Nghề Nghiệp

Nghề Tester là gì? Kỹ năng & Công việc Tester

Ở thời đại 4.0, nghề Tester là một trong những nghề rất phổ biến hiện nay. Bởi công nghệ thông tin và phần mềm ngày càng phát triển mạnh mẽ nên đòi hỏi nguồn nhân lực Tester ngày càng cao. Vậy Tester là gì? Nhiệm vụ chính của một nhân viên Tester ra sao?

Xem thêm

Nghề Tester là gì?

Nghề Tester là gì?

Tester là một nghề tương đối mới mẻ. Vì vậy, không khó hiểu khi nhiều người không biết Tester là gì? Công việc chính của Tester như thế nào? Tester là công việc đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra phần mềm. Mục đích là tìm ra những lỗi sai hoặc bất kỳ vấn đề phát sinh nào liên quan đến phần mềm để người lập trình chỉnh sửa trước khi ra mắt thị trường.

Tùy vào từng công ty, nhân viên Tester sẽ thực hiện những nhánh công việc khác nhau. Nhìn chung, công việc của họ vẫn có chức danh là Tester nhưng mảng công việc sẽ khác nhau. Cụ thể, các nhánh công việc của Tester có thể là:

  • QC: Quality Control nghĩa là kiểm tra chất lượng
  • QA: Quality Assurance nghĩa là đảm bảo chất lượng
  • Manual Test: Kiểm tra thử phần mềm
  • Automation: Kiểm tra tự động hóa

Mô tả công việc chính nhân viên Tester

Mô tả công việc của nhân viên Tester

Với những người làm công việc Tester sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau tùy vào quy mô và lĩnh vực của từng doanh nghiệp. Vậy nhiệm vụ chính của Tester là gì?

Người làm nghề Tester có công việc chính là nghiên cứu, xem xét, chạy thử phần mềm để tìm ra các lỗi sai. Đây là khâu cần thiết sau khi lập trình viên tạo ra các phần mềm, các sản phẩm. Bởi không có phần mềm nào là hoàn chỉnh ngay từ đầu. 

Việc kiểm tra phần mềm giúp đảm bảo sản phẩm ở trạng thái hoàn thiện nhất khi bàn giao cho khách hàng. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng khách hàng trả lại hay phàn nàn về phần mềm.

Học ngành gì để làm nghề Tester?

Học ngành gì để làm nghề Tester

Hầu hết các Tester hiện nay đều có xuất thân từ các Developer. Bởi bạn phải hiểu rõ về lập trình thì mới có đủ khả năng kiểm tra các lỗi của phần mềm. Vì vậy, để theo đuổi ngành Tester, bạn có thể học các ngành liên quan đến lập trình, công nghệ thông tin, khoa học phần mềm. Hiện tại có rất nhiều trường đào tạo các ngành này như:

  • Học viện Bưu chính viễn thông
  • Đại học Bách khoa
  • Đại học Công nghiệp
  • Đại học Công nghệ
  • Đại học FPT
  • …..

Vì vậy, nếu bạn muốn theo đuổi nghề Tester thì có thể đăng ký theo học các ngành liên quan đến công nghệ thông tin tại các trường trên. Để theo học ngành này, bạn phải học các khối ngành khoa học tự nhiên.

Cơ hội nghề nghiệp của nghề Tester

Hiện nay, nguồn nhân lực liên quan đến công nghệ thông tin đang rất dồi dào. Bởi các trường đều chú trọng đào tạo ngành học này. Tuy nhiên, hầu hết các sinh viên công nghệ thông tin đều theo đuổi hướng trở thành lập trình viên. Do đó, thực trạng của nghề Tester đang rất khát nhân lực. Vì vậy, nếu bạn theo học các ngành công nghệ thông tin thì, cơ hội nghề nghiệp Tester luôn rộng mở.

Thêm nữa, hiện nay, ngành công nghệ phần mềm ngày càng nở rộ. Mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều chú trọng đến việc sử dụng các phần mềm để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như năng suất công việc. Càng nhiều phần mềm được sản sinh thì nhu cầu Tester càng cao. Do đó, nếu bạn muốn đảm bảo có việc làm sau khi ra trường thì Tester là một hướng đi đúng đắn.

Phẩm chất, kỹ năng cần có khi làm nghề Tester 

Công việc Tester có vai trò vô cùng quan trọng đối với các công ty phần mềm. Vì vậy, người làm nghề Tester cần phải có những kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đáp ứng yêu cầu. Cụ thể, phẩm chất, kỹ năng Tester cần có như sau:

Hiểu biết về ngôn ngữ lập trình

Nhân viên Tester cần hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình

Nhiệm vụ chính của người làm công việc Tester là tìm kiếm các lỗi sai của phần mềm do các lập trình viên tạo ra. Muốn làm được điều này, nhân viên Tester phải hiểu được ngôn ngữ lập trình. Đây là kiến thức cơ bản được đào tạo trong trường lớp tại các ngành công nghệ thông tin. Vì vậy, nếu bạn xác định làm nghề thì cần phải trau dồi kiến thức để đảm bảo hiểu được cách thức kiểm tra.

Đức tính tỉ mỉ, cẩn thận

Phẩm chất cần có của nghề Tester là tính tỉ mỉ và cẩn thận. Nếu không có đức tính này, bạn sẽ khó làm nghề. Bởi Tester cần sự soi xét tỉ mỉ, cẩn thận để có thể phát hiện ra được mọi lỗ hổng, sai sót của phần mềm. Nếu là một người qua loa, cẩu thả, bạn sẽ không thể làm nghề này.

Khả năng tư duy

Khả năng tư duy

Người làm Tester ngoài am hiểu kiến thức chuyên môn còn phải có khả năng tư duy tốt. Bởi phần mềm luôn có sự logic. Nếu bạn muốn tìm ra được những sai sót thì cần phải tư duy kiểm tra một cách logic.

Khả năng chịu áp lực

Nghề Tester cũng có nhiều áp lực. Khi làm nghề, bạn sẽ phải chịu những áp lực liên quan đến vấn đề thời gian và chất lượng kiểm tra. Vì vậy, nếu bạn muốn theo đuổi nghề lâu dài thì cần phải có khả năng chịu được áp lực tốt.

Kỹ năng tự học hỏi và cập nhật kiến thức mới

Lĩnh vực phần mềm liên tục có sự thay đổi. Vì vậy, người làm nghề Tester phải liên tục học hỏi và cập nhật kiến thức mới để nâng cao năng lực. Nếu không trau dồi kiến thức, bạn sẽ bị đào thải.

Khả năng ngoại ngữ

Khả năng ngoại ngữ

Ngôn ngữ lập trình chính thống hiện nay là tiếng Anh. Vì vậy, nếu bạn muốn làm nghề Tester thì cần phải thông thạo ngoại ngữ. Nếu ngoại ngữ tốt, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại những công ty, tập đoàn phần mềm nước ngoài lớn. Khi đó, thu nhập của nghề Tester cũng cao hơn hẳn khi bạn làm với các công ty trong nước.

Sự đam mê và kiên trì

Khi làm nghề Tester, bạn sẽ phải gắn mình với chiếc máy tính. 8 tiếng làm việc của bạn mỗi ngày sẽ phải dán mắt vào màn hình. Vì vậy, đây là công việc tương đối nhàm chán nếu bạn không có sự đam mê và kiên trì với nghề.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Không ít người thường quan niệm, nghề Tester chỉ ngồi trước máy tính nên không cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên, đây lại là một quan niệm phiến diện. Bên cạnh ngồi làm việc trên máy tính, bạn cần phải làm việc đội nhóm, trình bày, phân tích các lỗi sai. Vậy nên kỹ năng giao tiếp là cần thiết. Đặc biệt, nếu bạn muốn thăng tiến thì kỹ năng giao tiếp tại càng quan trọng.

Ngoài những phẩm chất, kỹ năng trên, người làm nghề Tester cần phải có óc phân tích, tổng kết tốt. Khi có kiến thức chuyên môn cộng với những kỹ năng, phẩm chất trên, bạn sẽ có lộ trình nghề nghiệp Tester rộng mở khi được các công ty săn đón.

Mức lương của Tester trong doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Mức lương của nghề Tester hiện nay

Lương của Tester cũng khá đa dạng. Tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm, mức lương cho Tester sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với những Tester mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm: Mức lương dao động từ 500$- 700$ tương đương từ 10 -15 triệu đồng/tháng.
  • Đối với những Tester giàu kinh nghiệm, kỹ năng giỏi Mức lương dao động từ 700$ – 1000$.
  • Đối với những quản lý Tester: Mức lương dao động từ 1000$ – 2000$.

Ngoài ra, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, công ty nước ngoài hay trong nước, mức lương sẽ có sự chênh lệch. Nếu bạn có khả năng ngoại ngữ tốt, có thể làm việc tại các công ty, phần mềm nước ngoài. Thu nhập và chính sách đãi ngộ tại các công ty nước ngoài sẽ tốt hơn nhiều so với các công ty trong nước.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ chi tiết về nghề Tester và những thông tin hữu ích xoay quanh vị trí công việc này. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp Tester để định hướng cho tương lai.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *