Nghề Nghiệp

Editor là gì? Công việc & Kỹ năng để trở thành 1 editor chuyên nghiệp

Ngày nay, editor được biết đến là một công việc sử dụng chất xám đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết editor là gì? Những công việc cụ thể của một editor bao gồm những gì? Và nếu bạn đang muốn trở thành một editor chuyên nghiệp thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Xem thêm

Editor là gì?

Editor là người sáng tạo nội dung

Bạn đã từng nghe nhiều đến cụm từ editor nhưng lại không hiểu rõ editor là gì? Trong tiếng Anh editor được dịch là người soạn thảo, biên tập nội dung trong mọi lĩnh vực. Có thể hiểu một cách đơn giản editor chính là người chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan tới nội dung của một lĩnh vực nào đó trước khi xuất hiện trước công chúng.

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng đã giúp cho editor có thêm nhiều sự thay đổi từ môi trường làm việc đến yêu cầu công việc. Từ đó tạo điều kiện cho editor phát triển khả năng sáng tạo của mình một cách tối đa. 

Những công việc chính của editor là gì?

Công việc của 1 editor vô cùng đa dạng

Như vừa nhắc ở trên công việc của một editor khá đa dạng. Nếu như trước đây công việc của editor chủ yếu là người làm nội dung trong các tòa soạn báo, hay viết blog thì giờ đây editor bao gồm cả những người chỉnh sửa video, film… Vậy cụ thể công việc chính của editor là gì?

Công việc của các vị trí editor

Công việc của editor sẽ phụ thuộc vào từng vị trí cụ thể

Thông thường công việc cụ thể của một editor sẽ được chia ra theo từng vị trí khác nhau cụ thể như sau:

  • Trưởng ban biên tập: Đây là người có vị trí quan trọng nhất trong đội ngũ biên tập viên của một tòa soạn báo, một phòng ban nào đó. Người này sẽ chịu trách nhiệm cao nhất về nội dung được biên soạn trước khi đưa ra công chúng.
  • Biên tập viên: Là người trực tiếp soạn thảo ra các nội dung theo yêu cầu của cấp trên và chịu trách nhiệm về sản phẩm mình làm ra.
  • Biên tập sách: Đây là người thực hiện việc soạn thảo và chỉnh sửa bản in trước khi phát hành.
  • Biên tập sửa bài: Vị trí này sẽ đảm nhiệm khá nhiều việc theo sự phân công hỗ trợ của cấp trên trong việc chỉnh sửa nội dung để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo nhất trước khi xuất bản.

Công việc chính của một video/film editor 

Video editor đang là vị trí phát triển mạnh mẽ

Bên cạnh những công việc thiên về con chữ ở trên, hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đã tạo điều kiện cho vị trí video/film editor phát triển mạnh mẽ. Và đây cũng là một vị trí đặc biệt quan trọng trong ekip sản xuất nội dung của một tổ chức, đơn vị nào đó. Công việc chính của các video editor, film editor đó là:

  • Đọc, nghiên cứu kịch bản cùng để nắm rõ nội dung, thông điệp muốn truyền tải.
  • Tham gia ghi hình trực tiếp để hiểu được các cảnh quay cũng như bố cục của video, phim.
  • Chịu trách nhiệm lưu giữ và quản lý file tư liệu quay.
  • Lựa chọn những cảnh đẹp và sắp xếp để tạo thành một câu chuyện, thông điệp hoàn chỉnh.
  • Trao đổi, kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong ekip để hoàn thiện video, phim.
  • Chỉnh sửa hoàn chỉnh video, phim theo yêu cầu của đạo diễn…

Trên đây chỉ là những đầu mục công việc chính của một người làm editor. Tuy nhiên, những công việc này sẽ có sự thay đổi tùy vào tính chất công việc, vị trí, đơn vị khác nhau mà editor sẽ phải thích ứng sao cho phù hợp. Vậy làm thế nào để trở thành một editor chuyên nghiệp, mời các bạn theo dõi phần nội dung tiếp theo của bài viết.

Những kỹ năng, tố chất cần có của một editor chuyên nghiệp

Hiện nay, ngành editor thu hút được rất nhiều người lựa chọn đặc biệt là các bạn trẻ bởi sự sáng tạo, thời gian linh động, lương hậu hĩnh. Tuy nhiên, để có thể trở thành một editor chuyên nghiệp thì không hề đơn giản.

Sự cẩn thận, tỉ mỉ

Sự cẩn thận, tỉ mỉ là yếu tố cần có của 1 editor

Đây là hai yếu tố mà bất cứ làm trong lĩnh vực nào bạn cũng cần phải có. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển trong ngành editor bạn càng phải chú ý tới 2 yếu tố này. Bởi công việc của editor là tìm ra những chỗ sai sót và loại bỏ chúng ra khỏi sản phẩm của mình nhằm đảm bảo sự chỉn chu và chất lượng trước khi xuất bản.

Kỹ năng biên tập, chỉnh sửa bài viết

Để có thể trở thành một editor chuyên nghiệp, thì bạn cần phải có kỹ năng chỉnh sửa bài viết ở mức đỉnh cao. Bởi khi đọc bất cứ một bài viết hay kịch bản nào bạn sẽ phải tinh ý để nhận ra lỗi, chỗ không hợp lý để chỉnh sửa, thay đổi… Tất cả nhằm đảm bảo tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng nhất.

Kỹ năng ngữ pháp, chính tả

Một editor chuyên nghiệp không được phép mắc lỗi ngữ pháp và chính tả. Không độc giả nào có thể chấp nhận được một nội dung với đầy “sạn” là các lỗi chính tả, ngữ pháp… Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc cũng như sự nghiệp, danh tiếng của editor.

Kỹ năng làm việc nhóm

Đây là một kỹ năng quan trọng đối với một người làm nghề editor. Để có thể sáng tạo được 1 nội dung chất lượng bạn cần phải có sự kết nối với mọi người, lúc này ý kiến của người khác sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng độc đáo. Và để có thể làm việc nhóm 1 cách hiệu quả người làm editor cần phải: 

  • Hãy học cách lắng nghe ý kiến của người khác.
  • Có khả năng trình bày, thuyết phục.
  • Giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau trong mọi tình huống.
  • Là người luôn có trách nhiệm với công việc của mình, của đội nhóm.
  • Luôn biết cách ủng hộ, khen ngợi sự cố gắng, kết quả công việc của các thành viên trong nhóm.
  • Biết cách tổ chức phân công công việc 1 cách khoa học.

Khả năng sáng tạo

Dù bạn làm editor video, editor ảnh, editor truyện hay editor ở bất cứ vị trí nào thì sáng tạo luôn là yếu tố then chốt giúp bạn mang đến những “sản phẩm” chất lượng tới công chúng. Và để có được sự sáng tạo bạn cần phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng đó.

Sự phát triển của ngành editor

Trong tương lai Editor sẽ là ngành phát triển mạnh mẽ

Sau khi bạn đã hiểu được editor là gì? Các công việc chính của một editor cũng như những kỹ năng, yếu tố để trở thành một editor chuyên nghiệp… Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc liệu tương lai nghề này sẽ như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây có thể nói editor là một nghề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu bởi không chỉ do mức lương hấp dẫn mà nó còn ẩn chứa khả năng sáng tạo tuyệt vời. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường thì trong tương lai nghề editor sẽ có sự phát triển vượt bậc. Điều này được thể hiện trong một số khía cạnh như sau:

Cạnh tranh bình đẳng

Xét về mức độ cạnh tranh trong công việc thì editor có sự cạnh tranh vô cùng bình đẳng. Những người mới vào nghề hoàn toàn có chỗ đứng trong ngành này nếu thực sự cố gắng và có chuyên môn.

Thời gian linh động

Với editor bạn hoàn toàn có thể lựa chọn làm cho một công ty cố định hoặc theo freelancer. Trong đó, freelancer là lựa chọn của nhiều người bởi có thể chủ động về thời gian. Điều mà các editor cần phải đảm bảo cần phải chuẩn đó là deadline.

Cơ hội việc làm rộng mở

Có thể nói so với các ngành nghề khác thì editor là một ngành có cơ hội việc làm rộng mở. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay thì các sản phẩm được tạo ra bởi editor có thể ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bởi vậy, theo học editor bạn không bao giờ lo thất nghiệp.

Đãi ngộ hấp dẫn

Theo khảo sát mức lương trung bình của 1 editor hiện nay rơi vào khoảng từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng tùy theo yêu cầu công việc. Tuy nhiên, với editor bạn hoàn toàn không bị giới hạn việc làm và nơi làm việc nên thu nhập của bạn sẽ không dừng lại ở con số trên.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn những thông về ngành editor. Hy vọng, những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp các bạn phần nào hiểu được những công việc mà một editor sẽ làm cũng như những yếu tố để trở thành một editor chuyên nghiệp.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *