Công Nghệ

Binance Chain là gì? Tổng hợp kiến thức về Binance Chain

Binance đang cho thấy tham vọng không hề nhỏ khi liên tiếp thâu tóm nhiều tên tuổi lớn trong ngành. Bên cạnh sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất toàn cầu, Binance còn cho ra đời mạng Blockchain Binance Chain của riêng mình. Nhằm cạnh tranh trực tiếp với Ethereum và nhiều hệ sinh thái Blockchain khác. Vậy chính xác thì Binance Chain là gì? Giải đáp sẽ có ngay trong phần tổng hợp dưới đây của Blog Lê Kim Dũng.

Tìm hiểu Binance Chain là gì? 

Binance Chain là gìBinance Chain (BC) là một mạng Blockchain được xây dựng và phát triển bởi “ông lớn Binance”. Cơ chế hoạt động của gần tương tự như mạng Ethereum. Theo đó, Binance Chain sẽ tập trung vào các tiện ích giao dịch. Nền tảng này có sự cải thiện rõ rệt về tốc độ xử lý giao dịch, giao diện người dùng. Đặc biệt phải kể đến tính thanh khoản cực cao.

Binance Chain (BC) là một mạng Blockchain được xây dựng và phát triển bởi “ông lớn Binance”

Kể từ thời điểm bản mainet của Binance Chain chính thức trình làng, mã thông báo BNB do chính Binance phát hành không còn hoạt động trên Ethereum nữa. Mà thay vào đó, BNB sẽ chuyển sang khởi chạy trên Blockchain Binance Chain.

Điều đó có nghĩa BNB đã chính thức trở thành đồng tiền cơ sở của Binance Chain. Kéo theo đó nhu cầu sử dụng đồng coin này cũng tăng lên khi dùng Binance DEX. Hiện nay, BNB thường xuyên nằm trong top 3 đồng tiền điện tử có mức vốn hóa cao nhất thị trường.

Binance Chain cho thấy tham vọng lớn của Binance, đại diện của nền tảng này từng đưa ra phát biểu “Binance Chain được thiết kế như một mạng Blockchain công khai, tập trung vào việc hỗ trợ người dùng trao đổi, giao dịch các loại hình tài sản kỹ thuật số. Đồng thời, nền tảng sẽ đi sâu vào việc nâng cao hiệu suất, đơn giản hóa quá trình sử dụng, tạo môi trường thanh khoản cao. Đội ngũ phát triển của Binance cho biết rằng để tạo ra một nền tảng Blockchain vận hành trơn tru là điều không hề dễ. Tuy nhiên, chúng tôi tin có thể thay đổi lịch sử thị trường tài chính DeFi toàn cầu. Binance Chain sẽ liên tục hoàn thiện để tạo ra một phiên bản tốt nhất.”

Khách hàng sẽ được hỗ trợ gì với Binance Chain? 

Phiên bản testnet cho mô hình sàn giao dịch Binance DEX đã sớm ra mắt đến cộng đồng người dùng. Như vậy, vai trò quan trọng nhất của nền tảng Binance Chain là giữ nhiệm vụ như Blockchain cơ sở cho sàn giao dịch hoạt động theo hướng phi tập trung Binance DEX. Nhờ vào nền tảng hỗ trợ vững chắc, sàn giao dịch phi tập trung này có thể tập trung cung cấp đến khách hàng những dịch vụ, tiện ích thiết thực nhất. Toàn bộ hệ thống của Binance theo hướng tinh giản giúp tối ưu hóa tốc độ xử lý.

Cả Binance Chain và Binance DEX đều hướng đến mục tiêu xây dựng một môi trường giao dịch cho phép phát hành, trao đổi các loại tiền điện tử. Đối với từng nhóm khách hàng, Binance Chain đã xây dựng dịch vụ hỗ trợ riêng.

Nhóm dịch vụ cơ bản 

Binance Chain hỗ trợ khách hàng gửi và nhận mã thông báo BNB 

Nhóm dịch vụ tiện ích này hỗ trợ tất cả đối tượng khách hàng, kể cả khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và các nhà phát triển.

  • Hỗ trợ gửi và nhận mã thông báo BNB
  • Cho phép phát hành mã thông báo mới để thực hiện số hóa tài sản, Binance Chain đóng vai trò như mạng trung gian hỗ trợ trao đổi, luân chuyển tài sản.
  • Gửi, nhận và hủy giao dịch với nhiều loại mã thông báo.
  • Tổng hợp các đề xuất quản trị trên chuỗi khối cho hợp đồng thông minh Binance Smart Chain.

Nhóm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp 

Binance Chain cũng đặc biệt chú trọng đến nhóm khách hàng doanh nghiệp

Ngoài khách hàng cá nhân, Binance Chain cũng đặc biệt chú trọng đến nhóm khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh những dịch vụ cơ bản kể trên, nền tảng này còn hỗ trợ nhiều tiện ích nâng cao khác. Chẳng hạn như:

  • Cho phép đề xuất tạo các cặp giao dịch giữa 2 loại mã thông báo hoàn toàn khác nhau.
  • Gửi lệnh mua bán thông qua những cặp giao dịch đã khởi tạo trên chuỗi khối.
  • Hỗ trợ theo dõi diễn biến thị trường DEX xác định thông tin giá cả, hoạt động thị trường liên quan đến một loại hình tài sản nhất định.

Nhóm dịch vụ cho nhà phát triển 

Tại Binance Chain mỗi nhà phát triển đều được trao cơ hội sáng ra các ứng dụng hữu ích

Hướng đến mục tiêu trở thành hệ sinh thái đa dạng như Ethereum, Binance Chain đang hết sức chú trọng đến các nhà phát triển. Tại đây, mỗi nhà phát triển đều được trao cơ hội sáng ra các ứng dụng hữu ích.

  • Truy xuất lịch sử giao dịch và chuỗi khối thông qua tiện ích Binance Chain Explorer, giao diện API và mạng lưới các nút RPC.
  • Hỗ trợ chạy đầy đủ một nút mạng, phát trực tiếp, cập nhật thông tin giao dịch, hoạt động đồng thuận trong hệ thống.
  • Hỗ trợ trích xuất dữ liệu của Binance Chain thông qua các nút hoặc API.
  • Cho phép phát triển các ứng dụng, công cụ cung cấp đến người dùng của Binance Chain và Binance DEX.

Binance Chain có đáp ứng tốt khả năng mở rộng tương tự mạng Blockchain của Ethereum. Có điều Binance lại thiên về tối ưu ứng dụng hỗ trợ giao dịch. Trong tương lai, Binance Chain hứa hẹn hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với các nền tảng lớn hiện nay như Ethereum.

Tiêu chuẩn token Binance BEP – 2 là gì? 

BEP – 2 được hiểu là tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho những mã thông báo phát hành trên nền tảng Binance Chain. Tiêu chuẩn này nhằm xác định một quy chuẩn chung cho những mã thông báo gửi chạy vào hoạt động trong hệ sinh thái Blockchain của Binance. Nó tương đương với tiêu chuẩn ERC – 20 trên mạng Ethereum.

BEP – 2 là tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho những mã thông báo phát hành trên nền tảng Binance Chain

Bạn cần biết rằng BEP – 2 không giống như một phần mềm, bản chất nó là dạng tập hợp nhiều thông số kỹ thuật. Các thông số kỹ thuật đặt ra nhằm đảm bảo tất cả mã thông báo hoạt động trong hệ thống Binance Chain có khả năng tương tác thuận lợi với nhau.

Mã hóa thiết kế theo tiêu chuẩn BEP – 2 thường chia thành 2 nhóm cơ bản. Bao gồm tài sản kỹ thuật số và những loại hàng hóa có thể giao dịch. Tất cả các nhóm tài sản và hàng hóa này đều hoạt động, tương tác linh hoạt với nhau trong Binance Chain.

Tiêu chuẩn BEP – 2 còn quyết định đến một số tính năng cơ bản của một mã thông báo khởi chạy trên Binance Chain. Mã thông báo khác vẫn có cách thức triển khai khác nhau trong từng trường hợp sử dụng. Việc áp dụng theo một tiêu chuẩn chung rất có lợi cho bên phát triển trong quá trình phát hành mã thông báo.

BNB đóng vai như tài sản gốc trong mạng Binance Chain có chức năng thanh toán phí giao dịch gần giống như phì Gas trên Ethereum. Như vậy, khi cần giao dịch mã thông báo BEP – 2 với nhau, bạn luôn cần sở hữu một lượng BNB nhất định.

Các mã thông báo BEP – 2 hiện đang được giao dịch trên sàn Binance DEX hoặc sàn giao dịch phi tập trung hoạt động trên Binance Chain.

Mã thông báo BEP – 2 có thể được lưu trữ trong nhiều loại ví. Chẳng hạn như ví mềm Trust Wallet thuận tiện để lưu trữ giữa các sàn. Bên cạnh đó là một số loại ví cứng quen thuộc như Ledger Nano X, Ledger Nano S, Coolwallet S hay Trezor Model T.

Hướng dẫn kiểm tra giao dịch trên Binance Chai 

Trên Binance Chain, người dùng có thể thực hiện kiểm tra thông tin về số khối tạo thành, giao dịch đã thực hiện, số tiền còn lại trong ví. Hoặc thông tin về giá cả, số lượng phát hành của BNB coin. Để kiểm tra những thông tin trên, bạn trước tiên cần truy cập vào website của Binance Chain Explorer theo đường link: https://explorer.binance.org/.

Nếu cần kiểm tra một block bất kỳ, lịch sử giao dịch, đặt lệnh, loại hình tài sản hoặc địa chỉ ví nào đó, bạn chỉ việc nhập thông tin vào thanh tìm kiếm. Chẳng hạn như nhập TXID hoặc bất kỳ mã giao dịch nào với loại hình tài sản xây dựng theo tiêu chuẩn BEP – 2.

Truy vấn thông trên thanh công cụ tìm kiếm 

Còn nếu cần xem chi tiết hơn về một giao dịch nào đó, bạn hãy click chuột vào phần mã TXID. Sau đó, bạn sẽ được chuyển đến một giao diện tổng quan với các thông số chi tiết.

Thông tin chi tiết giao dịch khi bạn click vào mã TXID 

Ngoài ra, Binance Chain còn hỗ trợ người dùng theo dõi tất cả những tài sản đã phát hành trên nền tảng này. Bạn hãy tìm đến phần Asset Explorer để theo dõi cụ thể từng tài sản.

Theo dõi thông tin tài sản đã phát hành trên Binance Chai 

Tại khu vực này, bạn sẽ tìm thấy nhiều thống kê cực kỳ hữu ích. Chẳng hạn như tên tài sản, tổng vốn hóa, giá cả theo thời gian thực, nguồn cung tối đa.

Các thông tin cơ bản khác về Binance Chain 

Ngoài thông tin về dịch vụ tiện ích dành cho từng nhóm khách hàng, khi tìm hiểu Binance Chain, bạn nên tham khảo các loại ví hỗ trợ, node và phí giao dịch.

Cho đến thời điểm hiện tại mạng Blockchain của Binance Chain vẫn chỉ có tất cả 11 node

Các loại ví được hỗ trợ 

Nền tảng Binance Chain hỗ trợ khách hàng tương đối nhiều ứng dụng ví khi cần lưu trữ mã thông báo. Như đã đề cập ở phần trên, mọi mã thông báo khởi chạy trên Binance Chain đều thiết kế theo tiêu chuẩn BEP – 2. Chúng sẽ tương thích với một số loại như ví mềm độc lập Trust Wallet. Trong thời gian tới, nền tảng này còn sắp cho ra mắt ứng dụng ví hoạt động trên nền tảng web mang tên Web Wallet

Node và phí giao dịch 

Cho đến thời điểm hiện tại mạng Blockchain của Binance Chain vẫn chỉ có tất cả 11 node. Số node này có vẻ hơi ít nhưng điều này là cần thiết để giúp cho hiệu suất hoạt động của toàn mạng luôn ổn định. Đây cũng là mục tiêu ban đầu mà Binance Chain đặt ra. Phí Gas và phí giao dịch phần lớn đều chuyển về cho các node.

Tương lai phát triển của Binance Chain

Nếu đã tham gia vào thế giới tiền điện tử, bạn hẳn không thể không biết đến Binance. Sàn giao dịch này hiện đứng đầu về khối lượng giao dịch, luôn có sức ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thị trường. Bên cạnh sàn Crypto hàng đầu, Binance đã và đang liên tục mở rộng lãnh địa hoạt động. Nếu như trước đây, mã thông báo gốc BNB vẫn còn dựa vào mạng Ethereum thì nay nó đã chuyển hoàn toàn sang Binance Chain.

Mã thông báo BNB chạy trên Binance Chain thường xuyên có mặt trong top 3 đồng tiền điện tử có mức vốn hóa cao nhất

Không dừng lại ở đó, Binance còn xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi hấp dẫn để thu hút thêm nhiều dự án tham gia vào hệ sinh thái Binance Smart Chain. Ngay sau khi bản mainet chính thức của nền tảng này được tung ra, Mithril và Red Pulse là 2 dự án đầu tiên tham gia hoạt động trên Binance Chain.

Định hướng lâu dài của Binance là trở thành một hệ sinh thái tiền điện tử ngang hàng với Ethereum. Tham vọng này hoàn toàn không xa vời với nền móng hậu thuẫn vững chắc đứng sau Binance.

Hiện giờ, mã thông báo BNB chạy trên Binance Chain thường xuyên có mặt trong top 3 đồng tiền điện tử có mức vốn hóa cao nhất. Đặc biệt trong năm 2020, Binance đã chính thức mua lại nền tảng thống kê, xếp hạng uy tín nhất toàn cầu CoinMarketCap. Nhắc đến đây, hẳn bạn có thể phần nào thấy rằng sức ảnh hưởng của Binance trong lĩnh vực tài chính phi tập trung DeFi, tiền điện tử toàn cầu là lớn cỡ nào.

Dù trong tương lai gần, Binance Chain vẫn chưa thể đủ sức để vượt mặt Ethereum. Thế nhưng, chắc chắn Ethereum cũng sẽ phần nào phải dè chừng với đối thủ đầy tham vọng và tiềm lực đến từ ông lớn Binance.

Quy trình niêm yết token trên Binance Chain

Quy trình niêm yết token lên Binance Chain khá đơn giản

Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể tiến hành phát hành token trên Binance Chain, miễn sao họ trả một khoản phí 500 BNB. Ngoài ra, nếu muốn niêm yết token trên sàn Binance DEX, bạn phải trả thêm số tiền tương đương 1000 BNB. Nói chung, từ khi phát hành đến khi niêm yết, bạn phải chi trả tổng cộng 1500 BNB.

Quy trình niêm yết token lên Binance Chain khá đơn giản. Nếu có ý định xây dựng một dự án tiền điện tử, bạn có thể lựa chọn nền tảng Blockchain của Binance. Nếu muốn list token trên sàn Binance, bạn hãy thực hiện theo quy trình 3 bước dưới đây.

  • Bước 1: Yêu cầu phát hành token 
  • Bước 2: Tiến hành gửi yêu cầu 
  • Bước 3: Gửi danh sách Transaction

Trong bước gửi yêu cầu, bạn cần chờ trong một thời gian nhất định để hệ thống xét duyệt. Khi đã đáp ứng đủ điều kiện, bạn hoàn toàn có thể được chấp nhận niêm yết token. Nếu không thu thập đủ lượng vote, hệ thống sẽ hoàn tiền lại cho bạn.

Binance Smart Chain và Binance Chain có liên hệ gì với nhau?

Binance Smart Chain (BSC) được thiết kế như một Blockchain hoạt động song song với Binance Chain. Tuy nhiên khác với Binance Chain, BSC lại được tích hợp thêm chức năng hợp đồng thông minh Smart Contract, tương thích với hệ máy ảo của EVM của Ethereum. Sự ra đời của BSC nhằm tận dụng thông lượng cao của mạng Binance Chain kết hợp với tiện ích hợp đồng thông minh.

Binance Smart Chain (BSC) được thiết kế như một Blockchain hoạt động song song với Binance Chain

Binance Smart Chain vốn thiết kế tương thích với máy ảo Ethereum (EVM). Như vậy, nó vừa tương tác tốt với hệ sinh thái của Ethereum và những ứng dụng dApp khác. Về mặt lý thuyết, cơ cấu thiết kế trên giúp các nhà phát triển dễ dàng chuyển đổi dự án của họ sang mạng Ethereum và ngược lại.

Còn đối với đối tượng người dùng cá nhân thì chỉ cần sở hữu một tài khoản ví MetaMask là đã có thể kết nối với Binance Smart Chain. 

Dưới đây là các chức năng được Binance Smart Chain hỗ trợ người dùng:

  • Gửi, nhận BNB và những mã thông báo khác thiết kế theo tiêu chuẩn BEP – 2 trên những chuỗi chéo khác.
  • Truy vấn lịch sự giao dịch, các khối trên chuỗi nhờ vào giao diện bscscan, các nút RPC và API
  • Phát hành mã thông báo riêng nhằm số hóa tài sản.
  • Dịch chuyển những ứng dụng dApp hiện đang hoạt động.
  • Hỗ trợ một nút đầy đủ có chức năng nghe, phát trực tiếp, cập nhật thông tin giao, hoạt động đồng thuận diễn ra trong hệ thống.
  • Hỗ trợ người dùng trở thành nhà xác nhận Binance Smart Chain. 
  • Phát triển ví lưu trữ và các ứng dụng dApp.

Tổng hợp ưu điểm của nền tảng Binance Chain 

Binance Chain sở hữu thông lượng cao, tốc độ xử lý giao dịch cực kỳ nhanh

Để có thể cạnh tranh với Ethereum, TRON hay một số mạng Blockchain khác, Binance đã hết sức chăm chút, đầu tư cho đứa “con cưng” Binance Chain.

  • Được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia hùng hậu, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tài chính phi tập trung DeFi.
  • Người dùng sẽ toàn quyền kiểm soát Private Key nếu đã thực hiện kết nối ví với Binance Chain.
  • Sở hữu giao thông tương đối dễ sử dụng, người dùng không hề gặp khó khăn gì khi thao tác.
  • Thông lượng cao, tốc độ xử lý giao dịch cực kỳ nhanh.
  • Hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu mở rộng hệ thống.
  • Phí giao dịch hấp dẫn, thấp hơn so với phí Gas trên Blockchain của Ethereum.
  • Người dùng có cơ hội tiếp cận với hệ sinh thái phong phú của Binance.
  • Mã thông báo gốc BNB ngày càng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường tiền điện tử toàn cầu.

Tổng kết 

Trong vài năm trở lại đây, Binance đang rất tích cực mở rộng tầm ảnh hưởng trên thị trường Cryptocurrency, tài chính phi tập trung toàn cầu. Bên cạnh sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu, Binance còn phát triển thêm cả Blockchain Binance Chain. Trong tương lai, nền tảng này có thể cạnh tranh với Ethereum, TRON. 

Binance Chain sở hữu thông lượng cao, tốc độ xử lý giao dịch nhanh, hỗ trợ tiện ích dịch vụ phong phú cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Khi kết hợp với Binance Smart Chain, hệ sinh thái của Binance sẽ thực sự trở nên đáng gờm. Hy vọng sau khi tham khảo phần tổng hợp của Dũng, bạn sẽ hiểu chính xác nền tảng Binance Chain. 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *