Tiền Điện Tử

Origin Protocol (OGN) là gì? Tổng hợp kiến thức về OGN coin

Giao dịch ngang hàng peer to peer chính là xu hướng các nền tảng tài chính phi tập trung hướng đến. Khi đó, người mua và người bán có thể trực tiếp giao dịch với nhau, không bị giám sát bởi một bên trung gian nào cả. Origin Protocol đang đi theo hướng phát triển này, nhằm tạo ra một thị trường rộng lớn. Origin Protocol (OGN) ra đời giống như một bước đệm giúp Origin Protocol tạo dựng một cộng đồng người dùng riêng.

Origin Protocol là gì? 

Giao thức Origin Protocol hỗ trợ người tham gia thị trường chia sẻ các loại hàng hóa, dịch vụ của họ thông qua mô hình ngang ngang peer to peer. Có nghĩa bên mua và bên bán được kết nối trực tiếp với nhau, không cần phải thông qua bên trung gian. Giao dịch khi đó sẽ xử lý theo hướng tự động, nhanh chóng.

Origin Protocol đã thành công trong việc tạo ra một thị trường phi tập trung, phân quyền

Nền tảng Origin Protocol ra đời với sứ mệnh tạo dựng một thị trường riêng, tận dụng lợi thế trên chuỗi khối Ethereum, hệ thống tệp tin IPFS. Mọi khâu trung gian trong kết nối, thực thi giao dịch hầu như đã bị loại bỏ.

Origin Protocol đã thành công trong việc tạo ra một thị trường phi tập trung, phân quyền. Nơi đây, cả bên mua và bên bán đều có quyền kết nối, truy vấn danh sách có sẵn, quản trị hệ thống,.. Tài sản luôn được giao dịch một cách thuận lợi, nhanh chóng.

Bên cạnh đó, giao thức Origin Protocol còn giải quyết tốt nhiều thách thức những tồn tại bất cập thị trường trực tuyến hiện nay. Ví dụ như tình trạng phí giao dịch thiếu công bằng, tính minh bạch kém, vẫn mang tính tập trung hóa. Origin Protocol tạo ra một môi trường giao dịch phi tập trung, khuyến khích các bên cùng tham gia.

Vì sao Origin Protocol lại ra đời?

Người dùng hoạt động trên các nền tảng trực tuyến tập trung hiện tại vẫn phải lập tài khoản. Sau đó mới có thể thực hiện giao dịch mua bán, tương tác với nền tảng họ. Dữ liệu người dùng cung cấp thường quản lý bởi chính nơi họ thực hiện giao dịch. Thế nhưng cũng không ai có thể dám chắc dữ liệu cá nhân của bạn có bị chia sẻ với một hoặc nhiều bên nào khác hay không.

Origin Protocol ra đời nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn tại trên thị trường tài chính tập trung 

Khi có nhu cầu giao dịch trên nhiều nền tảng, người dùng sẽ phải lập nhiều tài khoản khác trên chính các nền tảng họ đã lựa chọn. Khi có nhiều tài khoản cùng lúc, việc quản lý chắc chắn không dễ như việc bạn chỉ sử dụng một tài. Chưa kể đến phí giao dịch có thể tăng ít nhất từ 10% đến 30%.

Trên hệ sinh thái Blockchain tương lai, mỗi người khi muốn giao dịch trên một nền tảng trực tuyến nào đó sẽ không còn phải thực hiện đăng ký tài khoản, xác minh danh tính. Người dùng chỉ cần sở hữu một ví lưu trữ tài sản của riêng họ và kết nối ví với những dApp (Marketplace).

Quá trình kết nối với nền tảng Marketplace diễn ra nhanh gọn. Bởi người dùng không cần phải trải qua bước tạo tài khoản, cung cấp thông tin cá nhân, xác minh danh tính. Như vậy, mọi người không còn phải canh cánh nỗi lo bị lộ danh tính hay một số thông tin nhạy cảm khác.

Giao thức Origin Protocol mang tính phi tập trung, cực kỳ công khai. Dữ liệu họ quản lý sẽ lưu trên Blockchain của Ethereum đồng thời được liên kết mạng lưới tệp tin IPFS. Bất kỳ một bên thứ 3 nào đều không có quyền xâm nhập, thay đổi thông tin trên mạng Ethereum và hệ thống tệp tin IPFI.

Nhờ vào việc loại bỏ sự tham gia kiểm soát của bên thứ ba, phí giao dịch người phải trả sẽ thấp hơn nhiều so với tại nền tảng giao dịch tập trung. Đặc biệt, tốc độ giao dịch trên Origin Protocol luôn diễn ra cực nhanh, vì người mua và người bán đã được tạo điều kiện làm việc trực tiếp với nhau.

Lộ trình phát triển của dự án Origin Protocol 

Mã thông báo OGN bắt đầu đồng loạt niêm yết trên nhiều sàn giao dịch tiền điện tử lớn trong năm 2020

Dự án Origin Protocol đã trải qua hơn 4 năm phát triển. Trong từng đó thời gian, giao thức này đã trải qua không ít lần thay đổi, cập nhật.

  • Tháng 5/2017: Dự án bắt đầu đặt nền móng cho bước xây dựng, phát triển đầu tiên.
  • Tháng 9/2017: Origin Protocol chính thức công bố sách trắng whitepaper.
  • Tháng 12/2017: Khởi chạy bản thử nghiệm testnet Alpha trên chuỗi khối Ethereum.
  • Tháng 10/2018: Origin Protocol tiến hành khởi chạy bản cập nhật mainnet Beta trên chuỗi khối Ethereum.
  • Tháng 4/2019: Giới thiệu chương trình Origin Reward đồng thời khởi động việc thanh toán bằng Stablecoin.
  • Tháng 2/2019: Origin Protocol (OGN) cho ra mắt thị trường trực tuyến Marketplace Creator 1.0, app trên di động.
  • Tháng 7/2019: Dự án tiếp tục giới thiệu website shoporigin.com và một số app trên di động, khởi động Meta Transaction.
  • Tháng 9/2019: Origin Protocol giới thiệu OGN Commission.
  • Trong quý I năm 2020: Nền tảng Origin Protocol lại cho ra mắt cập nhật mainnet 1.0, OGN cũng được thêm vào ví thanh toán của Samsung.
  • Trong quý II năm 2020: Mã thông báo OGN bắt đầu đồng loạt niêm yết trên nhiều sàn giao dịch tiền điện tử lớn.
  • Trong quý III năm 2020: Origin Protocol liên kết hợp tác với một số đối tác lớn như Brave, Google Cloud, giới thiệu chương trình đặt cược token OGN.
  • Trong năm 2021: Origin Protocol vẫn tiếp tục hoàn thiện nền tảng và mở rộng cộng đồng người dùng.

Tiện ích cơ bản trong nền tảng Origin Protocol (OGN) 

Mặc dù vẫn dựa vào nền tảng của Ethereum nhưng hệ sinh thái của Origin Protocol vẫn không ngừng mở rộng.

Origin Dollar OUSD chính thức được Origin Protocol giới thiệu vào tháng 9/2020

Hệ thống ứng dụng dApp Marketplace 

Hiện đã có trên 170 nhà phát triển tham gia đóng góp tài nguyên, cải thiện cho thư viện trung tâm. Thị trường Marketplace đang sở hữu một hệ sinh thái ứng dụng đa dạng. Không ít ứng dụng dApp của các bên thứ 3 đã lựa chọn khởi chạy trên Origin Protocol. 

Hệ thống ứng dụng dApp cho di động và Web

Origin Protocol đang có ý định triển khai mạng lưới thư viện dành riêng cho các nhà phát triển, với mục tiêu đơn giản hóa bước triển khai cho bên thứ 3. Thông qua khai thác abstraction, Origin Protocol hy vọng sẽ thu hút thêm nhiều nhà phát triển có thế mạnh trong mảng công nghệ web và di động nhưng chưa tiếp cận được với công nghệ Blockchain.

Trong đó, Javascript GraphQL chính thư viện đầu tiên đi vào hoạt động trên Origin Protocol chuyên ví phát triển web. Tương lai sắp tới sẽ có thêm nhiều thư viện được triển khai.

Origin Dollar (OUSD) 

OUSD là một loại Stablecoin ổn định giá gắn với giá trị của đồng USD. Loại Stablecoin này chính thức được Origin Protocol giới thiệu vào tháng 9/2020. Lợi tức DeFi có thể chuyển đổi sang đồng OUSD và tích lũy dần trong ví của người sử dụng. Số dư OUSD thường được cập nhật nhiều lần trong ngày, người dùng không cần đặt cọc hay khóa.

Không giống như OGN bị giới hạn nguồn cung, OUSD sẽ phát hành ra thị trường tùy thuộc theo nhu cầu thực tế. Stablecoin sẽ được quy đổi theo tỷ lệ 1 : 1 với đồng USD trong mọi trường hợp.

Đội ngũ sáng lập của Origin Protocol 

Matthew Liu và Josh Fraser giữ vai trò như 2 thành viên quan trọng nhất trong đội ngũ sáng lập nền tảng Origin Protocol.

Đội ngũ nhà sáng lập, phát triển của dự án Origin Protocol 

Matthew Liu – nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành 

Matthew Liu thuộc nhóm 25 nhân viên đầu tiên làm việc cho Youtube (sau này đã bị Google mua lại). Liu còn giữ vai trò sáng lập team kiếm tiền Youtuber đầu tiên. Sau này, nhóm kiếm tiền này đã trở thành một doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo được định giá đến cả tỷ USD.

Không dừng lại ở thành tựu trên, Matthew Liu còn tiếp tục giữ vai trò chủ tịch của Qwiki (Yahoo đã thâu tóm không lâu sau đó), phó chủ tịch Bonobos. Ông cùng với nhà đồng sáng lập Josh Fraser đã cùng tham gia lập nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo, tài chính cá nhân. Phần lớn trong số này hoạt động thành công, có tiềm năng phát triển rộng mở.

Năm 2014, Matthew Liu khi còn giữ trọng trên CEO của Unilot Labs đã triển khai bộ công cụ đo lường thời gian khi khách hàng đi xe dịch vụ. Tuy nhiên không lâu sau đó, hãng Uber ngay lập tức phản đối và đưa ra lệnh cấm với bộ công cụ này. Uber cho rằng bộ công cụ của Liu đã loại bỏ dữ liệu của họ.

Chính cú vùi dập của Uber đã tạo cho Matthew Liu động lực đấu tranh cho sự minh bạch về dữ liệu giá cả, đòi lại quyền công bằng cho chính khách. Từ đây, ông đã bắt đầu hình thành ý tưởng tạo ra một nền tảng giao dịch phân quyền, minh bạch.

Josh Fraser – giám đốc kỹ thuật 

Josh Fraser từng là thành viên đầu tiên tham gia khai thác Bitcoin từ năm 2010. Đồng thời, Fraser còn nằm trong top thành viên tích hợp nhất của cộng tiền điện tử Bitcoin. Sau này, ông còn tiếp tục tham gia vào nhiều dự án mã nguồn mở.

Cùng với Matthew Liu, Josh Fraser đã có công lớn trong việc tạo ra nền tảng giao thức Origin Protocol. Nơi mọi thành viên đều được kết nối với nhau, cùng tham gia và quản trị hệ thống.

Một số thành viên sáng lập khác 

Ngoài 2 nhà đồng sáng lập chủ chốt Matthew Liu và Josh Fraser, đội ngũ phát triển của Origin Protocol còn có sự tham gia của nhiều thành viên tài năng khác.

  • Yu Pan – Giám đốc R&D: Từng giữ vai trò đồng sáng lập của nền tảng thanh toán toàn cầu Paypal, Kiwi Crate, kỹ sư từng làm việc tại Google và Affirm.
  • Micah Alcorn – Giám đốc sản xuất: Giữ vai trò là nhà đồng sáng lập, giám đốc kỹ thuật của WellAttends.
  • Nick Poulden – Kỹ sư cấp cao: Ông là kỹ sư kỹ thuật cho một số nền tảng mạng nổi tiếng Palo Alto Networks, C3 Energy Network.
  • Tom Linton – Kỹ sư cấp cao: Nhà sáng lập của Dockyard và Serfdox.
  • Domen Grabec – Kỹ sư: Cựu giám đốc công nghệ của Chess Raiders.
  • Mike Shultz – Kỹ sư: Từng làm việc 5 cho nhóm phát triển của Ethereum, kỹ sư tại Lunyr.
  • Aure Gimon – Nhà thiết kế sản phẩm: Có kinh nghiệm làm việc cho nhiều doanh nghiệp nằm top 500 Fortune.

Việc sở hữu một đội ngũ nhà phát triển hùng hậu, giàu tham vọng và vô cùng tài năng được xem như lực đẩy mạnh giúp Origin Protocol tiến xa trong tương lai.

Điều gì khiến nền tảng Origin Protocol trở nên đặc biệt? 

Mục tiêu chính của Origin Protocol là tạo dựng một nền kinh tế chia sẻ, phân quyền, phi tập trung, loại bỏ hoàn toàn bên trung gian. Giao thức này hướng đến sự tự do cho tất cả các bên tham gia.

Phí giao dịch trên Origin Protocol cực kỳ thấp bởi hầu như đã loại bỏ bên trung gian 

Phí giao dịch thấp

Giao dịch Origin Protocol đã loại bỏ sự can thiệp của bên trung gian. Do đó, phí giao dịch sẽ cực thấp hoặc hầu như không có. Ngoài ra, giao thức cũng cho phép truy vấn giá, phí giao dịch minh bạch, không thiên vị bất kỳ người dùng hay loại hàng hóa dịch vụ nào.

Cơ chế khuyến khích linh hoạt

Như đã đề cập Origin Protocol là một nền tảng hoạt động trên mã nguồn mở. Có nghĩa người dùng có quyền tham gia đóng góp, cải tiến chất lượng hệ thống. Các thành phần tham gia như nhà cung cấp thanh khoản có cơ hội nhận thưởng mã thông báo OGN. 

Khi nắm giữ mã thông báo của nền tảng, người dùng sẽ được hưởng quyền lợi, chính sách ưu đãi. Ví dụ như phí giao dịch thấp, tham gia quản trị mạng.

Tạo cơ hội tiếp cận tốt cho mọi đối tượng 

Hầu hết doanh nghiệp truyền thống đều yêu cầu người dùng phải có tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng khi thanh toán phí dịch vụ, sản phẩm. Tuy nhiên với Origin Protocol sẵn sàng cho phép nhóm đối tượng khách hàng không có tài khoản ngân hàng vẫn có quyền tham gia.

Origin Protocol (OGN) là gì? 

Origin Protocol (OGN) là mã thông báo của nền tảng giao thức Origin Protocol. Mã thông báo này khởi chạy trên chuỗi khối Ethereum, tuân thủ quy chuẩn ERC20. Nguồn cung tối đa của OGN là 1 tỷ token.

Origin Protocol (OGN) là mã thông báo của nền tảng giao thức Origin Protocol

Mã thông báo OGN chính thức ra mắt người dùng từ tháng 9/2019. Tuy nhiên phải đến tháng 1/2020 khi Origin Protocol cho ra mắt bản cập nhật mainet, đồng OGN mới thực sự được chú ý. 

Ứng dụng mã thông báo OGN 

Origin Protocol (OGN) giữ vai trò trọng tâm trong nền tảng giao thức Origin Protocol. Mã thông báo lại gọi tiểu sử dụng để đặt cược, quản trị, thưởng hoa hồng.

Tham gia đặt cược mã thông báo Origin Protocol (OGN) để kiếm lời 

Đặt cược 

Chủ sở hữu mã thông báo OGN có thể kiếm lời từ chính nó mà không cần phải mang ra giao dịch. Theo đó, Origin Protocol sẽ hỗ trợ người dùng đặt cược mã thông báo OGN vào các hợp đồng thông minh, nhận cổ phần và kiếm lời.

Tham gia quản trị

Giống như nhiều nền tảng khác, Origin Protocol cho phép người nắm mã thông báo OGN tham gia khởi tạo và bỏ phiếu cho các đề xuất thay đổi. Cơ chế này tạo ra tính phân quyền bình đẳng cho mọi thành viên tham gia.

Thưởng hoa hồng 

Phía cá nhân nhà phát triển ứng dụng và điều hành thị trường sẽ kiếm được mã thông báo OGN thông qua việc hỗ trợ người bán hoàn thành đơn hàng của họ. Mức thưởng hoa hồng hoàn toàn tương xứng với đóng góp của họ.

Cách mua bán Origin Protocol (OGN) 

Trong năm 2020 vừa qua, OGN đã đồng loạt được niêm yết trên rất nhiều sàn giao dịch lớn. Vì chưa nằm trong nhóm tiền điện tử chủ chốt nên OGN vẫn chưa thể mua bán trực tiếp bằng tiền pháp định. Thay vào đó, phần lớn sàn giao dịch thường chỉ hỗ trợ khách hàng mua OGN thông qua đồng BTC, ETH, USDT.

Trong năm 2020 vừa qua, OGN đã đồng loạt được niêm yết trên rất nhiều sàn giao dịch lớn

Vì vậy, nếu muốn mua OGN, bạn cần phải mua 3 loại coin trên và chuyển vào ví. Sau đó mới đặt lệnh mua OGN. Sàn Binance hiện đã niêm yết OGN. Sàn giao dịch này sở hữu khối lượng mua bán lớn, tính thanh khoản cao.

Khi mua thành công OGN, bạn có thể lựa chọn giao dịch ngay hoặc lưu trữ chờ giá lên cao hơn nữa. OGN được thiết kế theo chuẩn token ERC20. Vì thế nó thích thích hợp để lưu trữ trên ví Ethereum. Chẳng hạn như ví Myetherwallet, MetaMask,..

Có nên đầu tư vào OGN hay không?

Thời điểm hiện tại rất khó để đưa ra lời khuyên có nên đầu tư vào một loại tiền điện tử nào đó hay không. Thị trường Cryptocurrency chưa bao giờ dễ đoán trước biến động nhanh và mạnh. Nếu muốn đầu tư vào OGN, bạn nên xem xét đánh giá khả năng phát triển trong dài hạn của giao thức Origin Protocol.

Origin Protocol (OGN) vẫn cần thêm thời gian để chứng minh giá trị 

Origin Protocol được đứng sau bởi đội ngũ phát triển tài năng. Họ từng có kinh nghiệm dẫn dắt và làm việc cho nhiều tập đoàn công nghiệp lớn. Tham vọng của họ không chỉ đơn thuần là tạo dựng một giao dịch dựa vào Ethereum. Trong tương lai, Origin Protocol có thể phát triển bản mainnet cập nhật chuỗi khối riêng.

Ngoài OGN, Origin Protocol cũng đã phát hành Stablecoin OUSD trong năm 2020. Hai loại tài năng kỹ thuật số này đang góp phần đa dạng hóa hệ sinh thái của Origin Protocol.

Cập nhật tỷ giá Origin Protocol (OGN) mới nhất 

Theo thống kê trên CoinMarketCap, Origin Protocol (OGN) hiện xếp thứ 133 về giá trị vốn hóa thị trường. Mã thông báo này hiện có giá trên 0.8 USD. Trong đây năm 2021, OGN từng có thời điểm vượt mức giá 3 USD nhưng ngay sau đó lại giảm theo xu hướng chung của thị trường.

Cập nhật giá Origin Protocol (OGN) ngày 19/6/2021

Vốn hóa thị trường hiện tại của OGN mới chỉ trên 800 triệu USD, giá trị giao dịch trong 24 giờ gần nhất xấp xỉ 59 triệu USD. Lựa chọn Origin Protocol (OGN) lưu hành trên thị trường hiện giờ đã đạt 313.621.402,54 OGN, chiếm trên 30% tổng nguồn cung.

Tổng kết 

Trên đây, Dũng đã tổng hợp một vài thông tin cơ bản nhất về Origin Protocol (OGN). Mã thông báo này hiện thời chưa lọt top 100 về giá trị vốn hóa. Tuy nhiên tiềm năng tăng giá trong tương lai vẫn khá rộng mở. Mong rằng với chút kiến thức chia sẻ này đã giúp bạn hiểu hơn về một loại tiền điện tử OGN tương đối mới mẻ!

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *