Nghề Nghiệp

Ngành Việt Nam Học là gì? Tìm hiểu ngành Việt Nam Học

Việt Nam học là ngành học còn khá mới mẻ với nhiều bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, thực tế mỗi năm ngành này đã cung ứng cho thị trường nguồn nhân lực lớn với mức lương lý tưởng. Vậy bạn đã biết gì về ngành Việt Nam học chưa? Học ngành này ra trường làm gì? Sinh viên Việt Nam học ra trường có tương lai không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi vấn đề về ngành học mới này. 

Xem thêm

Xem thêm

Việt Nam học là ngành gì? 

Ngành Việt Nam học là gì? 

Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam từ những yếu tố văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ… Ngành học này nghiên cứu toàn diện và đa dạng lĩnh vực của một quốc gia trên góc nhìn văn hóa để làm rõ những nét độc đáo riêng vốn có. 

Tuy đây là một ngành học mới nhưng đã có nhiều thành công đáng kể. Có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ngành Việt Nam học mở ra với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực nắm vững và thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, nắm vững về công tác văn hóa- du lịch, nắm vững kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam, các hoạt động hướng dẫn du lịch…. 

Tại Việt Nam, một số trường đại học đang tuyển sinh và đào tạo ngành Việt Nam học uy tín như: ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, ĐH Sư Phạm TP. HCM, ĐH Văn Hóa Hà Nội, ĐH Văn Hóa TP. HCM… 

Sinh viên ngành Việt Nam học được học những kiến thức gì? 

Sinh viên chuyên ngành Việt Nam học được trang bị hệ thống kiến thức phong phú, đa dạng về đất nước. Các bạn sẽ được tìm hiểu khối kiến thức về văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán và lối sống của con người Việt Nam trên mọi miền đất nước. Bạn sẽ được tìm hiểu về các phong tục như cưới hỏi, ma chay, giỗ tết, lễ hội… Ngoài ra, các bạn sinh viên còn được học hỏi nền văn hóa, lịch sử, kinh tế và chính trị của các quốc gia khối ASEAN và Châu Á. 

Theo đuổi chuyên ngành Việt Nam học bạn sẽ được học toàn bộ văn hóa giao tiếp của người Việt như: 

  • Văn hóa giao tiếp trong sinh hoạt gia đình.
  • Văn hóa giao tiếp nơi công sở.
  • Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh.
  • Văn hóa giao tiếp với khách hàng. 
  • Văn hóa ẩm thực Việt Nam. 
  • Văn hóa trang phục truyền thống Việt Nam. 

Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học cung cấp cho sinh viên những tri thức về đất nước, sẵn sàng trở thành tiếng nói đại diện cho Việt Nam. Nêu cao vẻ đẹp dân tộc một cách khoa học và chuyên sâu tại cơ quan ngoại giao, nghiên cứu tổ chức giảng dạy cho người nước ngoài… 

Bên cạnh khối kiến thức nghiên cứu, học thuật về văn hóa Việt và văn hóa các quốc gia lân cận, sinh viên còn được chú trọng đào tạo chuyên sâu. Bao gồm các bộ môn như giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và công tác trong lĩnh vực du lịch. 

Sinh viên ngành Việt Nam học được học kiến thức gì?

Những tố chất phù hợp với ngành Việt Nam học 

Để trở thành sinh viên giỏi, bạn cần có những kỹ năng, tố chất sau: 

Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt tri thức

Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt tri thức, trình bày và phản biện vấn đề là một trong những yếu tố cần có của một sinh viên khoa Việt Nam học. Bởi sau tốt nghiệp bạn sẽ phải làm việc trong môi trường cộng đồng đa văn hóa. Việc giao tiếp tốt sẽ giúp bạn thể hiện bản lĩnh, tự tin khi đứng trước đám đông trong vai trò một hướng dẫn viên du lịch hay một giảng viên. 

Có vốn hiểu biết sâu rộng, yêu thích lĩnh vực khoa học xã hội- văn hóa

Vốn hiểu biết rộng và yêu thích lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội- nhân văn là tố chất giúp bạn thành công hơn trong sự nghiệp của mình. Bởi bạn là người đại diện quảng bá nét đẹp đặc trưng văn hóa, lịch sử Việt Nam cho bạn bè quốc tế. Vậy nên, theo đuổi ngành này cần phải có vốn kiến thức sâu rộng về địa lý, kinh tế, văn hóa- lịch sử, xã hội. 

Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin

Một trong những yếu tố quan trọng để phát triển trong nghề nghiệp ngành Việt Nam học chính là kỹ năng phân tích, tổng hợp và nghiên cứu thông tin. Kỹ năng này giúp bạn vượt qua được mọi khó khăn, thử thách trong nghề nghiệp. Đồng thời, nó giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và ban lãnh đạo doanh nghiệp. 

Kỹ năng ngoại ngữ vững chắc

Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay thì ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng. Giỏi ngoại ngữ đồng nghĩa với việc bạn đã nắm trong tay công cụ đắc lực để vươn đến thành công, dễ dàng hội nhập, giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới. 

Tính kiên nhẫn

Kiên nhẫn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công, thành tài của bạn trong ngành Việt Nam học. Vì việc nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực ngành nghề này cần rất nhiều thời gian để tìm kiếm, khám phá ra những nguồn tài liệu quý giá về lịch sử. Muốn hiểu biết thì phải kiên nhẫn trong việc tìm kiếm và tiếp cận nguồn thông tin quý giá đó. Điều này sẽ rất có lợi cho bạn trong tiến trình hội nhập văn hóa và phát triển sự nghiệp của mình trong tương lai. 

Ngoài ra, để trở thành một sinh viên giỏi và thành công với ngành Việt Nam học, bạn cần phải có thêm kỹ năng sáng tạo, đam mê tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam… Và phải có tinh thần tự học cao để có thể thấm nhuần những kiến thức chuyên sâu đặc thù của ngành. 

Sinh viên ngành Việt Nam học ra trường làm gì? 

Học chuyên ngành Việt Nam học ra trường làm gì? Đây là câu hỏi được khá nhiều thí sinh quan tâm. Bởi các em luôn mặc cảm về ngành học xã hội, lo lắng về vấn đề ra trường thất nghiệp hoặc khó xin việc làm. Đặc biệt với ngành học còn khá mới mẻ và tổng hợp như Việt Nam học

Tương lai của sinh viên ngành Việt Nam học

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên theo học chuyên ngành Việt Nam học đang được mở rộng. Sau khi tốt nghiệp ngành học này, bạn có thể lựa chọn công việc phù hợp như: 

  • Công tác tại khu nghiên cứu văn hóa, quản lý văn hóa.
  • Đảm nhiệm công việc tại các doanh nghiệp dịch vụ văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục trong và ngoài nước. 
  • Công tác tại các công ty du lịch; cơ quan văn hóa của Đảng, sở ban ngành thông tin, báo thể thao, du lịch. 
  • Cơ hội thành công lớn trong nghề hướng dẫn viên du lịch tại các doanh nghiệp chuyên dịch vụ du lịch trong và ngoài nước. 
  • Làm giảng viên ngành Việt Nam học tại các trường Cao đẳng, đại học trên cả nước hoặc dạy tiếng việt cho người nước ngoài. 

Mức lương cơ bản của sinh viên mới ra trường? 

Mức lương cơ bản của sinh viên mới ra trường ngành Việt Nam học và chưa có kinh nghiệm khởi điểm từ 5- 7 triệu đồng/ tháng. Với những sinh viên giỏi và có kinh nghiệm làm việc, mức lương cơ bản sẽ từ 7 triệu đồng/ tháng trở lên. Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và năng lực làm việc, mức lương của nhân sự ngành Việt Nam học sẽ tăng lên trên 7 triệu đến 10 triệu đồng/ tháng. 

Sinh viên ngành Việt Nam học ra trường có tương lai không? 

Theo nguồn thông tin từ cơ quan đo lường nguồn nhân lực, nhân sự của ngành xã hội trong đó có ngành Việt Nam học đang thiếu người trầm trọng. Bởi trong những năm vừa qua, cơ hội việc làm của ngành này rất khó và mức thu nhập dành cho nhân viên cũng không cao so với những ngành nghề khác. 

Nhưng từ đây đến năm 2025, mỗi năm ngành xã hội đặc biệt là Việt Nam học cần tuyển 8.100 người để bổ sung nhân lực cho ngành. Mức thu nhập của ngành cũng được điều chỉnh không thua kém những ngành nghề khác. Vậy nên sinh viên ngành Việt Nam học ra trường chắc chắn có tương lai và ổn định. 

Thực tế cho thấy, đa số sinh viên ngành Việt Nam học ra trường đều dễ dàng xin được việc làm với mức thu nhập ổn định. Nếu không làm tại các tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa thì các bạn sẽ làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông… Nhiều sinh viên đã trở thành cộng tác viên báo chí, làm việc tại các công ty truyền thông lớn hay trở thành hướng dẫn viên du lịch từ khi học năm 2 đại học. 

Học ngành Việt Nam học ra trường làm công việc gì?

Sau khi ra trường, hầu hết sinh viên đều tích lũy kinh nghiệm làm việc cho riêng mình. Tương lai của những sinh viên mới ra trường đã có kinh nghiệm vô cùng phát triển và được nhiều doanh nghiệp săn đón mời về làm việc. 

Rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường ngành Việt Nam học rất dễ xin được việc làm ổn định, mức lương cao. Thậm chí có những bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp đã trở thành nhân viên quản lý, điều hành du lịch tại các công ty lớn. 

Ngoài ra, những bạn sinh viên tốt nghiệp bằng cử nhân ngành Việt Nam học đều có cơ hội mở rộng việc làm. Bằng cách học lên bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở các ngành học liên quan. Từ đó đảm nhiệm công việc của giảng viên Cao Đẳng, Đại Học chuyên ngành Việt Nam học. 

Khó khăn và thách thức khi theo đuổi ngành Việt Nam học

Một thực tế rất đáng lo ngại cho sinh viên ngành Việt Nam học là trình độ học vấn trung bình đi xin việc khá khó khăn. Bởi các em được trang bị hệ thống kiến thức liên ngành có bề rộng nhưng lại thiếu chiều sâu. Mà đây lại chính là đặc thù riêng của ngành yêu cần sinh viên phải có để ra làm nghề. 

Trong khi đó, chúng ta đang sống trong một xã hội chuyên môn hóa cao, đòi hỏi nhân sự phải có chuyên sâu trong lĩnh vực công việc mình đảm nhận. Một sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học muốn thành công hơn trong tương lai cần phải có kiến thức toàn diện. Đồng thời phải có kỹ năng hoạt động thực tiễn ở một lĩnh vực chuyên môn để dễ dàng xin việc hơn. Do đó, sinh viên phải luôn nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân ngay từ khi còn là sinh viên đại học để tương lai kiếm việc dễ lương cao hơn cho mình. 

Khó khăn và thử thách của ngành Việt Nam Học

Kết luận

Trên đây là một số chia sẻ về ngành Việt Nam học mà chúng tôi chia sẻ cùng các bạn học sinh. Hy vọng những thông tin bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành học Việt Nam học và đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình trong tương lai. 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *