Vùng kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách sử dụng hiệu quả trong giao dịch
Khái niệm vùng kháng cự và hỗ trợ hẳn không còn xa lạ với dân phân tích kỹ thuật. Đối với giao dịch CK, Crypto, Forex, nếu phân tích sai vùng kháng cự và hỗ trợ sẽ dẫn đến quyết định đặt lệnh mua bán không đúng thời điểm. Trong bài viết dưới đây, Dũng sẽ chia sẻ cách xác định và sử dụng 2 vùng giá này.
Xem thêm
- GAP ( khoảng trống giá ) là gì? Cách giao dịch GAP trong CK & FX
- Đường xu hướng (Trendline) là gì? Cách sử dụng Trendline hiệu quả
- Mô hình vai đầu vai là gì ? Cách vận dụng giao dịch trong Crypto, CK, FX
Vùng kháng cự và hỗ trợ là gì ?
Vùng kháng cự và hỗ trợ có thể hiểu là 2 vùng giá cả được thống kê từ những số liệu trong quá khứ. Tại đó, giá cả sẽ biến động theo hướng đảo chiều hoặc dịch chuyển theo hướng chậm sau đó lại tiếp tục xu hướng. Trong tương lai xu hướng đó rất có thể lại diễn ra theo chiều hướng tương tự.
Hình minh họa vùng kháng cự và hỗ trợ
- Ngưỡng kháng cự: Vùng giá thể hiện mong muốn giá tiếp tục giảm hơn nữa của nhà đầu tư. Theo đó tại vùng kháng cự, lực mua sẽ yếu thế hơn so với lực bán. Đồng thời giới đầu tư có xu hướng bán ra khi giá bắt đầu chạm vào vùng kháng cự.
- Ngưỡng hỗ trợ: Đây là khu vực giá thể hiện mong muốn giá sẽ tiếp tục tăng lên của giới đầu tư. Tại vùng giá này, lực bán yếu thế hơn so với lực mua. Giới đầu tư có xu hướng tận dụng thời điểm giá hỗ trợ để mua vào.
Với hình minh họa trên, trong trường hợp giá tăng và được điều chỉnh giảm, giá sẽ đạt đỉnh cao nhất trước thời điểm giá tiếp tục xu hướng. Người ta còn gọi đó là vùng giá kháng cự.
Ngược lại khi giá vẫn tăng sau khi đã điều chỉnh, giá chạm đáy thấp nhất khi trước thời điểm giá điều chỉnh tăng. Đây chính là vùng giá hỗ trợ.
Nếu thị trường vẫn tiếp diễn đà tăng, vùng giá kháng cự và hỗ trợ lại tiếp tục được tạo ra khi thị trường biến động theo thời gian.
Làm thế nào để xác vùng kháng cự và hỗ trợ?
Để xác định vùng kháng cự và hỗ trợ, nhà đầu tư thường sử dụng 2 phương pháp chính. Đó là sử dụng biểu đồ kháng cự và phương pháp hỗ trợ kháng cự là vùng giá.
Sử dụng biểu đồ đường để xác định vùng hỗ trợ kháng cự
Dạng biểu đồ đường cho phép nối những điểm chốt phiên lại. Bởi chỉ có duy nhất 1 đường nên người chơi rất dễ để quan sát các giai đoạn mà thị trường xảy ra biến động.
Sử dụng biểu đồ đường để xác định vùng hỗ trợ kháng cự
Phương pháp vẽ vùng hỗ trợ và kháng cự dựa vào các điểm trên biểu đồ cũng không quá phức tạp. Với một trader sành sỏi, vùng kháng cự và hỗ trợ sẽ được xác định tương đối dễ dàng. Vì chỉ nhìn vào biểu đồ, họ đã có thể biết rõ đâu là vùng kháng cự và đâu là vùng hỗ trợ.
Tuy nhiên nếu là dân trader mới gia nhập thị trường, Kim Dũng khuyên bạn nên tự vẽ vùng kháng cự hỗ trợ dựa vào hệ thống điểm trên biểu đồ. Sau đó luyện tập tự đọc biểu đồ mà không cần phải tự tay nối các điểm lại với nhau nữa.
Kháng cự và hỗ trợ là vùng giá
Bạn cần hiểu rằng kháng cự và hỗ trợ chính xác là vùng giá, chúng không phải mức giá cụ thể. Không ít trader mới vào nghề thường quyết định đặt lệnh giao dịch không hiệu quả chính là bởi xác định không đúng vùng giao dịch và kháng cự.
Muốn xác định 2 vùng giá này theo cách đơn giản nhất, người chơi nên chọn chính vùng giá của bóng nến là vùng giá của miền hỗ trợ kháng cự. Trường hợp vùng đỉnh của đáy xuất hiện nhiều nến, người chơi nên chọn khoảng giá cao nhất hoặc thấp nhất với giá chốt phiên hoặc giá mở cửa thời điểm gần nhất.
Trong đó, tại vị trí đỉnh thì vùng giá kháng cự chính là khoảng cách giữa giá cao nhất với giá chốt phiên hoặc mở cửa. Còn tại vị trí đáy thì vùng giá hỗ trợ lại là khoảng chục giữa giá thấp nhất với giá chốt phiên hoặc mở cửa.
Hướng dẫn xác định vùng giá kháng cự và hỗ trợ tiềm năng
Nếu là người mới tham gia thị trường, bạn sẽ đôi lúc gặp khó khăn trong khâu xác định vùng kháng cự và hỗ trợ tiềm năng. Trong thực tế thường có 2 vùng kháng cự và hỗ trợ mà trader nên tập trung phân tích.
Kháng cự và hỗ trợ quanh vùng giá hiện tại
Khi có quá nhiều vùng hỗ trợ kháng cự, lời khuyên cho người chơi lúc này là hãy tập trung vào vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đang xoay quanh vùng giá hiện đại. Vì đơn giản đây là vùng giá được tiếp cận nhanh nhanh.
Kháng cự và hỗ trợ quanh vùng giá hiện tại
Dựa vào hình minh họa, bạn có thể thấy rằng đường ngang màu đỏ thể hiện cho ngưỡng kháng cáo và hỗ trợ. Nói chung chúng không quá quan trọng, thậm chí đôi khi còn gây rối mắt khi phân tích.
Kháng cự và hỗ trợ đúng với khung thời gian
Khi phân tích vùng kháng cự và hỗ trợ không đúng với khung thời gian dễ dẫn đến quyết định đặt lệnh giao dịch không hiệu quả. Vậy nên, người chơi nên xác định vùng kháng cự hỗ trợ bám sát với khung thời gian thì mới có thế giảm thiểu rủi ro khi giao dịch.
Lưu ý cần biết khi xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
Trong quá trình phân tích vùng kháng cự và hỗ trợ, người chơi cần lưu ý đến 3 nguyên tắc cơ bản.
Hỗ trợ kháng cự phụ thuộc vào giá thường xuyên phản ứng tại thời điểm đó
Khi giá test nhiều lần tại một vùng kháng cự nhưng giá vẫn không thể phá vỡ, chứng tỏ vùng kháng cự này cực mạnh. Tuy nhiên, điều đó cũng không hoàn toàn có nghĩa vùng giá đó không thể nào bị phá nhưng ngược lại vùng giá này lại đóng vai trò hỗ trợ.
Hỗ trợ kháng cự phụ thuộc vào giá thường xuyên phản ứng tại thời điểm đó
Nếu một vùng kháng cự mạnh bị phá vỡ có nghĩa sức mạnh có thể phá vỡ luôn tỷ lệ thuận với độ kháng cự. Tức là vùng kháng cự càng mạnh thì sức mạnh phá vỡ lại càng mạnh bấy nhiêu. Trường hợp ngược lại thì vùng giá lại là vùng hỗ trợ.
Vùng hỗ trợ có thể thành vùng kháng cự bị phá vỡ hoặc ngược lại
Trong trường hợp giá phá vỡ hỗ trợ, lập tức vùng hỗ trợ lại trở thành vùng kháng cự. Điều đó sẽ xảy trong tương lai khi vùng giá quay lại. Tương tự vùng kháng cự cũng có thể trở thành vùng hỗ trợ.
Vùng kháng cự biến đổi thành vùng hỗ trợ khi xảy ra là điều rất cơ bản và thường gặp. Nếu biết tận dụng đây có thể trở thành lợi thế trong giao dịch.
Thời điểm hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ
Có lẽ không ít lần người chơi thấy một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ. Tuy nhiên ngày sau đó, bạn lại nhận ra rằng đó chỉ là tín hiệu cho thấy thị trường đang kiểm tra vùng giá.
Chẳng hạn với trường hợp cặp EURUSD dưới đây:
Thời điểm hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ
Nếu theo dõi kỹ diễn biến giá cả của cặp EURUSD trên khung D1, người chơi đã nhận thấy một ngưỡng kháng cự tương đối mạnh và dễ dàng đi tới quyết định đặt một lệnh mua. Khi gần đến thời điểm chốt phiên, áp lực bán thắng thế đẩy giá xuống thấp.
Như vậy, vùng kháng cự và hỗ trợ được xác định là đã phá vỡ khi giá chốt phiên vượt qua chính ngưỡng hỗ trợ kháng cự.
Khi tiến hành giao dịch trên khung D1, người chơi đợi đến khi D1 đóng lại trên chính ngưỡng kháng cự đó. Trong trường hợp giao dịch trên khung H4, người chơi cần phải chờ cho đến lúc H4 đóng lại trên chính ngưỡng kháng cự của H4.
Cách giao dịch với vùng kháng cự và hỗ trợ hiệu quả
Có nhiều cách để giao dịch với vùng kháng cự và hỗ trợ hiệu quả. Sau đây, Kim Dũng xin hướng dẫn mọi người một số phương pháp đơn giản dễ dàng áp dụng.
Cách giao dịch với vùng kháng cự và hỗ trợ hiệu quả
Tiến hành đặt lệnh ngay tại vùng hỗ trợ kháng cự
Nếu giao dịch trên khung D1, người chơi cần vùng hỗ trợ kháng cự sau đó lên chiến lược đặt lệnh mua bán phù hợp khi giá chạm vùng kháng cự. Trong đó:
- Lệnh giao dịch đầu tiên, mua tại vùng hỗ trợ luôn là lựa chọn khôn ngoan
- Lệnh giao dịch thứ 2, bán tại vùng kháng cự
- Lệnh giao dịch thứ 3, tiếp tục bán tại vùng hỗ trợ tuy nhiên đây lại là một lên khiến người chơi thua lỗ
Chắc hẳn nhiều người chơi cũng tự đặt câu hỏi rằng vì sao ở lần giao dịch thứ 3 vẫn với lệnh mua giống lần đầu nhưng sao lại thua lỗ. Lý do là bởi người chơi đặt lệnh tại vùng kháng cự nhưng lại không tham khảo vùng hỗ trợ từ những công cụ khác. Vì thế lệnh mua tại vùng hỗ trợ giống như kỳ vì của nhà đầu tư giá sẽ tăng cao hơn.
Mặt khác, việc đặt lệnh mua quá sớm còn dễ khiến người chơi gặp phải hiện tượng quét stop loss. Khi đó, hỗ trợ và kháng cự vẫn diễn biến tích cực nhưng bóng nến lại bị quét mạnh sau đó mới đảo chiều.
Chờ đợi tín hiệu đảo chiều tại vùng hỗ trợ kháng cự
Tín hiệu đảo chiều cũng có rất nhiều kiểu theo cách đánh giá phân tích của người chơi. Thế nhưng theo các trader chuyên nghiệp thì họ thường dựa vào mô hình nến đảo chiều để xác định biến động thị trường.
Tín hiệu nến đảo chiều tại vùng kháng cự luôn có độ tin cậy cao nhất. Mặt khác, phần tín hiệu này xuất hiện tương đối sớm giúp nhà đầu tư nắm bắt tốt hơn cơ hội giao dịch. Ngoài ra trên mỗi mô hình nến còn cho biết vị trí của stop loss rất rõ nét.
Đặt lệnh giao dịch ngay khi vùng hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ
Với phương pháp này, người chơi cần đặt lệnh giao dịch khi nhận thấy tín hiệu vùng hỗ trợ và kháng cự có dấu hiệu bị phá vỡ. Có nghĩa bạn cần đặt lên bán/ngừng bán khi ngưỡng hỗ trợ đã bị phá vỡ và đặt lệnh mua/ngừng mua khi thấy ngưỡng kháng cự đã bị phá.
Phương pháp giao dịch đặt lệnh ngay khi vùng hỗ trợ và kháng cự bị phá thường được trader mới tham gia thị trường ưa thích sử dụng. Bởi tâm lý của phần lớn nhà đầu tư là không muốn để lỡ cơ hội.
Chờ đợi đến khi giá quay lại vùng kháng cự hỗ trợ
Như mọi người đã biết vùng kháng cự bị phá vỡ sau đó sẽ biến đổi thành vùng hỗ trợ. Trong trường hợp ngược lại, vùng hỗ trợ cũng có thể trở thành vùng kháng cự khi bị phá.
Vậy nên, người chơi nên chờ đến khi giá quay lại vùng hỗ trợ và kháng cự vừa mới bị phá. Cách giao dịch này đơn giản hơn so với 3 cách kể trên.
Kết luận
Vùng hỗ trợ và kháng cự là một vùng giá cho biết diễn biến giá cả trong quá khứ chứ không phù hợp một mức giá cụ thể. Để thực hiện giao dịch hiệu quả, các trader cần nắm rõ cách phân tích xác định 2 vùng giá này. Mong rằng bài viết của Kim Dũng đã cung cấp cho bạn những kinh nghiệm và kiến thức hữu ích nhất!