở hữu cấu trúc mạng sơ cấp vô cùng đặc biệt. Trong đó, mạng con gồm tập hợp lúc xác nhận giao dịch phối hợp nhằm đạt sự đồng thuận trên toàn bộ hệ thống Blockchain riêng lẻ. Trong mạng chính đã có 3 chuỗi khối tích hợp sẵn. Bao gồm chuỗi X – Chain, P – Chain và C-Chain.

  • Chuối trao đổi (X – Chain): Giữ vai trò như chuỗi nền tảng chịu trách nhiệm khởi tạo giao dịch tài sản tiền điện tử. Bao gồm Stablecoin, các mã thông báo tiện ích, NFT,..
  • Chuỗi nền tảng (P – Chain): Đây chuỗi điều phối cho các trình xác thực, giám sát hoạt động của hệ thống mạng con. Nhờ có chuỗi P – Chain, quá trình chuyển giao nhiều dApp từ Ethereum sang Avalanche đã trở nên đơn giản hơn.
  • Chuỗi hợp đồng (C – Chain): Chịu trách nhiệm quản trị mạng, điều phối các chương trình xác thực. Đồng thời, C – Chain cũng là chuỗi kiểm duyệt mọi mã thông báo hoạt động trên toàn mạng, tạo điều kiện để khởi tạo hợp đồng thông minh Smart Contract.

Mỗi Blockchain trên Avalanche đều được xác thực bởi một mạng con duy nhất. Tuy nhiên một mạng con lại dễ dàng cùng lúc xác thực nhiều Blockchain riêng lẻ. Bên cạnh đó, một nút xác nhận lại có thể là thành viên trong nhiều mạng con.

Avalanche có khả năng thiết kế hệ thống mạng con để duy trì những thuộc tính cụ thể. Chẳng hạn như đề ra điều kiện, quy định xác thực.

Ví dụ: Một Blockchain riêng tư hoạt động trên mạng lưới tiền điện tử của Avalanche. Nó có thể yêu cầu người dùng tiết kiệm xác thực nhằm sàng lọc KYC / AML. Khi đó, người dùng thường phải cung cấp một số thông tin cá nhân cơ bản, gửi hình ảnh giấy tờ tùy thân để xác minh danh tính.

Không chỉ mạng con mới có quyền giới hạn trình xác thực cho người dùng theo những tiêu chí đã xác định. Thay vào đó mỗi trình xác thực cũng có trở thành một phần của nhiều mạng con. Quá trình hoán đổi vị trí này ngược hoàn toàn với những mạng Blockchain lớn như Bitcoin, nơi tất các nút mạng phải cạnh tranh nhau để xác thực giao dịch.

Trong Avalanche, cả mạng con và trình xác nhận đều hoạt động một cách bình đẳng. Nền tảng cơ sở hạ tầng của Avalanche cho phép chuỗi khối mô – đun mở rộng và tương tác với nhiều thực thể khác trên cùng khối. Đội ngũ phát triển dự án đang cố gắng mức độ liên kết với Ethereum để đa dạng hóa hệ sinh thái còn non trẻ nhưng đầy tiềm năng này.

Thuật toán Avalanche đang sử dụng 

Toàn bộ cấu trúc hoạt động của Avalanche đều dựa trên điều phối của một máy ảo AVM. Đặc biệt, tất cả mạng con phát triển trên nền tảng Avalanche đều được phép sử dụng AVM để đạt sự đồng thuận về cơ sở dữ liệu, tương tự như dự án Ethereum, Bitcoin hay Cardano. Thể nhưng trong mạng lưới của Avalanche, sự đồng thuận lại đạt được từ việc sử dụng cấu trúc cơ sở dữ liệu khác.

Avalanche đang ứng dụng thuật toán Snowball và Proof of Stake phát triển bởi chính Ava Labs

Cụ thể ở đây là cấu trúc cơ sở dữ liệu Block Lattice của đồ thị vòng DAG tương tự như một nền tảng mạng tiên phong như IOTA, NANO, Fantom. Chính bởi vậy những dự án hoạt động trên Avalanche sẽ đạt được sự tùy biến cao, tương tác dễ dàng với nhau.

Hiện nay, Avalanche đang ứng dụng thuật toán Snowball và Proof of Stake phát triển bởi chính Ava Labs. Người dùng khi đó phải đặt cược mã thông báo AVAX để tham gia xác thực giao dịch. Khi đó, họ phải đặt đặt cọc ít nhất 2.000 AVAX. Nếu muốn tham gia đồng thuận, bạn có thể ủy quyền mã thông báo AVAX cho chương trình xác thực. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần ủy quyền ít nhất 25 AVAX.

Còn với thuật toán đồng thuận Snowball, hệ thống nút xác nhận trong mạng con lại liên tục truy vấn nhau. Nhằm xác định xem giao dịch nào mới là hợp lệ đến khi đạt được sự đồng thuận chung. Khi càng có nhiều mã thông báo AVAX đặt cược, tần suất truy vấn lại càng thường xuyên hơn. Với điều kiện tất cả nút xác thực phải là một phần trong mạng chính.

Mức thưởng cho người tham gia xác thực một thời gian hoạt động và đóng góp của họ (đặt cược càng nhiều mức giá thưởng càng lớn). Ngoài ra, bình thường cũng thể tăng lên khi người dùng đặt cược thông báo của họ trong thời gian dài.

Mặt khác, nếu thực hiện ủy thác mã thông báo AVAX cho trình xác thực, bạn cũng sẽ vẫn nhận được phần thưởng. Khác với những hệ thống cung ứng dụng Proof of Stake khác, Avalanche hoàn toàn không cắt cổ phần của các nút nếu chúng hoạt động không hiệu quả. Đơn giản khi đó bạn sẽ không nhận được phần thưởng.

Cầu nối Avalanche và Ethereum 

Avalanche đang tích cực triển khai cầu nối với mạng Ethereum. Nhằm giúp dự án hoạt động trên hai nền tảng có thể luân chuyển dễ dàng. Mô hình cầu nối này mặc dù mới ra mắt chưa lâu nhưng đã cho phép các mã thông báo ERC20 và ERC721 dịch chuyển trơn tru giữa Blockchain của Avalanche và Ethereum.

Mô hình cầu nối giữa Avalanche và Ethereum 

Khi cần sử dụng tài sản trên mạng Ethereum với các dApp trên Ethereum, người dùng chỉ việc khóa tài sản trong hợp đồng ChainBridge. Đồng thời, đúc một mã thông báo tương đương trên mạng lưới của Avalanche.

Các dự án dApp nổi bật đang triển khai trên Avalanche 

Avalanche đã và đang thu hút rất nhiều dự án dApp triển khai và dịch chuyển từ mạng Ethereum sang. Nổi bật trong số này phải kể đến dự án sàn giao dịch phi tập trung Pangolin. Chỉ sau 24h đưa ra thông báo chính thức khởi chạy trên Ethereum, Pangolin đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm, phản hồi tích cực từ phía cộng đồng người dùng.

Avalanche đã và đang thu hút rất nhiều dự án dApp triển khai và dịch chuyển từ mạng Ethereum

Bên cạnh Pangolin, khá nhiều dự án dApp đáng chú ý khác cũng đã và đang có kế hoạch triển khai trên nền tảng Avalanche. 

  • bZx: Dự án cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ phi tập trung, hỗ trợ khách hàng gửi tiền vào cho vay.
  • Jelly Swap: Giao thức cho phép hoán đổi token, giao dịch với mã thông báo đang hoạt động trên Avalanche.
  • UNION: Công cụ hỗ trợ tối ưu hóa tài sản thế chấp và bảo hiểm kèm theo.
  • Reef: Công cụ thanh khoản thông minh, hoạt động xuyên chuỗi.
  • Ankr: Nền tảng cung cấp dịch vụ lưu trữ và xác thực nút trên Avalanche.
  • Aleph.im: Tập hợp dịch vụ lưu trữ dữ liệu phi tập trung.

Nhóm phát triển của Ava Labs vẫn đang tiếp tục tham gia đàm phán, tìm kiếm các đối tác mới. Nhằm đa dạng hóa hệ sinh thái cho Avalanche.

Ưu điểm của Avalanche so với những mạng Blockchain khác 

Avalanche giúp giải quyết nhiều vấn đề mà các nền tảng Blockchain đang gặp phải. Chẳng hạn như chống lại tính tập trung hóa, giảm phí, khả năng lập trình linh hoạt,..

Nền tảng của Avalanche được thiết kế với khả năng mở rộng linh hoạt

Hạn chế tắc nghẽn 

Nền tảng của Avalanche được thiết kế với khả năng mở rộng linh hoạt. Giao dịch trên đây xử lý cực nhanh. Thậm chí tốc độ xử lý giao dịch của nền tảng này thậm chí còn ngang hàng với hệ thống thanh toán Visa, Paypal. Vì vậy, tình trạng tắc nghẽn thường gặp như ở mạng Ethereum là hầu như không có.

Giảm phí giao dịch 

Khi tốc xử lý đã được cải thiện, phí giao dịch trên Avalanche sẽ không còn là vấn đề. Nhìn chung, phí Gas của Avalanche thấp hơn nhiều so với mạng Ethereum. Phí tạo và đúc tài sản khá phải chăng. Phí giao dịch và tham gia đặt cược đều sẽ bị đốt cháy.

Khả năng lập trình linh hoạt 

Đối với các nhà phát triển ứng dụng DeFi, họ luôn mong muốn nền tảng mà dự án khởi chạy cung cấp khả năng lập trình linh hoạt. Theo đó, Avalanche sẽ cho phép doanh nghiệp tự tạo Blockchain riêng, dApp dành riêng cho ứng dụng.

Nền tảng mạng này có thể thực thi nhiều máy ảo bên cạnh máy ảo chính AVM. Sự linh hoạt của Avalanche còn nằm ở chỗ cho phép các nhà phát triển lập trình bằng nhiều ngôn ngữ. 

Đối với người dùng khi tham gia vào Avalanche, họ họ sẽ dễ dàng tạo và mua bán các dạng tài sản kỹ thuật số. Mã hợp đồng mới hình thành có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật phía bên nhà phát triển. Chính sự vì biến trong lập trình đã biến Avalanche thành nền tảng DeFi thực sự lý tưởng.

Giảm phát 

Avalanche mang bản chất của một Blockchain giảm phát. Bởi phí hoạt động sau khi thu về đều bị đốt đi. Việc đốt mã thông báo AVAX nhằm đảm bảo nguồn cung lưu hành trên thị trường luôn ổn định.

Avalanche (AVAX) coin là gì? 

Avalanche (AVAX) coin là mã thông báo gốc của nền tảng Avalanche. Ngày 15/7/2020, mã thông báo AVAX đầu tiên đã được khai thác. Tổng nguồn cung của AAVE sẽ tương đương 720 triệu token. Trong đó có khoảng 360 triệu AVAX lưu hành trên chuỗi chính. Có đến 50% AVAX được dành cho quá trình Staking reward. Lượng AVAX airdrop trong đợt quảng bá đầu chỉ chiếm 2.5%.

Avalanche (AVAX) coin là má thông báo gốc của nền tảng Avalanche

Con số 720 triệu đã ấn định trước. Hệ thống sẽ tiếp tục mint đến khi không còn AVAX nào có thể tạo mới. AAVE đóng vai trò trung tâm trong chuỗi thanh toán của Avalanche. Vì thế trong tư tương lai khi Avalanche mở rộng hoạt động hoặc trở thành nền tảng mạnh mẽ như Ethereum, AVAX chắc chắn có giá trị hơn hiện tại rất nhiều.

Mã thông báo AVAX được sử dụng để làm gì?

Giữ vai trò trung tâm trong hệ sinh thái Avalanche. Vậy nên mà chức năng thanh toán, AVAX còn hỗ trợ người dùng tham gia quản trị mạng, staking nhận thưởng.

Sử dụng để thanh toán

Nhiều loại tiền điện tử khác, AVAX hoàn toàn có thể sử dụng để thanh toán phí giao dịch thực hiện trên hợp đồng thông minh của Ava Labs. Khi Avalanche đạt được sự phát triển lớn mạnh hơn, ứng dụng của AVAX trong thanh toán hứa hẹn có thể tương tự như Bitcoin hay Ethereum.

Staking nhận thưởng 

Bạn hoàn toàn có thể kiếm phần thưởng khi đặt cược mã thông báo AVAX. Không giống với nhiều đối thủ cạnh tranh khác, Avalanche đưa ra yêu cầu khá chi tiết gì huynh cứng tối thiểu để tan ra đặt cược trên Avalanche. Theo đó bạn cần một bộ xử lý lõi kép, bộ nhớ 4GB và SSD 40GB để thực hiện chạy chương trình xác thực. Phần thưởng cho người tham gia đặt cược dao động từ 9.69 – 11.54%.

Bạn hoàn toàn có thể kiếm phần thưởng khi đặt cược mã thông báo AVAX

Hệ thống yêu cầu người dùng phải bỏ ra ít nhất 2000 AVAX mới có thể tham gia xác thực. Nói chung, đặt cược càng nhiều thì mức thưởng lại càng lớn.

Tham gia quản trị mạng

Cơ chế quản trị mạng cũng có một trong những điểm đặc biệt của Avalanche so với những Blockchain khác. Phần thưởng đặt cọc không cố định nhưng thay đổi khi hệ thống phát triển hơn.

Theo như Dũng tìm phần thưởng trong năm đầu tiên sẽ dao động trong khoảng tỷ lệ từ 7% đến 12%. Tất cả hoạt động giao dịch diễn ra trên mạng con đều phải trả phí bằng AVAX

Cách mua bán và lưu trữ AVAX 

Mạng Avalanche mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng đã tạo chú ý lớn với một bộ phận cộng đồng người dùng và các nhà phát triển. Giá AVAX vẫn chưa tạo cơn sốt. Vậy nên, việc mua AVAX để hold hoặc trade lướt sóng đang được không ít trader cân nhắc

Cách mua bán 

Mặc dù mới phát hành chưa lâu nhưng AVAX đã bắt đầu có mặt trên sàn giao dịch Crypto lớn. Trong đó cả hai sàn chiếm thị phần lớn tại Việt Nam là HuobiBinance đã niêm yết AVAX. Tại 2 sàn giao dịch này, trader có thể mua trực tiếp tiền điện tử bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.

Mặc dù mới phát hành chưa lâu nhưng AVAX đã bắt đầu có mặt trên sàn giao dịch Crypto lớn

Để mua AVAX, bạn cần nạp tiền vào tài khoản đã đăng ký trên sàn. Tiếp đến lựa chọn mua BTC hoặc ETH. Bởi hiện nay vẫn 2 loại tiền điện tử phổ biến có thể sử dụng để mua trực tiếp AVAX.

Cách lưu trữ

Nếu cần hold AVAX trong thời gian dài để chờ giá lên, tốt nhất bạn hãy chọn cất giữ trong ví cứng

Khi cần hold AVAX trong thời gian dài để chờ giá lên, tốt nhất bạn hãy chọn cất giữ trong ví cứng. Mặc dù lúc luân chuyển lên ví sàn hoặc ví nóng cá nhân có phức tạp đôi chút nhưng mức độ an toàn khi lưu trữ trong ví cứng lại cao hơn. AVAX hoàn toàn tương thích với một số ví cứng phổ biến như Ledger Nano S, Ledger Nano X.

Còn nếu như chỉ có nhu cầu giao dịch trong ngắn hạn, bạn nên lưu trữ AVAX ngay trên ví sàn hoặc ví nóng độc lập.

Tương lai phát triển của Avalanche (AVAX) coin

Khi DeFi ngày một đi vào cuộc sống, người dùng dường như lại đang bị cản trở bởi mức phí Gas cắt cổ của Ethereum. Đặc biệt là khi giá ETH đang lên, giao hoán đổi mã thông báo trên Ethereum cũng trở nên vô cùng đắt đỏ. Khi nghẽn mạng, phí Gas lại càng tăng. Chưa kể đến việc giao dịch thất bại lại càng khiến trader chán nản.

Tương lai của AVAX coin phụ thuộc vào sự phát triển của Avalanche 

Cầu Avalanche – Ethereum có thể xem như bước tiến vượt bậc cải thiện cơ sở hạ tầng DeFi đăng hình ngồi và tốn kém trên Ethereum. Các dự án khi đó sẽ có cơ hội để chuyển sang Avalanche một cách đơn giản hơn.

Mạng Avalanche đảm bảo tốc độ giao dịch nhanh, phí thấp, đáp ứng khả năng tùy chỉnh của các nhà phát triển. Khi Avalanche ngày một lớn mạnh hơn, giá trị của mã thông báo AVAX được dự đoán sẽ tăng theo.

Tổng kết

Avalanche đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho cộng đồng người dùng và các nhà phát triển ứng dụng dApp. Cấu trúc với khối Blockchain đặc biệt cho phép Avalanche giải quyết tốt thách thức mở rộng, cải thiện tốc độ và giảm phí giao dịch.

Avalanche đang tập trung vào việc đa dạng hệ sinh thái của mình. Nhằm tạo ra một môi trường DeFi cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ tốt nhất nhu cầu của người dùng. Mã thông báo Avalanche (AVAX) coin đóng vai trung tâm trong nền tảng Avalanche. Nó có tổng nguồn cung 720 triệu token, sử dụng để thanh toán phí và đặt cược nhận thưởng. Trong tương lai khi Avalanche đạt được tốc độ phát triển như Ethereum, AVAX coin sẽ thực sự rất có giá trị.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *