Nghề Nghiệp

Điêu khắc là gì? Những tố chất của 1 nhà điêu khắc tài hoa

Mặc dù là một loại hình nghệ thuật không mới nhưng điêu khắc luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Bởi nó không chỉ mang giá trị về mặt vật chất mà còn là tinh thần. Vậy điêu khắc là gì? Lịch sử ra đời, quá trình phát triển của nghề điêu khắc như thế nào? Những người làm điêu khắc cần phải có tố chất gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Xem thêm

Điêu khắc là gì?

Điêu khắc là gì?

Hiểu một cách đơn giản điêu khắc là nghệ thuật tạo hình. Nó có thể là hình khối nổi, chìm, đặc hoặc rỗng trong không gian 3 chiều bao gồm ngang, dọc, sâu. Ngày nay, điêu khắc đương đại đã phát triển thêm chiều thứ 4 là thời gian.

Để tạo nên một tác phẩm điêu khắc người nghệ nhân có thể sử dụng nhiều hình thức khác như: Đục, đẽo, tạc, nặn, hàn, gắn… Về màu sắc, điêu khắc có thể là màu tự nhiên của chất liệu như: Đất nung, gỗ, đá… hoặc phủ sơn đơn sắc hoặc trộn nhiều màu. 

Mặc dù trước đây nghệ thuật điêu khắc được ít người ưa chuộng nhưng mà giá trị nó mang lại thì vô cùng to lớn. Bên cạnh đó nó còn mang ý nghĩa tích cực trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường. Chính vì thế, ngày nay những tác phẩm điêu khắc thường được trưng bày tại các triển lãm lớn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.

Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của nghề điêu khắc

Lịch sử ra đời của nghề điêu khắc

Những tác phẩm điêu khắc đầu tiên xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Từ thời sơ khai nguyên thủy người ta đã biết mài đá, gọt sừng hươu, ngà voi, nặn đất… để tạo ra những tác phẩm điêu khắc không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn được xem như biểu tượng của đất nước như:

  • Tượng nữ thần tự do của Mỹ.
  • Tượng chúa Jesus tại Brazil.
  • Tượng sư tử ở Singapore…

Ở Việt Nam theo người xưa truyền lại thì ông Huỳnh Bá Quát là ông tổ của nghề điêu khắc của người Việt. Ông đã chế tác ra nhiều dụng cụ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình sau khi vào Thành Hóa định cư như: Cối xay gạo, cối giã tiêu, hòn đá chì… Và sau đó ông truyền nghề lại cho con cháu.

Các tác phẩm điêu khắc của Việt Nam ở thời sơ khai chủ yếu được tạo nên để phục vụ đời sống sinh hoạt hoặc trưng bày trong nhà như: Thuyền, chày, cối, bia mộ, rồng phượng… Ngày nay, ngoài phục vụ đời sống các tác phẩm điêu khắc còn mang giá trị tinh thần và nhiều mặt khác nhau.

Nghề điêu khắc ở Việt Nam trải qua các thời kỳ như: Trần, Lý, Đinh… mỗi thời kỳ lại mang một dấu ấn riêng. Các tác phẩm được tạo hình trên nhiều chất liệu khác nhau như: Gỗ, đá, gạch,… Và chúng được chạm khắc trên các công trình như: Cung điện, lăng tẩm, chùa, đình làng…

Hiện nay nghề điêu khắc ở Việt Nam đang rất phát triển tuy nhiên lịch sử ra đời của nghề này không có nhiều người biết đến. Để thấy được sự phát triển của nghề điêu khắc chúng ta có thể kể đến một số giai đoạn như sau:

Từ thời cổ đại đến trung cổ

Ở giai đoạn này người ta tìm thấy những hình ảnh thô sơ thể hiện cuộc sống của người nguyên thủy tại các hang đá. Đây được xem là những tác phẩm đầu tiên của nghề điêu khắc. Mặc dù lúc này đã hình thành điêu khắc nhưng nó vẫn chưa được đặt với một cái tên rõ ràng. Bởi mục đích tạo ra những hình ảnh trên chỉ nhằm thỏa mãn một sở thích hoặc mục đích đơn giản nào đó.

Ở thời kỳ này rất nhiều di tích cổ được các nhà khảo cổ tìm thấy từ lòng đất. Bên cạnh đó là những kiến trúc nhà, lâu đài của vua chúa, rồng, phượng tạc trên ngai vàng của vua hay đầu những con sư tử trước cửa nhà.

Thời phục hưng

Các tác phẩm điêu khắc thời kỳ này đã mang đậm chất Việt hơn đó là các bức tượng mô tả những vị anh hùng dân tộc. Điển hình cho tác phẩm điêu khắc đậm chất Việt ở thời kỳ này phải kể tới những con rùa tại Văn miếu Quốc Tử Giám.

Thời hiện đại

Nghệ thuật điêu khắc phát triển mạnh mẽ

Ở thời kỳ này nghệ thuật điêu khắc Việt Nam đã phát triển lên một tầm cao mới với đa dạng các tác phẩm, đồng thời quy tụ được nhiều nét nghệ thuật trong một tác phẩm. Ví dụ như chỉ với một tác phẩm Phật thờ mà ngày nay nhờ công nghệ phát triển các nhà điêu khắc đã có thể tạo hình thành nhiều hình dạng phong phú như: Phật ngồi, Phật nằm, Phật nghìn tay nghìn mắt…

Các thể loại của điêu khắc

Hiện nay, điêu khắc phát triển với nhiều thể loại khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất là: Tượng tròn và phù điêu.

  • Tượng tròn: Đây là loại tượng bạn có thể đi vòng quanh để thưởng thức. Tượng tròn có thể là chân dung, tượng vườn, tượng trang trí, tượng toàn thân.
  • Phù điêu: Đây là một trong các loại điêu khắc khá phổ biến hiện nay nó còn được gọi là chạm nổi, đắp nổi trên một mặt phẳng. Với loại điêu khắc này mặt phẳng sẽ đóng vai trò như là phông nền của khối tạo hình trên nó.

Các phương pháp và chất liệu tạo hình của điêu khắc

Để tạo nên một tác phẩm điêu khắc người nghệ nhân có thể lựa chọn một trong nhiều phương pháp tạo hình cũng như chất liệu khác nhau. 

Phương pháp tạo hình điêu khắc

Có nhiều phương pháp tạo hình điêu khắc

Một tác phẩm điêu khắc có thể được tạo nên từ phương pháp tạo hình như: Nặn, tạc, đúc, gò.

  • Tạc: Đây là phương pháp tạo hình sử dụng trên chất liệu chính là gỗ, đá,… Với cách tạo hình này người nghệ nhân sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng như đục để tạo hình tác phẩm.
  • Đúc: Với phương pháp này người ta sẽ dùng những khuôn mẫu để tạo hình sản phẩm. Cách tạo hình này chất liệu được sử dụng sẽ ở dạng lỏng như: Xi măng, đồng, gang, nhựa, thạch cao… Sau đó đổ vào khuôn chờ đông đặc rồi tháo khuôn là sẽ thu được tác phẩm.
  • Gò: Đây là phương pháp tạo hình mới dùng nhiệt tác động trực tiếp lên vật liệu để tạo thành tác phẩm như mong muốn. Chất liệu phổ biến với phương pháp này là kim loại cán mỏng.
  • Nặn: Đây là phương pháp tạo hình phổ biến với chất liệu chính là đất sét. Lĩnh vực chính sử dụng loại tạo hình này sản xuất gốm sứ. Người nghệ nhân sẽ nặn hoặc đúc thành khuôn sau đó đem nung để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Các chất liệu chính của điêu khắc

Có nhiều chất liệu để tạo nên một tác phẩm điêu khắc 

Có rất nhiều chất liệu có thể tạo nên một tác phẩm điêu khắc như:

  • Đá: Đây là chất liệu phổ biến nhất để tạo nên các tác phẩm điêu khắc.
  • Đồng: Nguyên liệu này được sử dụng cho tác phẩm điêu khắc được tạo nên từ phương pháp tạo hình đúc.
  • Gỗ cũng là một chất liệu điêu khắc phổ biến. Thông thường những tác phẩm điêu khắc được tạo thành từ gỗ sẽ được dùng để trang trí trong nhà. Hiện nay, nghệ thuật điêu khắc gỗ đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
  • Đất sét: Chất liệu này được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực điêu khắc để tạo ra những tác phẩm gốm sứ tuyệt đẹp.
  • Thạch cao, xi măng, cát, composite… cũng là các chất liệu điêu khắc đang được ưa chuộng trong lĩnh vực điêu khắc.

Như vậy, với những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã hiểu được thế nào là điêu khắc cũng như những loại hình điêu khắc phổ biến, ý nghĩa của điêu khắc với con người. Vậy công việc cũng như tố chất cần có của một nhà điêu khắc là gì? Mời các bạn theo dõi phần nội dung tiếp theo của bài viết.

Những công việc chính và tố chất cần có của một nhà điêu khắc

Có thể nói người làm điêu khắc là những người làm nghệ thuật trên những tác phẩm của mình nhằm tạo ra những giá trị nghệ thuật, văn hóa, tinh thần cho người thưởng thức. 

Công việc của nhà điêu khắc

Công việc của một nhà điêu khắc

Công việc chính của một người làm nghề điêu khắc đó là đắp, nặn, chạm trổ sao cho hoàn thiện tác phẩm. Bên cạnh đó, họ cũng cần phải có sự sáng tạo, sự cảm thụ nghệ thuật để có thể thổi hồn vào những tác phẩm điêu khắc của mình. Cụ thể công việc của một nhà điêu khắc như sau:

  • Lựa chọn vật liệu: Điều đầu tiên của người làm điêu khắc khi bắt tay làm việc đó là phải tính toán, cân nhắc xem với chất liệu này mình sẽ tạo tác phẩm như thế nào. Việc xác định vật liệu điêu khắc vô cùng quan trọng bởi nó sẽ quyết định tới chất lượng, tính thẩm mỹ cũng như độ bền của sản phẩm.
  • Kỹ thuật điêu khắc: Khi đã chọn được loại vật liệu và xác định được tác phẩm mình định làm thì người điêu khắc cần phải nắm được kỹ thuật điêu khắc nào nên sử dụng. Nó có thể là bằng máy, bằng tay hay kết hợp cả hai cũng như những công cụ cần phải sử dụng trong quá trình sáng tạo tác phẩm.
  • Tiến hành điêu khắc: Dựa theo định hình ban đầu người làm điêu khắc sẽ tiến hành thực hiện các kỹ thuật điêu khắc cần có để tạo nên một tác phẩm ưng ý.
  • Trang trí tác phẩm: Lúc này người điêu khắc cần trang trí tác phẩm của mình sao cho thể hiện hết được thông điệp, giá trị của nó.

Nói tóm lại nhà điêu khắc là người biến những cục đá, khúc gỗ thô xơ, sần sùi, xấu xí… thành những vật trang trí có hồn mang giá trị nghệ thuật. Vậy để trở thành một nhà điêu khắc tài hoa họ sẽ phải có những tố chất gì?

Những tố chất cần có của một nhà điêu khắc tài hoa

Để có thể trở thành một nhà điêu khắc giỏi bên cạnh việc đáp ứng được những kỹ thuật cơ bản người làm nghề này cần phải có những tố chất như:

  • Năng lực tư duy nghệ thuật.
  • Sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong công việc.
  • Tư duy tính toán, tưởng tượng phong phú.
  • Chăm chỉ, chịu khó thường xuyên rèn luyện nâng cao tay nghề.
  • Ham học hỏi, thường xuyên tham khảo, cập nhật những xu hướng điêu khắc mới trên thế giới để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
  • Ngoài những tố chất trên thì một nhà điêu khắc giỏi cần phải sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy móc hỗ trợ.

Kết luận

Có thể nói điêu khắc là một nghề khá thú vị và mang lại thu nhập tốt cho người tâm huyết và thực sự yêu nghề. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về nghề điêu khắc. Để tham khảo thêm nhiều ngành nghề hấp dẫn khác các bạn đừng quên ghé thăm trang website của chúng tôi.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *