Bất Động Sản

Shophouse là gì? Ưu Điểm và Hạn chế đầu tư Shophouse

Căn hộ Shophouse hiện đang là một trong những mô hình lưu trú được ứng dụng phổ biến trong các dự án Bất động sản. Theo đánh giá từ giới chuyên gia thì mô hình này hiện đang tạo được sức hút lớn trên thị trường so với nhiều sản phẩm phát triển. Vậy Shophouse là gì? Căn hộ này có khác gì những loại sản phẩm khác? Ngay bây giờ sẽ là những giải đáp chi tiết giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn.

Xem thêm

Khái niệm Shophouse là gì?

Shophouse là loại hình sản phẩm lưu trú không phải là mới trên Thế Giới. Sản phẩm xuất hiện trên Thế kỷ 19 với số lượng xây dựng quy mô lớn ở một số nước Đông Nam Á trong thời kỳ thuộc địa. Các cấu trúc thiết kế hoặc mô hình tương tự trên Thế giới có thể nhìn thấy ở khu vực Châu Mỹ Latinh hay các đảo Caribe.

Shophouse là gì – Đó là căn hộ vừa ở vừa có thể kinh doanh xây dựng trong các dự án BĐS

Vậy Shophouse là gì? Loại sản phẩm nhà ở này hay còn được biết tới với tên gọi là “nhà phố thương mại”. Đây là mô hình nhà ở có sự kết hợp 2 trong một giữa kinh doanh và sinh sống. Shophouse mang thiết kế thông minh đảm bảo sự đa năng tối ưu hóa công năng sử dụng cho người sở hữu. 

Tại Việt Nam Shophouse chỉ vừa mới xuất hiện trong thời gian chưa lâu. Thế nhưng Shophouse lại được lòng các nhà đầu tư chuyên mua bán bất động sản hiện nay.

Sự khác biệt giữa Shophouse với nhà mặt phố

Dựa vào khái niệm kể trên Shophouse và nhà phố có phần tương đồng với nhau. Vậy nên nhiều người thường dễ bị nhầm lẫn giữa hai sản phẩm. Tuy nhiên thực tế nhà phố và Shophouse vẫn có sự khác biệt. Vậy sự khác biệt của Shophouse là gì?

Khác biệt về mục đích sử dụng

Khi rót vốn đầu tư nhà mặt phố lẫn Shophouse đa phần các nhà đầu tư có chung mục đích. Đó là hướng tới hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại. Tuy nhiên danh mục dịch vụ kinh doanh nhà mặt phố mang tính đa dạng hơn so với Shophouse.

Shophouse so với nhà mặt phố thường bị hạn chế về lĩnh vực kinh doanh

Trong đó với Shophouse việc kinh doanh không phải tương thích với quy hoạch đô thị. Vậy nên sản phẩm Shophouse bị hạn chế nhiều về lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt là không phù hợp với việc mở văn phòng, khách sạn. Thay vào đó Shophouse chỉ mang đến các dịch vụ tiện ích cho cư dân lân cận như:

  • Nhà hàng ăn uống
  • Thời trang
  • Cửa hàng tiện lợi
  • Siêu thị mini
  • ….

Khác biệt về vị trí xây dựng và Thiết kế

Shophouse thường được xây dựng trong một Khu Đô Thị được quy hoạch hoàn chỉnh. Hơn nữa Shophouse luôn nằm ở mặt tiền tuyến đường đẹp nhất nội bộ khu đô thị. Một khi hình thành sẽ mang đến sự nhộn nhịp, sôi động nổi bật nhất cho khu đô thị dự án. Chưa dừng lại ở đó, thiết kế xây dựng Shophouse cơ bản thuộc thiết kế quy hoạch cứng. Do đó khó có thể điều chỉnh cũng như thay đổi cấu trúc nhà.

Vị trí xây dựng Shophouse ở khu vực nhộn nhịp nhất của dự án bất động sản

Còn với mô hình nhà mặt phố thì có sự khác biệt so với Shophouse. Nhà đầu tư có thể xin phép thay đổi cấu trúc. Đồng thời có thể xây dựng lại một cách độc lập mà không ảnh hưởng tới cấu trúc cũng như quy hoạch của các ngôi nhà kế bên.

Vậy nên nhà mặt phố về cơ bản dễ hiệu chỉnh công năng sử dụng hơn mô hình Shophouse. Nhất là đối với các dịch vụ kinh doanh mang tính chuyên môn cao. Miễn là khu đất đó đủ diện tích xin cấp phép quy hoạch cũng như xây dựng.

Khác biệt về đối tượng khách hàng tiềm năng

Một điểm khác biệt khác giữa Shophouse và nhà phố đó chính là khách hàng tiềm năng. Trong đó các sản phẩm Shophouse đa phần là hướng đến đối tượng khách hàng nằm trong quần thể khu đô thị đó. Việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngoài khu đô thị đa phần còn là hạn chế hơn. Bởi vì đặc thù quy hoạch và thiết kế xây dựng

Còn riêng nhà mặt phố lại mang đặc thù tọa lạc trên mặt phố nhiều người đi lại. Vì thế nhà mặt phố dễ tiếp cận với khách hàng bên ngoài và các khu vực lân cận. Hơn nữa nhà mặt phố còn hấp dẫn một lượng lớn đối tượng khách hàng vãng lai. Hoặc là khách hàng thường xuyên đi lại trên các tuyến đường phố đó vì sự thuận lợi trong vấn đề tiếp cận dịch vụ.

Ưu và nhược điểm của sản phẩm Shophouse

Tất cả các loại hình sản phẩm BĐS phát triển đều có những ưu và nhược điểm riêng. Đây được xem là căn cứ để giúp giới khách hàng đánh giá tổng quan về sản phẩm. Và đối với Shophouse cũng thế. Cơ bản ưu và nhược điểm Shophouse gồm có:

Ưu điểm của Shophouse mang đến khá nhiều đáp ứng tiêu chuẩn mà đông đảo khách hàng cần

Ưu điểm vượt trội của Shophouse

Trên thực tế Shophouse mang đến rất nhiều ưu điểm khi sử dụng. Đó là lý do vì sao sản phẩm đang ngày càng được ưa chuộng hơn hẳn dù vừa mới chào sân thị trường không lâu. Trong đó các ưu điểm đáng chú ý ở đây chính là:

Shophouse xây dựng ở vị trí đẹp

Đa phần các căn hộ Shophouse đều được Chủ đầu tư xây dựng ở những vị trí đẹp mắt. Đó là nằm ngay cạnh các tuyến đường lớn, hạ tầng đầu tư đồng bộ. Đồng thời là khu vực trung tâm dự án và là nơi có đông người lưu thông qua lại.

Cũng chính vì thế mà các sản phẩm Shophouse đều sở hữu tiềm năng lớn cho việc kinh doanh. Các Shophouse sẽ dễ dàng thu hút được lượng khách hàng tiềm năng từ chính khu chung cư, đô thị xung quanh. Nhờ vậy mà việc thu lợi nhuận từ kinh doanh, cho thuê Shophouse hoạt động tốt.

Thiết kế Shophouse thông minh  và tiện lợi

Đa phần các sản phẩm Shophouse đều đảm bảo sự thuận tiện, thông minh. Mỗi căn hộ đều được chia làm 2 tầng riêng biệt mang đến các chức năng như:

Thiết kế Shophouse ấn tượng mang vẻ ngoài sang trọng và thông minh

  • Mở cửa hàng: Tầng dưới Shophouse sẽ là tầng dành riêng cho cho khu vực kinh doanh mở cửa hàng. Với lợi thế vị trí hợp lý và thiết kế đẹp giúp phương án kinh doanh được thuận lợi nhất.
  • Cho thuê làm văn phòng: Không chỉ ứng dụng làm khu vực kinh doanh cư dân có thể cho thuê làm văn phòng đại diện công ty, tập đoàn lớn.
  • Khu vực sinh sống: Tầng  trên Shophouse đa phần là tầng dành riêng cho khu vực sinh sống. Nơi đây không khác gì một căn hộ thông thường. Các phòng ốc chức năng đều hoàn thiện đáp ứng nhu cầu sinh sống. Bao gồm phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách,…

Chưa kể các căn shophouse còn được kiến tạo vô cùng ấn tượng. Bao quanh là những tiện ích đẳng cấp và tầm view đẹp mắt. Phong cách bố trí Shophouse hài hòa tạo dấu ấn đặc biệt cho các khách hàng và giới đầu tư khi chứng kiến.

Hệ thống giao thông Shophouse hoàn thiện

Giao thông bao quanh Shophouse cũng là nhân tố được đánh giá rất cao. Khác với các sản phẩm khác Shophouse được xây dựng ở vị trí giao thông huyết mạch trong dự án dễ dàng liên kết các chung cư, shophouse,…. Nơi đây là phân khu nhộn nhịp thuận tiện cho cho cư dân đi lại mang đến cho mọi người dịch vụ tiện ích hoàn mỹ nhất.

Tính thanh khoản Shophouse tốt

Một trong những yếu tố hấp dẫn khác của Shophouse chính là tính thanh khoản cao. Khi đầu tư vào dự án hoàn toàn không phải lo lắng đến vấn đề chôn vốn như các sản phẩm khác.  Những rủi ro liên quan đều được giảm thiểu đáng kể. Nhất là khi Shophouse hiện đang là sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường. Hơn nữa sản phẩm Shophouse đều hướng tới các khách hàng có “dư dã tài chính”.

Tính thanh khoản của Shophouse được nhận định là tốt hơn so với một số sản phẩm khác

Khả năng sinh lời Shophouse cao

Shophouse khi đầu tư mua bán có thể giúp chủ đầu tư hưởng lợi vô cùng cao. Điều này đã được các chuyên gia hàng đầu chứng nhận và xác thực. Tùy vào từng sản phẩm, vị trí mà  số tiền sinh lời sẽ khác nhau. Trong đó các căn cứ khẳng định tiềm năng sinh lời của Shophouse đến từ:

  • Sinh lời từ việc kinh doanh Shophouse
  • Sinh lời từ việc đầu tư cho thuê lại. Nhất là khi tỉ lệ khai thác cho thuê căn hộ Shophouse đang giao động từ 8 đến 12%/năm.
  • Sinh lời từ việc đầu tư lướt sóng. Bởi vì hiện nay nhu cầu sở hữu căn hộ Shophouse tăng cao.
  • ….

Cơ  hội tăng giá trị tài khoản là điều dễ thấy

Cơ hội tăng giá trị tài khoản là điều dễ thấy nhất khi được hỏi về ưu điểm của Shophouse? Bởi lẽ khác với các sản phẩm khác Shophouse trong những dự án Bất động sản đa phần không phát triển nhiều.  Với các dự án bất động sản tầm trung đa phần số lượng Shophouse chỉ chiếm 2% cho tới 3% trên tổng số lượng. Còn riêng những dự án bất động sản lớn như khu đô thị thì mức xây dựng đạt 5%.

Dựa trên sự khan hiếm về sản phẩm phát triển như vậy cho thấy được phần nào sự ưa chuộng của Shophouse. Đây chính là căn cứ khẳng định tiềm năng của sản phẩm trong tương lai khi đầu tư mua bán.

Sở hữu Shophouse sẽ mang đến tiềm năng tăng giá trị cao

Những mặt hạn chế của sản phẩm Shophouse

Bên cạnh những ưu điểm ấn tượng thì Shophouse cũng có những mặt hạn chế của nó. Điều này là không thể phủ nhận được đối với mọi sản phẩm. Tuy nhiên về mặt hạn chế thực tế không có quá nhiều vấn đề. Vậy hạn chế của Shophouse là gì? Đáp án cho bạn chính là:

Vốn đầu tư Shophouse lớn

Chi phí đầu tư chính là hạn chế lớn nhất đối với các sản phẩm Shophouse hiện nay. Sở hữu vị thế đắc địa cùng sự khan hiếm trên thị trường vậy nên Shophouse có giá bán tương đối cao so với các loại hình bất động sản như liền kề, biệt thự. Khi đầu tư đòi hỏi các nhà đầu tư phải chi ra số vốn lớn để sở hữu nó.

Cụ thể theo như thống kê cho thấy Shophouse hiện nay thường cao hơn căn hộ thông thường từ 4 đến 5 lần. Mức giá thấp nhất của Shophouse giao động từ 5 đến 6 tỷ đồng trở lên.

Cần tính toán về mật độ dân cư

Đặc điểm chính của Shophouse thường được xây dựng làm khu vực kinh doanh sầm suất. Vậy nên nếu không tính toán kỹ càng về mật độ dân cư khi xây dựng, mua bán sẽ ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh, phát triển của Shophouse. Do đó Shophouse cần phải xây dựng ở vị trí có dân cư đông đúc, sầm uất. Như vậy mới mang đến lượng khách hàng kinh doanh tốt nhất cho Shophouse.

Shophouse cần tính toán về mật độ dân cư

Không có lợi thế trong quyền sở hữu

So với các sản phẩm căn hộ chung cư thì Shophouse thường bị hạn chế về thời gian sử dụng. Theo quy định đề ra thì Shophouse tối đa sở hữu đúng 50 năm theo sổ hồng.

Vậy ai nên đầu tư sản phẩm Shophouse?

Thông thường những Nhà đầu tư thông thái dày dặn kinh nghiệm hoặc có xu hướng trở thành Nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ thích hợp với Shophouse. Với mong muốn bảo toàn vốn liếng và nhận được mức lãi suất ổn định thì cụ thể những đối tượng sau thích hợp với Shophouse:

  • Người có quan điểm đầu tư từ trung hạn cho gói dài hạn.
  • Những cá nhân muốn bảo toàn số vốn đầu tư của mình.
  • Công ty gia đình hoặc là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Thậm chí là người muốn kinh doanh nghề riêng của mình. Tuy nhiên lại lo sợ vấn đề thay đổi địa điểm, giá cả, đi lại.
  • Người nước ngoài lưu trú ở Việt Nam.
  • …..

Những lưu ý khi đầu tư, mua bán Shophouse

Shophouse là sản phẩm hoàn mỹ. Tuy nhiên việc rót vốn đầu tư mua bán sản phẩm cũng cần phải chú ý một vài vấn đề chính. Điều này sẽ giúp cho việc đầu tư được an toàn hơn, hạn chế những rủi ro liên quan. Vậy những lưu ý khi mua Shophouse là gì? Về cơ bản chỉ cần bạn chú trọng những vấn đề chính sau là được:

Đầu tư, mua bán Shophouse cần lưu ý điều gì?

  • Khi mua bán Shophouse bạn cần biết được mục đích mua của mình làm gì? Đó chỉ là mua để ở, mua để kinh doanh cho thuê lại hay mua đầu tư? Việc tính toán cẩn thận sẽ mang đến hiệu quả cao hơn.
  • Lựa chọn Shophouse không thể không tính đến yếu tố dịch vụ và vận hành dự án đó. Việc này giúp bạn tính toán, so sánh với các dự án Shophouse khác. Từ đó chọn mua được Shophouse sở hữu giá trị lãi suất cao.
  • Hãy cân nhắc vị trí Shophouse khi chọn mua và đầu tư. Thông thường các căn góc của tòa nhà với mặt đường lớn thuận tiện đỗ xe gần dân cư và tiện ích là các căn đẹp nhất.
  • Ngoài ra bạn cũng cần tìm hiểu về quyền sở hữu Shophouse. Bởi quyền sở hữu ảnh tới quyền lợi người mua rất nhiều. Và hiện nay mô hình Shophouse có 2 loại hình quyền sở hữu đó là;

o   Sở hữu sổ đỏ lâu dài. Áp dụng cho các căn Shophouse tại các dãy nhà phố gần biệt thự liền kề 4 – 5 tầng.

o   Shophouse có sổ đỏ 50 năm. Áp dụng cho Shophouse tầng 1 và tầng 2 khối đế chung cư.

Lời kết

Tổng hợp các thông tin liên quan về Shophouse đã được giải đáp như trên. Mong rằng qua đó bạn sẽ bỏ túi được cho mình những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích. Nhất là khi bạn có nhu cầu mua bán đầu tư loại hình kinh doanh BĐS hấp dẫn ấy.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *